Top 5 Điều nên làm vào ngày Lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ trọng đại trong văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để các Phật tử thể hiện lòng biết ơn và lòng từ bi ... xem thêm...

  1. Tiệc cúng Lễ Vu Lan tại nhà thường được các gia đình tiến hành từ ngày 10 đến trước ngày rằm tháng 7 âm lịch. Cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ. Tưởng nhớ không phải ở chỗ mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người.


    Ngày Lễ Vu Lan, mỗi gia đình nên lên chùa làm Lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên.


    Mâm cỗ lễ Vu lan truyền thống thường bao gồm: Cháo loãng, gạo, muối, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo.

    Việc cúng Vu lan báo hiếu tại tư gia nên được thực hiện theo các khóa lễ sau: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, sau cùng là cúng thí thực chúng sinh.


    Mâm cúng Phật: Bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.


    Mâm cúng thần linh, gia tiên: Thường là mâm cúng mặn, nên chuẩn bị tươm tất, các món ăn đa dạng, thể hiện lòng thành kính, biết ơn. Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã. Nhiều gia đình còn dâng cúng những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy như quần áo, giày dép...


    Mâm cúng chúng sinh: Đây là mâm cúng ngoài trời, gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch, xuất phát từ quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh trên đường trở về địa ngục. Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm: Muối, gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), trái cây (5 loại 5 màu), các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, 12 cục đường thẻ, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, tiền lẻ và tiền vàng mã, 3 ly nước, nhang và nến. Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.

    Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên
    Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên
    Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên
    Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên

  2. Lễ Vu Lan thường diễn ra vào rằm tháng 7 hàng năm. Đây được coi là thời điểm để con cái nhớ về công lao sinh thành, ơn đức dưỡng dục của cha mẹ. Mùa lễ Vu Lan báo hiếu là dịp để mọi người dành thời gian đến chùa thành tâm cầu an sức khỏe cho đấng sinh thành. Trong mùa Vu Lan, các bạn nên dành thời gian đi chùa thắp hương, vừa là để cầu siêu đồng thời cũng là để cầu an, cầu Đức Phật che chở cho cha mẹ và gia đình mình được an lành đồng thời tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên, cha mẹ.

    Nếu không có điều kiện, bạn vẫn có thể thành tâm hướng Phật bất cứ lúc nào. Có câu “Phật tại tâm”, bạn thành tâm thành ý cầu chúc cho cha mẹ được khỏe mạnh bình an, chắc chắn đức Phật cũng sẽ nghe thấy lời kêu cầu của bạn. Còn khi có thời gian, hãy dành thời gian tụng kinh Vu Lan để trọn phận làm con, trọn đạo làm người.


    Khi đến dâng hương tại các chùa bạn chỉ được sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…Tại chùa, bạn chú ý không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ.

    Ăn chay là một tập tục tín ngưỡng của người Việt, đưa con người về với chốn thanh tịnh, với bản ngã của mình. Ăn chay là cách để thể hiện sự thành tâm với Phật và giảm bớt sát sinh. Bạn hãy dành một ngày để đi lễ chùa và ăn chay cầu xin cho cha mẹ mình được bình an, mạnh khỏe. Ăn chay không những tốt cho sức khỏe của bạn và cũng là cách để bảo vệ môi trường sống của con người của chính chúng ta. Nhiều sư thầy cũng gợi ý việc mọi người có thể ăn chay trong tháng 7 để báo hiếu cha mẹ. Ăn chay trong chùa hay ở nhà đều mang ý nghĩa làm việc thiện. Bên cạnh việc đi lễ chùa cầu bình an trong ngày lễ Vu Lan, mọi người cũng có thể cúng lễ Vu Lan tại nhà.

    Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
    Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
    Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
    Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
  3. Bên cạnh đó, trong ngày lễ Vu Lan, tại các chùa, đạo tràng thường thực hiện nghi lễ “Bông hồng cài áo”. Đây là một nghi lễ đẹp và ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu đạo. Nghi thức “bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Trong nghi thức buổi lễ, các Phật tử với hai giỏ hoa hồng bên người, một giỏ màu đỏ và một giỏ là màu trắng, sẽ được cài lên áo của những người đến chùa tham dự lễ.


    Nếu ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo với ý nghĩa tự hào vì đang còn mẹ. Các con sẽ cố gắng để mẹ luôn được an vui... Ai không còn mẹ sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng với ý nghĩa tưởng nhớ khôn nguôi về công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ, dù mẹ đã khuất. Riêng hoa hồng màu vàng được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, tượng trưng cho sự tiếp nối, mừng ngày hoan hỷ sau ba tháng an cư.

    Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo
    Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo
    Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo
    Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo
  4. Ngày lễ Vu Lan thường là ngày rằm tháng 7 hằng năm (ngày 15.7 âm lịch hàng năm). Lễ Vu Lan thường được cho là ngày để chúng ta sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, trân quý và đền đáp lại công sinh thành, nuôi dưỡng của ba mẹ, là dịp để gọi điện hỏi thăm, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đấng sinh thành. Vì vậy, mọi người nên lựa chọn, dành tặng những món quà thật ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ.


    Bạn có thể tham khảo những thực phẩm chức năng, quần áo giữ ấm, đồ lưu niệm hoặc chụp một bộ ảnh gia đình. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn những vật phẩm phong thủy phù hợp để tặng cha mẹ nhân ngày lễ đặc biệt này. Vậy phẩm phong thủy mang nhiều ý nghĩa tâm linh rất tốt, mang đến nhiều may mắn, tài lộc như người sở hữu. Bạn có thể cân nhắc đến tranh phong thủy, tượng phong thủy, vòng đá phong thủy,... để làm quà tặng cho cha mẹ. Trước sự quan tâm của con cái và các cháu, đặc biệt khi nhận được món quà phù hợp với sở thích, đúng nhu cầu sẽ khiến ông bà hay cha mẹ cảm thấy hạnh phúc bởi những tình cảm mà các thành viên dành cho nhau.

    Tặng quà cho cha mẹ
    Tặng quà cho cha mẹ
    Tặng quà cho cha mẹ
    Tặng quà cho cha mẹ
  5. “Tháng Bảy mùa Thu lá rụng vàng/ Ấy mùa nhân loại đón Vu Lan.” Đây không chỉ là một nghi lễ Phật giáo mà còn là nét đẹp trong văn hóa Việt, là dịp để mọi người thể hiện lòng hiếu thảo, làm việc thiện.


    Đại đức Thích Đạo Thắng: Đạo Phật khuyên người ta làm việc thiện nhưng phải đúng pháp, nếu mang cho người khác rượu thịt, các chất độc hại thì không còn ý nghĩa của việc thiện. Làm từ thiện mà tư lợi cá nhân hay vì mục đích vụ lợi thì cũng không đúng.

    Từ thiện nghĩa là làm việc thiện bằng cái tâm chân thật và yêu thương, cho đi mà không cần nhận lại, thậm chí quên đi người được nhận, quên đi việc mình làm, của mình cho. Thậm chí, người làm từ thiện còn phải hoan hỉ, biết ơn vì có cơ hội làm việc thiện lành. Nếu họ tự đẩy mình lên thành người quan trọng, ở tâm thế cao hơn những người nhận sự bố thí thì lại là sai lầm...

    Giúp đỡ người khác trong lòng bạn sẽ luôn cảm thấy vui tươi bất kể việc có ai đó công nhận điều đó hay không. Tâm trạng tốt lên sẽ xua tan được ưu phiền, giữ được tâm sáng, mang lại bình an...
    Làm nhiều việc thiện
    Làm nhiều việc thiện
    Làm nhiều việc thiện
    Làm nhiều việc thiện



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy