Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Khi ánh sáng đi vào khí quyển của Trái Đất, những bước sóng ngắn đều sẽ bị các phân tử khí hấp thụ và tán xạ. Ánh sáng phát ra từ mặt trời gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một bước sóng khác nhau. Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó sẽ được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau. Ánh sáng màu xanh lam có bước sóng tương đối ngắn, nên các phân tử trong không khí phân tán nó đi xung quanh, làm nhuộm cả bầu trời thành màu xanh dương. Do đó, khi bạn ngước nhìn lên phía trên đầu mình thì bầu trời sẽ luôn có màu xanh.


Các bạn sẽ thắc mắc, màu tím có bước sóng còn ngắn hơn màu xanh, tại sao bầu trời không phải là màu tím? Nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím, các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Giống như khi trộn màu đỏ và xanh lá thì ta có màu vàng, vấn đề này cũng vậy, cuối cùng tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh.

Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nên bị tán xạ
Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nên bị tán xạ
Tại sao bầu trời có màu xanh mà không phải màu tím?

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy