Top 10 Dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng

Jin Jin 227 0 Báo lỗi

Cơ thể chúng ta rất dễ mất nước bởi các hoạt động thể chất, hay lo lắng căng thẳng, bận rộn bộn bề với công việc thường ngày,... Và nếu bạn không thường xuyên ... xem thêm...

  1. Khi cơ thể bạn bị mất nước trầm trọng kéo theo đó là các triệu chứng như khô miệng, khô mắt, ít nước bọt điều tiết, thậm chí nặng hơn da sẽ bong tróc, và môi bạn thường xuyên bị nứt nẻ,...


    Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến làn da bị thiếu nước trầm trọng là không uống đủ lượng nước được khuyến nghị hàng ngày. Theo chuyên gia, mỗi ngày bạn nên uống từ 1.5 – 2 lít nước nhằm giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng sự đàn hồi, kích thích tái tạo và giúp da luôn căng mọng, săn chắc. Việc uống không đủ chất lỏng sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước và gây khô da, sần sùi và nứt nẻ. Kéo theo đó là các bệnh liên quan đến da như bị mụn. Trong khi đó cơ thể ta cần rất nhiều nước để dưỡng ẩm, bởi tiếp nước sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, da mịn màng, hệ bài tiết độc tố hoạt động hiệu quả thông qua mồ hôi, mụn nhọt sẽ biến mất,...


    Nếu thiếu nước trầm trọng mắt bạn sẽ trở nên khô rát, khó chớp thậm chí bị đỏ, các hệ thống chất nhờn và tuyến lệ trở nên cạn kiệt dẫn đến mờ mắt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

    Bạn bị khô da nứt nẻ
    Bạn bị khô da nứt nẻ
    Các bộ phận cơ thể bị khô và nứt nẻ
    Các bộ phận cơ thể bị khô và nứt nẻ

  2. Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan.


    Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi. Mất nước khiến miệng bạn luôn luôn trong tình trạng hôi do tuyến nước bọt tiết ra ít hơn, không trung hòa được axid đọng lại từ đồ ăn, thức uống, chính điều đó là tác nhân khiến cho vi khuẩn lên men tại kẽ răng, kẽ lợi khiến cho miệng càng lúc càng hôi hơn so với bình thường, mặc dù bạn đã uống nước ngay sau đó nhưng miệng vẫn cảm thấy hôi và khó chịu do cảm thấy thèm uống nước liên tục.

    Thiếu nước sẽ khiến miệng bị hôi
    Thiếu nước sẽ khiến miệng bị hôi
    Cảm thấy hôi miệng
    Cảm thấy hôi miệng
  3. Cảm giác khát quá mức có thể xảy ra thường xuyên nhưng thường không kéo dài và dễ dàng biến mất sau khi cơ thể hấp thu đủ nước.


    Cơ thể thiếu nước trầm trọng kéo theo đó là cơn thèm nước như khi bạn đang đứng trên sa mạc nắng nóng, mặc dù bạn uống bao nhiêu nước nhưng cơn thèm uống như cơn thèm ăn, khiến bạn không thể ngừng uống nước khi khoang miệng luôn có cảm giác khô khan và khó chịu. Vì vậy bạn hãy thường xuyên uống nước để tránh tình trạng khát nước muốn uống nước liên tục.


    Bạn sẽ cảm thấy khát khi bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngay cả khi bạn bổ sung nước đầy đủ trong cơ thể mà các triệu chứng trên vẫn xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đó có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

    Luôn trong tình trạng muốn uống nước
    Luôn trong tình trạng muốn uống nước
    Liên tục muốn uống nước
    Liên tục muốn uống nước
  4. Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, có trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Hệ tiêu hóa yếu tức là tình trạng đường ruột không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể của bạn và gây ra các vấn đề như đau bụng, táo bón và tiêu chảy, kém hấp thu...


    Các hệ thống niêm mạc và màng nhầy cũng cần phải tiếp nước để có thể hoạt động tốt trong hệ thống tiêu hóa. Thiếu nước sẽ khiến các màng nhầy hoạt động yếu đi, các axit trong dạ dày luôn sẵn sàng trong tư thế tấn công các cơ quan, tạo nên hiện tượng trào ngược và khó tiêu, khiến cho axit dạ dày bị thừa làm bụng bạn khó chịu, nếu tình trạng thiếu nước thường xuyên diễn ra sẽ khiến bạn bị các bệnh đau dạ dày.

    Thường xuyên uống nước giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn
    Thường xuyên uống nước giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn
    Hệ tiêu hóa không tốt
    Hệ tiêu hóa không tốt
  5. Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể bạn mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào. Thời tiết nóng bức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và dùng một số loại thuốc đều có thể dẫn đến mất nước.

    Lúc này, bạn sẽ gặp hiện tượng đau đầu chóng mặt, luôn trong tình trạng khát nước, nước tiểu sẫm màu, người mệt mỏi,… Nếu không kịp thời bổ sung nước, bạn có thể mệt lả và rơi vào hôn mê, mất ý thức, phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch.


    Muốn huyết áp hoạt động hiệu quả thì máu của bạn cũng cần phải bổ sung 83% nước, nếu máu thiếu nước sẽ khiến cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc vận chuyển máu đến các cơ quan, chính vì vậy sẽ khiến huyết áp của bạn tuột giảm, dẫn tới hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh và hoạt động nhiều hơn để có thể bơm được nhiều lượng máu.

