Top 13 Câu hỏi thú vị không phải ai cũng biết câu trả lời
Kiến thức thì luôn bao la và vô tận, khoa học đương nhiên cũng không phải là một mảng dễ nắm bắt. Tuy nhiên, có những kiến thức khoa học đặc biệt cơ bản nhưng ... xem thêm...không phải ai cũng biết. Có những điều là sự thật hiển nhiên nhưng sự lí giải đằng sau đó lại là cả một quá trình nghiên cứu không dễ dàng. Sau đây là 10 câu hỏi được đánh giá là ai cũng phải biết câu trả lời, chúng ta hãy cùng thử xem mình có đáp án đúng không nhé?
-
Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?
Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nghiến răng khi ngủ là một hội chứng bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nghiến răng khi ngủ là một hội chứng bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Nếu bạn bị chứng nghiến răng, bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ. Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung.
-
Tại sao khi chóng mặt lại có cảm giác mọi thứ xoay tròn?
Thí dụ như con đang ở trên máy bay trong cơn bão, máy bay bị nhồi lên nhồi xuống trong khi mắt con nhìn quang cảnh trong máy bay nhưng không nhận ra có sự di chuyển nào, gây cảm giác chóng mặt. Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của năm hệ thống.
Chóng mặt là sự rối loạn việc giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Cơ thể chúng ta được giữ thăng bằng nhờ các hệ thống: tại trong ghi nhận chuyển động lên xuống, qua lại của đầu; mắt phát hiện các chuyển động của cơ thể trong không gian; áp với mặt đất; các cơ, khớp xương ghi nhận chuyển động các chi và thân mình.
Hệ thần kinh trung ương phối hợp tất cả các thông tin trên và cho chúng ta cảm giác về vị trí của mình trong không gian. Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của năm hệ thống trên.
-
Tại sao ngủ lại mơ?
Ngủ mơ là hiện tượng tâm trí con người trải qua những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng và nhiều dạng cảm xúc mãnh liệt trong khi ngủ. Hiện tượng mơ được ghi nhận xảy ra không chỉ ở người mà hầu hết các loài chim và động vật có vú. Giấc mơ được chia thành 2 dạng: giấc mơ bình thường và giấc mơ sáng suốt
Chúng ta không chỉ đơn giản là đặt lưng xuống và ngủ một mạch đến sáng, thay vào đó, cơ thể trải qua nhiều thay đổi phức tạp khi ngủ. Chu kỳ giấc bao gồm 4 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh). Thời lượng cho một chu kỳ giấc ngủ là 90 phút. Trong một đêm dài từ 7-8 tiếng, trung bình một người sẽ trải qua 4-6 chu kỳ giấc ngủ.
Cho đến ngày nay, phạm trù ngủ mơ vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích và là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều sự chú ý của giới khoa học. Có thể nói rằng mỗi người sẽ có một bộ não khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, các mối quan hệ, cách sinh hoạt và thời gian ngủ khác nhau. Tất cả sự khác biệt này sẽ tạo ra các giấc mơ khác nhau bao gồm cả giấc mơ tâm linh, giấc mộng nhằm truyền tải những suy nghĩ sâu thẳm trong tâm trí hoặc đơn giản chẳng có ý nghĩa gì.
-
Vì sao tai cụp xuống khi máy bay cất, hạ cánh?
Rất đơn giản vì máy bay trong lúc cất hoặc hạ cách đều cần ngẩng phần đầu cao hơn phần đuôi. Ví dụ trong lúc cất cánh thì phần đầu phải bay lên cao trước ngược lại lúc hạ cánh thì cần 2 càng sau của máy bay chạm đường băng trước để cân bằng trọng lượng máy bay. Phần tai như bạn nói cụp xuống để luồng gió bay xuống đất đồng thời nâng máy bay lên để máy bay bay phất lên cao hoặc nâng để máy bay tiếp đất 1 cách an toàn, nhẹ nhàn. Nguyên lý đơn giản ở đây là cần lực đẩy để nâng máy bay lên.
Ù tai khi đi máy bay xảy ra khi áp suất ở tai giữa và áp suất môi trường không cân bằng nhau, khiến màng nhĩ rung động không bình thường. Trong tai có một bộ phận là vòi eustache (có kết nối với tai giữa) có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất. Nhưng khi máy bay cất và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi quá nhanh, vòi eustache thường không phản ứng kịp, gây nên các triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Hành động nuốt hoặc ngáp khiến vòi eustache mở rộng ra, cho phép không khí đi vào tai giữa nhiều hơn, cân bằng lại áp suất.
