Trị bỏng bằng nha đam
Ngoài những công dụng trị mụn và trẻ hoá làn da rất hiệu quả thì gel nha đam còn được sử dụng để chữa bỏng an toàn. Từ nhiều nghiên cứu vào những năm 1930 ở Mỹ và Nga, đã chứng minh rằng, gel lô hội có khả năng làm lành các vết bỏng rất nhanh chóng. Nha đam có tính kháng khuẩn và làm mát da tại chỗ. Cùng với đó nha đam còn cung cấp độ ẩm và nước, làm dịu phần da bị bỏng và phục hồi, tái tạo da chỗ bỏng an toàn, ngăn chặn hoại tử cho da. Nha đam giúp chữa trị cả những vết sẹo do bỏng để lại nhanh chóng nhờ khả năng tái tạo da non nhanh chóng. Vì vậy, sử dụng nha đam để chữa bỏng là một biện pháp rất an toàn để chữa trị những vết bỏng nhẹ, làm mát và tiêu diệt vi khuẩn trên vết bỏng.
Nguyên liệu để làm nha đam bôi chữa bỏng
- Nha đam tươi: 1 nhánh
- Vải sạch: 1 miếng
Cách làm nha đam trị bỏng
- Nha đam tươi rửa sạch bẹ, cắt bỏ phần gai 2 bên và lớp vỏ xanh bên ngoài sạch sẽ.
- Tiếp đó ngâm lớp gel trắng thu được trong nước muối loãng pha ít giọt chanh để làm sạch nhớt của nha đam.
- Nha đam sau khi làm sạch nhớt thì xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Lấy phần nha đam đã xay nhuyễn bảo quản vào lọ kín cất trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng mỗi khi bị bỏng.
Cách bôi nha đam khi bị bỏng
- Lấy vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết bỏng rồi xả nước sạch trong vòng 15 phút để làm dịu vết bỏng và không để vi khuẩn tấn công vết bỏng.
- Sau đó, lấy gel nha đam ra thìa nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng da bỏng và để khô tự nhiên, sau 20 phút thì rửa sạch với nước lạnh.
Nên đắp nha đam lên vết bỏng bao nhiêu lần/ngày
- Bạn nên thực hiện đắp nha đam lên vết bỏng 2 tiếng 1 lần, mỗi lần đắp 20 phút rồi rửa sạch. Đắp gel nha đam nhằm làm mát phần da bỏng và tránh vi khuẩn tấn công, đắp nha đam liên tục vết bỏng sẽ dịu lại và khô dần đi.
- Nên đắp nha đam đến khi vết bỏng lành lại và thay da non.
Đối tượng bôi nha đam trị bỏng
- Nha đam chỉ nên áp dụng cho những vết bỏng nhẹ, như bỏng dầu mỡ, ống bô, bỏng nước sôi ở mức độ nhẹ và phạm vi nhỏ.
- Đối với những vết bỏng lớn cũng có thể sử dụng nha đam nhưng sau khi áp dụng nha đam để làm mát ngay khi bị bỏng thì bạn nên đi đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị cùng lúc bằng thuốc khác.
Những lưu ý khi bôi nha đam lên vết bỏng
- Nha đam cần được sơ chế sạch sẽ để tránh vi khuẩn tấn công vào vết bỏng làm bỏng nặng thêm.
- Nên rửa sạch tay khi bôi gel lên miệng vết thương.
- Không điều trị bỏng nặng bằng nha đam, nha đam chỉ có thể chữa lành những vết bỏng nhẹ và diện tích vết thương nhỏ.
- Trước khi sử dụng nha đam không nên áp dụng bôi kem đánh răng hay bất cứ một phương pháp chữa bỏng truyền miệng nào vì có thể gây nặng thêm và loét vết thương
- Không ngâm vết bỏng trong nước đá lạnh vì sẽ gây nhiều hậu quả như co giật hoặc co cơ…
- Nếu sau khi bôi nha đam lên vết bỏng mà có hiện tượng không khả quan, vết bỏng bị viêm loét nặng hơn thì nên nhanh chóng để cơ sở y tế để được hướng dẫn của bác sĩ.