    Thiếu nước cũng khiến bạn bị đau đầu đấy nhé
    Thiếu nước cũng khiến bạn bị đau đầu đấy nhé
    Tụt huyết áp dẫn đến đau đầu, chóng mặt
    Tụt huyết áp dẫn đến đau đầu, chóng mặt
  6. Nước chiếm khoảng 75% cơ thể chúng ta, trong các tế bào, giữa các tế bào, trong mạch máu… Lượng nước cần thiết không giống nhau ở mỗi người. Trung bình, mỗi ngày một người trưởng thành cần uống 2 lít nước. Hằng ngày, lượng nước trong cơ thể mất qua mồ hôi, nước mắt, nước bọt, hoạt động tiêu tiểu… Bình thường, lượng nước này được bù lại qua đường ăn uống.

    Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày. Nếu lượng thiếu hụt không được bù đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Thiếu nước khiến các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Mất nước khiến các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm theo dẫn đến hiện tượng ốm lâu ngày mà không thể khỏi, vì vậy hãy liên tục bổ sung nước cho cơ thể của bạn nếu cảm thấy lâu khỏi ốm trong thời gian dài bạn nhé.

    Ốm sẽ lâu khỏi nếu thiếu nước
    Ốm sẽ lâu khỏi nếu thiếu nước
    Bị ốm lâu ngày khỏi
    Bị ốm lâu ngày khỏi
  7. Việc hoạt động của bạn sẽ gặp khó khăn khi cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi vì thiếu nước, các khớp chân dễ bị chấn thương hơn, do sụn và đĩa khớp cần tới 80% là nước để giúp bạn vận động hiệu quả và linh hoạt hơn.


    Nếu giữ cho cơ thể đủ nước, chắc chắn các khớp xương hoạt động ăn ý khiến cuộc sống của bạn trở lại trạng thái bình thường, không còn tình trạng đau nhức xương trong quá trình hoạt động chạy nhảy hàng ngày.


    Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhưng đối với người bị viêm khớp dạng thấp (RA), tiêu thụ đủ chất lỏng là đặc biệt quan trọng để duy trì hoạt động các khớp được trơn tru và phòng ngừa các triệu chứng.

    Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể tăng lên khi không uống đủ nước hoặc nếu ở trong tình trạng quá nóng. Khớp trở nên cứng hơn, người mệt mỏi, chậm chạp… Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các bộ phận khác nhau của cơ thể hoạt động tốt nhất. Thiếu chất lỏng có thể làm tăng tình trạng viêm và làm giảm lượng chất lỏng đệm khớp.

    Hãy uống nhiều nước để tránh tình trạng dễ bị chấn thương
    Hãy uống nhiều nước để tránh tình trạng dễ bị chấn thương
    Hoạt động khó khăn và dễ bị chấn thương khớp
    Hoạt động khó khăn và dễ bị chấn thương khớp
  8. Cảm giác uể oải và buồn ngủ là dấu hiệu bạn đang không uống đủ nước. Khi thiếu nước, cơ thể phải “tiết kiệm” các hoạt động, giảm tốc độ làm việc để giữ nước. Tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể, ít nhất là bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, nếu đáp ứng nhu cầu cơ thể bằng một cốc nước mát.


    Nước không đủ để cung cấp cho các cơ quan khác, buộc cơ thể phải lấy nước từ máu, khiến máu thiếu oxy trong quá trình vận chuyển, chính nguyên nhân đó khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi ở mọi lúc mọi nơi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Trị dứt điểm chứng buồn ngủ với nước bạn hãy thử xem sao nhé.

    Buồn ngủ cũng là do thiếu nước trong cơ thể
    Buồn ngủ cũng là do thiếu nước trong cơ thể
    Luôn trong trạng thái buồn ngủ
    Luôn trong trạng thái buồn ngủ
  9. Khi cơ thể thiếu nước sẽ có những dấu hiệu sau: Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.


    Điều này sẽ là hiển nhiên, tuy nhiên các nhà nghiên cứu y học đã chứng minh đi tiểu ít sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.


    Vì vậy nếu như ghét phải đi vệ sinh nhiều thì bây giờ bạn vẫn phải uống nhiều nước để tránh khỏi tình trạng bị viêm đường tiết niệu đấy nhé. Đành chịu thôi nếu như bạn vẫn muốn ít đi tiểu.

    Nhưng đi tiểu nhiều cũng không tốt đâu nhé!
    Nhưng đi tiểu nhiều cũng không tốt đâu nhé!
    Đi tiểu ít
    Đi tiểu ít
  10. Nhiều người tập Gym thường có thói quen xấu là ít uống nước khi tập luyện, thậm chí là chỉ tập chứ hoàn toàn không bổ sung nước đầy đủ. Việc này rất nguy hiểm đấy, thiếu nước sẽ làm cơ bắp rối loạn, giảm khả năng sinh lực, dễ sinh ra chuột rút và hơn nữa, khi khát nước thì sẽ rất khó cho đầu óc tập trung vào các công việc hàng ngày bên ngoài phòng Gym.


    Các khối cơ bắp cũng bao gồm phần lớn là nước. Bạn có lẽ đã biết lượng nước trong cơ thể càng ít có nghĩa là các khối cơ càng suy giảm. Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục không chỉ giúp bù nước liên tục cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn giúp cung cấp nước đến đúng nơi trong cơ thể của bạn, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc phải chứng viêm và đau nhức liên quan đến các bài tập thể dục và cử tạ.


    Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu mất nước của cơ thể để kịp thời bổ sung lượng nước cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động, học tập, làm việc hiệu quả hơn nhé.

    Khối lượng cơ bắp suy giảm
    Khối lượng cơ bắp suy giảm
    Khối lượng cơ bắp suy giảm
    Khối lượng cơ bắp suy giảm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy