Top 20 Trò chơi tự do ngoài trời cho trẻ mầm non hay nhất
Như chúng ta cũng đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Đặc biệt, các trẻ ở lứa tuổi mầm ... xem thêm...non lại cần điều này hơn ai hết. Những trò chơi vận động không chỉ giúp các bé phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả. Sau đây, Toplist xin giới thiệu tới các bạn những trò chơi tự do ngoài trời cho trẻ mầm non hay nhất.
-
Trò chơi Cáo và Thỏ
Chuẩn bị: Khoảng sân hoặc lớp trống.
Luật chơi: Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
"Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất."
Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.
Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện luôn thay đổi (có khi mới đọc được nửa bài hoặc mấy câu) để trẻ tập phản xạ nhanh.
-
Trò chơi mèo đuổi chuột
Luật chơi: Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.
-
Trò chơi bịt mắt bắt dê
Cách 1:
- Đặc điểm trò chơi: Rèn luyện thính giác, óc phán đoán. Cần một sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi
- Đối tượng chơi: Nhi đồng, thiếu nhi
- Cách chơi: Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác
Cách 2:
- Sau khi chơi trò “ Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh. Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt mắt. Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình.
-
Trò chơi kéo co
Chuẩn bị:
- Một sợi dây thừng dài 6m
- Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội
Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Chú ý: có thể không dùng dây thừng mà cho hai trẻ đứng đầu cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn.
-
Trò chơi rồng rắn lên mây
Cách chơi:
1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ. Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:
‘Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”
- Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” trẻ d ừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ di tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.
- Ông chủ: Cho xin khúc đầu?Cả nhóm: Những x ương cùng xẩuÔng chủ: Cho xin khúc giữa?Cả nhóm: Chả có gì ngonÔng chủ: Cho xin khúc đuôi?Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
- Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
Yêu cầu: Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
-
Trò chơi dung dăng dung dẻ
Cách chơi:
Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
"Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây."
Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.
-
Trò chơi lộn cầu vồng
Mục đích: Giúp trẻ luyện sự khéo léo khi thực hiện động tác xoay người, học được những câu đồng dao của dân tộc.
Cách chơi: Hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao:
"Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng"
Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ.
-
Trò chơi ai nhanh hơn
Chuẩn bị:
- Lô tô về các loại rau, quả, củ.
- 3-5 vòng thể dục cỡ 50cm-70cm (nếu có).
Tiến hành:
Cô đặt 3 hoặc 5 vòng tròn ở nhiều vị trí trong lớp, mỗi vòng có kí hiệu về các loại rau, quả, củ khác nhau. Cho 3-5 trẻ lên chơi với giỏ lô tô các loại rau, quả, củ, cây lấy gỗ (mỗi giỏ không quá 2 thứ rau, quả, củ và cây lấy gỗ). Cô quy định: "Các cháu hãy mang về nhà loại rau ăn lá". Cháu nào có lô tô các loại rau ăn lá sẽ chạy nhanh về nhà có biểu tượng về rau.
Cũng tương tự như vậy với các loại rau khác. Khi trẻ đã chơi thành thạo, có thể nói: "Các cháu hãy mang về nhà 3 loại rau ăn lá, 5 loại rau ăn củ, 3 loại ăn quả...". Thi xem bạn nào nói đúng và chạy về nhà nhanh nhất. Cho trẻ đếm số lượng đúng với quy định của cô. Bạn nào chậm chân sẽ phải nhảy lò cò hoặc chơi lại lần sau.
-
Trò chơi chạy tiếp cờ
Chuẩn bị: 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
Cách chơi:
Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
-
Trò chơi chuyền bóng
Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng. Cho trẻ đứng thành vòng tròn.(nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn). Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh,lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
"Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào."
Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
-
Trò chơi ném bóng vào chậu.
Luật chơi: Ném bóng vào chậu, nếu nhiều quả không bị nảy ra ngoài là thắng cuộc.
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 2 cái chậu, 6 quả bóng,vẽ 1 vạch chuẩn cách xa cái chậu. Đặt 2 cái chậu thành hang ngang cách vạch chuẩn 1,5 – 2m, cái nọ cách cái kia 1m. Chia trẻ thành 2 nhóm xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn, lần lượt cho trẻ đứng vào vạch chuẩn, mỗi trẻ ném 3 lần theo hiệu lệnh của người hướng dẫn. Giáo viên hướng dẫn gợi ý cho trẻ tìm cách ném để bóng không nảy ra khỏi chậu. Ném bóng xong, trẻ lên nhặt bóng về để ở vạch chuẩn cho bạn tiếp theo, rồi đứng xuống ở cuối hang. Trẻ thay nhau chơi cho đến hết lượt
-
Trò chơi trời nắng, trời mưa
Luật chơi:
- Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa. Trẻ nào không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.Cách chơi: Cô giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng kia từ 30 - 40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 - 4 vòng.
- Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: “Trời mưa” thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (có nghĩa là chạy vào vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi.
- Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh “trời nắng” thì các trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa.
-
Trò chơi vượt chướng ngại vật
Chuẩn bị:
- Hầm chui hoặc thùng carton.
- Phấn vạch.
- Dây đeo vòng: vòng bằng nhựa hay bìa cứng.
- Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt hoặc cũng có thể là hình khác.
- Cô giáo chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa là 5 trẻ).
- Cô cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
- Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không phải chờ hiệu lệnh của cô giáo.
- Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian là 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
-
Trò chơi tàu hỏa
Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.
Cách chơi:
- Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch.
- Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song (hoặc có thể đi theo hàng gạch lót nền).
- Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: “xình, xịch”.
- Khi cô giáo nói: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: “tu tu”
- Khi cô giáo nói: “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: “tu tu”.
- Để trò chơi được vui hơn, cô giáo nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh.
- Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng cô đừng ra hiệu lệnh ngay “tàu xuống dốc”.
- Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Vậy nên, nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của giáo viên.
- Trẻ chơi thành thạo cô mời một bé nào đó làm người quản trò.
-
Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
Chuẩn bị: Có sân chơi rộng và bằng phẳng, đồng thời có ba tín hiệu của đèn giao thông là đèn đỏ, xanh và vàng.
Luật chơi: Trẻ cần mô phỏng đúng động tác của phương tiện giao thông, chạy và đừng theo đúng tín hiệu giao thông. Nếu ai sai thì phải chạy ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Cô giáo nói "Ô tô xuất phát" thì trẻ làm động tác là lái xe ô tô và miệng kêu "Bim bim"
- Cô giơ tín hiệu đèn đỏ thì trẻ sẽ dừng lại.
- Cô chuyển sang tín hiệu đèn xanh thì trẻ tiếp tục đi.- Cô nói " Máy bay cất cánh" thì trẻ dang 2 tay và nghiêng người để làm chiếc máy bay và miệng kêu " ù ù ...".
- Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay.
- Cô giơ đèn vàng, trẻ bay từ từ.
- Cô nói "Máy bay hạ cánh" và đưa tín hiệu đèn đỏ thì trẻ phải dừng lại.
- Cô nói "Thuyền ra khơi" thì trẻ ngồi xuống, hai tay làm động tác là chèo thuyền.
- Cô nói "Thuyền về bến" và giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại rồi đứng dậy
- Cô giơ tín hiệu đèn xanh, trẻ sẽ tiếp tục chèo thuyền
- Cộ thay đổi tín hiệu liên tục để trẻ quan sát và thực hiện cho đúng.
- Khi trẻ nắm được luật và cách chơi, để cho trẻ tự điều khiển trò chơi.
-
Trò chơi ô tô và chim sẻ
Luật chơi: Nếu như nghe thấy tiềng còi, trẻ cần tránh sang hai bên kia của đường.
Cách chơi:
- Giáo viên cần chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng nhỏ với đường kính là 20cm.
- Cô giáo hướng dẫn quy định chỗ chơi giữa sân chơi và vẽ hai vạch đường giới hạn làm đường của ô tô, còn hai bên chính là vỉa hè.
- Cô cầm vòng tròn xoay xoay để làm động tác lái xe, còn trẻ làm con chim sẻ
- Con chim sẻ đi kiếm ăn ở trên đường, vừa nhảy vừa ngồi xuống giả vờ mổ thóc
- Cô giả tiếng ô tô kêu "Bim bim"
- Chim sẻ cần nhanh chân chạy đi nhanh lên vòm cây ở bên đường (ra ngoài lằn kẻ đường ô tô chạy)
- Khi nào ô tô đi qua, chim sẻ sẽ xà xuống đường để ăn.
- Khi trẻ đã quen với trò chơi thì cô giáo chọn hai em để làm ô tô.
Để trẻ không bị cuống khi lần đầu chơi trò này thì bạn cần hướng dẫn cẩn thận và làm thật chậm để bé có thể bắt kịp.
-
Trò chơi thuyền vào bến
Luật chơi: Nhìn bến có màu giống với màu của thuyền. Khi có hiệu lệnh, thuyền vào đúng bến.
Chuẩn bị:
Để trẻ nhìn và quen với màu sắc thì giáo viên cần chuẩn bị:
- Gấp cho trẻ chiếc thuyền với những màu sắc khác nhau.
- Tạo chấm tròn hoặc lá cờ có màu sắc giống với những chiếc thuyền đã làm và quy định chấm tròn hoặc lá cờ đó là bến.
- Trò chơi tổ chức ở ngoài trời hay trong phòng rộng đều được.
Mỗi bé cầm 1 chiếc thuyền để đi ra khơi đánh cá (dạo chơi ở trong sân). Các bé làm động tác chèo thuyền, vượt sóng. Khi có hiệu lệnh " Trời sắp có bão" thì bé nhanh chóng đi vào bến của mình. Thuyền nào có màu nào thì vào bến màu đó. Ai tìm khác bến là thua cuộc.
Lưu ý: Để cho trò chơi thêm phần thú vị, trẻ nhận biết được nhiều màu sắc thì bạn có thể để cho bé chơi nhiều lần và cho bé đổi thuyền với nhau. -
Trò chơi bộ đội hành quân
Chuẩn bị:
- Chơi ở ngoài sân trường
- Cầu tụt có sẵn
- Chuẩn bị 3 - 5 vòng chui cao khoảng 50cm hoặc sử dụng thùng phi với đường kính 50cm để làm hầm.
Cách chơi:
- Chia nhóm và mỗi nhóm gồm có 3 - 5 trẻ.
- Cho trẻ xếp hành một dàng dọc đứng sau vạch xuất phát.
- Chia nhóm và mỗi nhóm gồm có 3 - 5 trẻ
- Xếp cuối hàng để chờ tới lượt.
Yêu cầu:
- Khi trẻ đầu tiên bò hết đường hầm, trẻ thứ 2 bắt đầu bò. Khi trẻ đầu tiên leo đồi, trẻ số 3 bắt đầu bò vào trong đường hầm.
Do cầu tụt đặt cách nhau, ở khắp sân thì cô cho trẻ chạy tới bất cứ cầu tụt nào, nếu cầu tụt ở phía sau chiến hào, bạn cho trẻ nhảy qua chiến hào rồi chạy tới cầu tụt.
Sân trường có nhiều cầu tụt thì cho từng đó trẻ chạy cùng 1 lúc. Tốt nhất là cô làm số hầm và số cầu tụt bằng nhau.
-
Trò chơi về đúng nhà mình
Chuẩn bị: Trên sân vẽ 2 khu vực tượng trưng cho 2 ngôi nhà.
Cách chơi:
- Chơi cả lớp hoặc chơi theo nhóm.
- Cô cho trẻ biết ở trên sân có hai ngôi nhà và mỗi ngôi nhà dành cho những ai có chung dấu hiệu nào đó như một ngôi nhà cho ai mặc áo ngắn tay, một ngôi nhà cho ai mặc áo dài tay. Khi bạn nói "Tròi mưa: cùng với hiệu lệnh lắc xắc xô thì trẻ nhanh chóng chạy về đúng ngôi nhà của mình. Nếu ai nhầm nhà sẽ thua cuộc.
Trò chơi có thể phân chia theo những dấu hiệu khác nhau như:
- Ngôi nhà cho bạn trai, ngôi nhà cho bạn gái
- Ngôi nhà cho bạn mặc áo hoa, ngôi nhà cho bạn không mặc áo hoa
- Ngôi nhà cho bạn đi dép, ngôi nhà cho bạn đi giày
-
Trò chơi khiêu vũ cùng bóng
Cách chơi:
- Ghép hai trẻ thành một cặp, lấy bụng để giữ lấy bóng, tay cầm vào tay nhau như đang khiêu vũ, không được dùng tay để giữ bóng.
- Bạn ghép nhạc bài có nhạc chậm, bình thường, chậm, nhanh... yêu cầu trẻ nghe nhạc, kiêu vũ theo nhịp và yêu cầu không để bóng rơi.
- Cặp nào làm bóng rơi sẽ bị loại.
Trò chơi này sẽ luyện được khả năng nghe nhạc, phát triển khả năng vận động cũng như rèn luyện cho bé khả năng kết hợp với bạn khác để có thể hoàn thành được nhiệm vụ.