-
Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?
Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai. Nếu nguồn âm ở bên phải người nghe, sóng âm đến tai phải nhanh hơn đến tai trái một khoảnh khắc. Dùng đồng hồ đo chính xác sẽ thấy, cho dù chênh lệch thời gian chỉ là 30% giây, người ta vẫn nhận ra được hướng tiếng động.
Một thí nghiệm tâm lý học cho thấy, nếu chỉ có một tai nhận được kích thích của hai nhóm sóng âm nối tiếp nhau, từ hai phía có cường độ như nhau, khoảng cách bằng nhau, nhưng khác hướng, thì hiệu ứng sóng âm của hai nhóm đó với tai là như nhau. Như vậy, người ta không thể nào phân biệt được hướng của nguồn âm. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác.
Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai. Nếu nguồn âm ở bên phải người nghe, sóng âm đến tai phải nhanh hơn đến tai trái một khoảnh khắc. Dùng đồng hồ đo chính xác sẽ thấy, cho dù chênh lệch thời gian chỉ là 30% giây, người ta vẫn nhận ra được hướng tiếng động. Căn cứ thứ hai là chênh lệch về cường độ âm thanh. Nguồn âm có thể đập vào tai ở gần mạnh hơn tai kia một chút. Cường độ dù nhỏ cũng đủ để chúng ta xác định được chính xác vị trí của tiếng động ở bên trái hay bên phải.
-
Vì sao lại có cầu vồng?
Khi khoa học chưa phát triển, người ta tin rằng, cầu vồng xuất hiện mang theo những điều kì diệu, bí ẩn. Đối với những người theo đạo Thiên Chúa, họ tin rằng sau trận Đại Hồng Thủy, Chúa đã đặt cầu vồng trên bầu trời và nói với ông Noah rằng "Đây là dấu hiệu của một giao ước mới giữa Thiên Chúa và Trái Đất". Còn đối với người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng cầu vồng chính là nữ thần Iris.
Trên thực tế, về cơ bản, cầu vồng là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do đó, ở đây, các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính, làm khúc xạ tia sáng mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc tương đối nhỏ, gọi là góc lệch của cầu vồng.
-
Mây được hình thành như thế nào?
Những hạt nước li ti hay những hạt băng li ti tạo thành mây trên bầu trời. Bởi khi ánh sáng mặt trời chiếu lên ao, hồ, sông, biển khiến nước ở những nơi này bị bốc hơi và bay lên cao. Sau đó lại ngưng tụ và kết tinh thành những giọt nước hoặc những hạt băng nhỏ li ti và trôi bồng bềnh trên không trung. Chúng chính là những đám mây ngộ nghĩnh mà con thường nhìn thấy đó.
Mây trên trời có khi cao khi thấp, đám mây nào cao thì khoảng hơn 10km, đám mây nào thấp thì khoảng vài chục mét. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên mây, nguyên nhân chính là do không khí ẩm ướt bốc lên. Thể tích của những giọt nước này rất nhỏ, chúng là thành phần tạo nên những đám mây, bán kính bình quân của nó chỉ có vài micromet, nhưng mật độ lại rất lớn, tốc độ giảm đi trong không khí cực nhỏ, có thể bị lưu giữ lại trong không trung, vì thế nó có thể trôi nổi trong không trung và trở thành mây.
-
Vì sao lại có sương mù?
Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta. Sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.
Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.Sương mù là một hiện tượng khí tượng mà chúng ta thường thấy và cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên sương mù không phải lúc nào cũng có thường xuyên. Về cơ bản sương mù muốn hình thành được phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
- Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao.
- Nhiệt độ không khí tương đối thấp.
- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.
Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm thấp hơn.
-
Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai. Điều này làm ta nhất thời mất đi cảm giác thăng bằng, gây chóng mặt, thậm chí còn có thể nôn mửa, giống như say tàu xe vậy.
Tiểu não cũng phụ trách động tác cân bằng. Các kích thích khi tác động mạnh vào lớp vỏ đại não, “bộ tư lệnh” thần kinh cao cấp nhất của cơ thể người, sẽ thông qua thị giác, thính giác để tác động vào tiểu não, gây ra hàng loạt hoạt động điện sinh học, làm nhiễu chức năng tiểu não trong thời gian ngắn, khiến ta chóng mặt. Vậy tại sao lên tầng cao mới có hiện tượng này, còn lên núi cao lại không? Vấn đề rất đơn giản.
Vì tầng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lần toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dần, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người.
-
Vì sao sóng biển lại có màu trắng?
Thực ra, có thể coi sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Do đó, để chúng ta dễ hình dung và giải thích hơn về việc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng, hãy cùng nghiên cứu về tính chất của thủy tinh. Chúng ta làm vỡ một chiếc cốc thủy tinh trong suốt không màu, các mảnh vụn thủy tinh sau đó vẫn trong suốt, nếu gom lại thành một đống thì sẽ càng trắng xóa. Thủy tinh càng vỡ vụn, màu sắc của đống được vun lại càng trắng. Đặc biệt, nếu thủy tinh bị vỡ thành các hạt thủy tinh giống như bột thì nó sẽ trông như một đống tuyết.
Tại sao lại như thế? Bởi thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra rất nhiều đợt khúc xạ, các tia sáng sau khi trải qua nhiều lần khúc xạ hoặc tán xạ theo các hướng khác nhau, do đó khi mắt chúng ta bắt gặp những tia sáng đó thì tạo ra cảm giác trắng xóa. Sóng biển cũng vậy, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn sẽ thấy sóng biển có màu trắng.
-
Vì sao bầu trời ban đêm có màu đen?
Năm 1965, khi thuyết Bigbang ra đời, các nhà khoa học mới chứng minh được rằng vũ trụ không phải là vĩnh hằng mà có một điểm bắt đầu trong quá khứ. Đêm đen bởi vì không có đủ ngôi sao để lấp kín bầu trời, trong khi đó số lượng và tuổi thọ của các ngôi sao vốn là hữu hạn;
Thêm vào đó, như nghiên cứu của nhà thiên văn học Edwin Hubble năm 1929 về hiệu ứng Doppler của ánh sáng phát ra bởi các thiên hà và ông phát hiện được rằng, các thiên hà đang ngày một di chuyển ra xa dần so với vị trí lúc đầu của nó. Do đó, ánh sáng càng ngày càng mất nhiều năng lượng để tới được chúng ta, làm cho thiên hà sáng yếu đi, năng lượng sáng trong hình cầu chân trời giảm xuống, độ dày đặc của đêm đen tăng lên.
-
Vì sao lá cây có màu xanh lục?
Câu hỏi này có lẽ sẽ dễ trả lời hơn, bởi môn sinh học đã từng nhắc đến. Lá cây có màu xanh lục vì trong tế bào lá có chứa tỉ lệ lớn chất diệp lục, tức chất xanh của lá. Ánh sáng mặt trời có 7 màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục của lá cây.
Ngoài ra, hai mặt của một chiếc lá cũng có độ đậm nhạt khác nhau, bởi chất diệp lục trong phần trên chiếc lá hướng về phía mặt trời sẽ nhiều hơn phần dưới chiếc lá hướng về phía mặt đất. Lá cây lúc mới mọc thường có màu xanh nhạt bởi chất diệp lục lúc đó ít hơn. Khi chúng lớn, chất diệp lục cũng vì thế mà nhiều hơn, lá cây có màu xanh đậm hơn.
-
Vì sao bầu trời lại có màu xanh?
Khi ánh sáng đi vào khí quyển của Trái Đất, những bước sóng ngắn đều sẽ bị các phân tử khí hấp thụ và tán xạ. Ánh sáng phát ra từ mặt trời gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một bước sóng khác nhau. Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó sẽ được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau. Ánh sáng màu xanh lam có bước sóng tương đối ngắn, nên các phân tử trong không khí phân tán nó đi xung quanh, làm nhuộm cả bầu trời thành màu xanh dương. Do đó, khi bạn ngước nhìn lên phía trên đầu mình thì bầu trời sẽ luôn có màu xanh.
Các bạn sẽ thắc mắc, màu tím có bước sóng còn ngắn hơn màu xanh, tại sao bầu trời không phải là màu tím? Nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím, các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Giống như khi trộn màu đỏ và xanh lá thì ta có màu vàng, vấn đề này cũng vậy, cuối cùng tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh.