Top 10 Bí kíp giúp bạn có chuyến đi phượt an toàn

Yến Mun 15 0 Báo lỗi

Những chuyến đi phượt luôn cần có các kỹ năng để có thể ứng biến trong rất nhiều tình huống. Chính vì thế, hôm nay Toplist sẽ cùng các bạn điểm qua một số bí ... xem thêm...

  1. Nếu bạn có dự định ở lại một nơi nào đó trong khoảng thời gian khá lâu thì việc học ngôn ngữ của nơi đó là vô cùng hữu ích. Kinh nghiệm đi phượt này sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi đi du lịch nước ngoài. Vì khi ấy, bạn không đi theo đoàn và chẳng hề có hướng dẫn viên du lịch theo cùng.


    Bạn không nhất thiết phải thành thạo ngôn ngữ ấy, tuy nhiên bạn cần tìm tòi những mẫu câu thông dụng cần thiết. Ví dụ như hỏi đường, cách gọi món trong nhà hàng, hay các mẫu câu trong trường hợp khẩn cấp cần kêu gọi giúp đỡ. Học online trên mạng là cách vừa nhanh chóng vừa tiết kiệm chi phí nhưng cũng hiệu quả nếu bạn muốn chuẩn bị vốn ngôn ngữ bản xứ cần thiết.

    Học ngôn ngữ điểm đến vô cùng quan trọng
    Học ngôn ngữ điểm đến vô cùng quan trọng
    Học ngôn ngữ nơi cần đến cơ bản
    Học ngôn ngữ nơi cần đến cơ bản

  2. Ở các thành phố lớn, bạn nên biết những khu vực an toàn và những khu vực nguy hiểm cho khách du lịch. Có một số nơi dễ xảy ra móc túi, cướp giật mà bạn cần tránh xa. Đặc biệt, đối với những nơi có tình hình chính trị bất ổn thì bạn không nên mạo hiểm để đến tham quan.


    Bạn có thể hỏi nhân viên lễ tân những nơi an toàn để đi mua sắm, dạo phố… Hãy chọn những nơi an ninh cao và ít xảy ra tình trạng trộm cắp, cướp giật.

    Tìm hiểu thông tin nơi đến vô cùng quan trọng.
    Tìm hiểu thông tin nơi đến vô cùng quan trọng.
    Tìm hiểu thông tin điểm đến
    Tìm hiểu thông tin điểm đến
  3. Bạn cần lên một danh sách chi tiết những vật dụng cần thiết khi mang đi trên đường. Kinh nghiệm đi phượt mà nhiều người đều tuân thủ là bạn chỉ được mang những thứ thiết yếu và quan trọng nhất, không mang quá nhiều thứ rườm rà và cồng kềnh. Bạn chỉ nên xếp toàn bộ đồ dùng trong một chiếc ba lô. Hãy loại bỏ những gì không thực sự cần vì nếu mang quá nặng sẽ khiến bạn mỏi mệt và ảnh hưởng đến sức khỏe.


    Để hành lý có thể gọn gàng nhưng đầy đủ những gì cần thiết thì bạn nên dùng các bình chiết nhỏ để đựng đồ vệ sinh cá nhân cũng như mang theo các dụng cụ ở dạng mini tiện dụng.

    Tối giản hóa hành lý
    Tối giản hóa hành lý
    Tối giản hóa hành lý
    Tối giản hóa hành lý
  4. Tùy theo nơi đến mà bạn có thể lược bỏ bớt những thứ không cần thiết. Kinh nghiệm đi phượt những nơi lạnh như Đà Lạt là cần mang áo ấm cũng như khăn quàng cổ.


    • Đối với xe: Bạn cần mang theo bộ dụng cụ sửa xe, đồ thay thế như: bugi, săm…
    • Đồ cá nhân: Quần áo, áo khoác ấm, khẩu trang, khăn choàng cổ, găng tay, áo mưa, mũ bảo hiểm có kính chắn gió, đồ vệ sinh cá nhân, các thiết bị liên lạc. Bạn nên mang theo sạc dự phòng tránh trường hợp hết pin khi trên đường.
    • Dụng cụ y tế: Dầu gió, thuốc trị côn trùng cắn, thuốc sát trùng và chống viêm nhiễm, bông băng. Một số loại thuốc thường sử dụng như thuốc kháng sinh, hạ sốt, men tiêu hóa…
    • Nước uống và thực phẩm: Bạn nên mang theo nước uống, thực phẩm khô để chống đói khi chưa tìm được nơi ăn uống. Ngoài ra, bạn có thể mang theo túi ngủ hoặc lều bạt nếu đến những vùng đất quá ít nhà dân hoặc không có nhà nghỉ, khách sạn.

    Bạn chỉ nên mang những món đồ thực sự cần thiết và gọn nhẹ. Ngoài ra, bạn cần luôn mang theo giấy tờ tùy thân và nên photo để tránh các trường hợp bị mất hoặc thất lạc hành lý.

    Mang theo vật dụng cần thiết
    Mang theo vật dụng cần thiết
    Mang theo vật dụng cần thiết
    Mang theo vật dụng cần thiết
  5. Khi gặp đường khó đi hay thời tiết xấu như mưa to thì bạn cần di chuyển với tốc độ chậm. Nếu trời mưa quá to thì bạn phải trú mưa sau đó mới đi tiếp. Khi di chuyển ở những vùng núi cao thì bạn cần quan tâm đến vấn đề sạt lở và chú ý tìm chỗ an toàn để dừng chân xem xét tình hình rồi mới tiếp tục hành trình.


    Ngoài ra, nếu đi vào những đoạn đường có sương mù dày, bạn phải bật đèn pha hoặc đèn sương mù để báo hiệu cho xe ngược chiều. Trường hợp trời đã khuya thì bạn không nên đi qua các con đường hoang vu, vắng vẻ để tránh bị cướp giật.


    Kinh nghiệm đi phượt an toàn mà bạn cần nhớ là không đi vào những đường hẻo lánh nếu trời quá khuya vì rất dễ gặp phải các đối tượng xấu tấn công cũng như chú ý cẩn thận khi thời tiết không thuận lợi.

    Kiểm tra thời tiết
    Kiểm tra thời tiết
    Kiểm tra thời tiết
    Kiểm tra thời tiết
  6. Đa số các phượt thủ thường tập trung đi từng nhóm để có bạn đồng hành thêm vui. Khi ấy thì các bạn phải phân công cho từng người trong đoàn có vai trò và vị trí nhất định. Nếu là lần đầu đi bạn nên đi nhóm nhỏ khoảng 3 – 5 xe máy để dễ kiểm soát số lượng thành viên và chỉ nên đi những tuyến đường gần.


    Khi đi theo đoàn thì bạn tìm hiểu đầy đủ về những địa điểm ăn chơi, ngủ nghỉ để vạch ra lịch trình cụ thể và xác định thời gian xuất phát chính xác, tìm hiểu những trạm dừng chân và phải luôn có phương án dự phòng cho những sự cố ngoài ý muốn như: hư xe, trời mưa.


    Bạn cần thống nhất với các thành viên trong đoàn về tốc độ đi an toàn cho cả nhóm đồng thời không được phép tự ý tách đoàn. Các bạn đi theo nhóm thì cần phải kiểm soát và chăm sóc lẫn nhau.

    Phân chia công việc
    Phân chia công việc
    Phân chia công việc
    Phân chia công việc
  7. Tự đi phượt và không phụ thuộc vào ai, bạn luôn có nhiều cơ hội ngắm cảnh vào những thời điểm đẹp nhất, lại dễ điều chỉnh lịch trình nếu cần thiết. Tuy nhiên, bạn lại phải tự xoay sở mọi thứ mà không có ai hỗ trợ.


    Để đảm bảo không gặp quá nhiều rủi ro trên đường đi, hãy nhớ những quy tắc căn bản như không đến các khu vực vắng vẻ vào ban đêm, gửi thông tin về hành trình của mình cho người thân hoặc bạn bè, mang theo danh thiếp của khách sạn hoặc ghi lại địa chỉ nơi bạn trú lại. Điều quan trọng nhất là hãy luôn để lại thông tin cho ít nhất một người thân hoặc bạn bè biết bạn đang đi đâu, làm gì. Nếu bạn gặp rắc rối, họ còn có thể kịp thời hỗ trợ.


    Thay vì đi du lịch theo đoàn với các công ty du lịch thì có lẽ bạn thích đi phượt để được tự do trải nghiệm nhiều hơn. Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm đi phượt để giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro khi đi du lịch dạng tự túc và không có đoàn hướng dẫn nhé.

    Gọi điện cho người thân.
    Gọi điện cho người thân.
    Thông báo lịch trình cho người thân.
    Thông báo lịch trình cho người thân.
  8. Thông thường nghĩ tới chuyện bảo dưỡng xe thì mọi người mặc định chỉ có ô tô mới cần được bảo dưỡng còn với xe máy thì không cần. Nhưng suy nghĩ này là sai lầm, nếu bạn sử dụng xe máy đi lại hàng ngày trong đô thị thì giả sử xe có hỏng thì bạn rất dễ tìm nơi sửa chữa khắc phục sự cố, còn khi bạn đi phượt, khi xe có hỏng hóc giữa đường thì việc tìm nơi sửa chữa không hề đơn giản nhất là khi bạn đi vào ban đêm trên những cung đường tỉnh, đường đèo, đồi núi, ven biển…


    Vì vậy, trước mỗi chuyến đi du lịch xa, bạn cần bảo dưỡng xe để chắc chắn xe bạn vẫn còn đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Các công việc cần làm khi muốn bảo dưỡng xe máy như kiểm tra lốp xăm, đem theo lốp, xăm dự phòng và dụng cụ kèm theo, thay dầu nhớt định kỳ đúng hạn, kiểm tra máy móc có chạy ổn định không?

      Bảo dưỡng xe và đảm bảo xăng trước khi đi
      Bảo dưỡng xe và đảm bảo xăng trước khi đi
      Bảo dưỡng xe và đảm bảo xăng trước khi đi
      Bảo dưỡng xe và đảm bảo xăng trước khi đi
    • Khi lái xe đi phượt, bạn cần giữ khoảng cách với xe phía trước, không nên bám đuôi để có thể chủ động xử lý tình huống khi xe phía trước đột ngột thắng gấp hay khi nó rẽ sang phải sang trái do có chướng ngại vật trước mắt.


      Bạn cũng cần quan sát tín hiệu thắng gấp hoặc rẽ của các phương tiện đi trước, đặc biệt là xe ô tô, xe tải, xe khách để kịp thời xử lý. Khi leo đèo thì bạn không nên đi sau ô tô mà nên đi trước để tránh tình trạng xe bị tụt dốc, mất phanh, mất kiểm soát tay lái.

      Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
      Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
      Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
      Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
    • Trước khi khởi hành, bạn cần đảm bảo bản thân đang ở trạng thái tốt nhất về tinh thần và thời gian nghỉ ngơi. Khi đã khởi hành, thông thường, cứ 100km bạn nên nghỉ ngơi để tinh thần, mắt và các bộ phận được thả lỏng. Việc này sẽ tránh được các hiện tượng căng cơ, mệt mỏi khi di chuyển đường dài.


      Đối với việc ăn uống, bạn cần chú ý những món ăn lạ bụng. Khi thử món ăn bản địa, bạn nên ăn theo đúng nghĩa “thử để biết”, tránh ăn quá nhiều, ăn hỗn độn vì dễ bị tiêu chảy. Việc ăn uống và chỗ nghỉ ngơi cũng nên được tìm hiểu trước nếu có thể.

      Kế hoạch nghỉ ngơi, ăn uống
      Kế hoạch nghỉ ngơi, ăn uống
      Kế hoạch nghỉ ngơi, ăn uống
      Kế hoạch nghỉ ngơi, ăn uống




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy