Top 15 Trang phục truyền thống độc đáo trên thế giới
Mỗi quốc gia đều chọn cho riêng mình một vẻ đẹp riêng, một bộ trang phục mang nét đặc trưng và là quốc hồn của quốc gia đó. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem nét ... xem thêm...đặc trưng riêng trong mỗi bộ quốc phục của từng quốc gia có những đặc điểm riêng và mang ý nghĩa gì nhé
-
Nhắc đến Việt Nam, đối với du khách trên thế giới là hình ảnh tà áo dài tung bay mang vẻ đẹp nữ tính, mềm mại mà vẫn quyến rũ, tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Chiếc áo dài Việt Nam ra đời vào khoảng những năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương, và từ bấy đến giờ, áo dài luôn được cách tân, được sử dụng trong mọi dịp lễ long trọng, hay là trang phục thường ngày của người phụ nữ.
Đã bao giờ bạn tự hỏi Áo Dài mang ý nghĩa gì trong vẻ đẹp tượng trưng là Quốc phục của Việt Nam chưa? Bởi vì từ khi đất nước còn chiến tranh đến khi lập hòa bình, người phụ nữ vẫn luôn cần cù, chịu thương chịu khó lo cho gia đình, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam là sự hy sinh. Mỗi người phụ nữ khoác lên mình bộ áo dài tượng trưng cho niềm tin vào đất Việt, Bộ áo dài tượng trưng cho mảnh đất hình chữ S nhỏ bé mà yêu kiều luôn sừng sững trước mọi biến cố của lịch sử.
-
Sườn xám là một sự kết hợp giữa vẻ đẹp thướt tha của phương Đông và sự quyến rũ, gợi cảm của phương Tây với thiết kế xẻ tà cao được cách tân qua từng giai đoạn. Cũng giống như áo dài Việt Nam, Sườn xám Thượng Hải được ưa chuộng trong những dịp lễ của Trung Quốc, trong những dịp vui chơi hay ngay cả những hoạt động thường ngày, phụ nữ Trung Quốc cũng ưa chuộng diện sườn xám.
Ngày nay, chiếc sườn xám Thượng Hải được cách tân với nhiều kiểu dáng từ tay bồng, tay xòe, tay lửng, hay những mẫu sườn xám với độ dài ngắn tà áo là khác nhau mang lại sự lựa chọn đa dạng cho người mặc. Người mặc có thể kết hợp sườn xám với quần, hoặc váy theo kiểu dáng của chiếc sườn xám để kết hợp sao cho hợp thời trang nhất.
-
Trên những bộ phim truyền hình, ta thường bắt gặp người phụ nữ Nhật Bản duyên dáng trong bộ Kimono là đặc trưng của Nhật Bản ngoài vẻ đẹp của Hoa Anh Đào. Với mỗi bộ Kimono được sử dụng trong những dịp khác nhau, ngày quốc lễ, ngày trọng đại của gia đình, Tiệc Trà đạo hay vào những dịp vui chơi lễ hội khác nhau.
Dường như một người phụ nữ mặc Kimono là đang khoác lên mình một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, đòi hỏi bạn phải có sự am hiểu nhất định về văn hóa trang phục của Nhật Bản thì bạn mới cảm nhận được nét đẹp riêng của Kimono. Cũng bởi vì, việc mặc Kimono không phải là đơn giản. Một quy tắc trong việc mặc Kimono rằng bạn phải đi guốc gỗ và mang tất tabi trắng.
Ở Nhật Bản, Kimono là trang phục truyền thống dành cho cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên, ngày nay, phụ nữ thường mặc nhiều hơn là nam giới. Những bộ trang phục của nữ có màu sắc và hoa văn nổi bật, nghiêng về các tông màu đỏ, vàng xanh tươi,... Những bộ trang phục của nam giới thường nghiêng về chi tiết hoa văn tối giản, màu trầm và tối hơn so với nữ giới.
-
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, tuy hơi dễ nhầm với Kimono của Nhật Bản vì kiểu dáng gần tương đồng. Tuy nhiên, Hanbok nhìn bên ngoài là phần áo choàng Jeogori ngắn và phần chân váy chima dài được tạo phồng lên bởi rất nhiều lớp váy bên trong rất cầu kỳ. Vẻ đẹp kín đáo của bộ Hanbok được tạo nên bởi chiếc áo choàng và phần chân váy phồng.
Tùy theo từng sự kiện mà người mặc Hanbok lựa chọn chất liệu cho bộ trang phục, lựa chọn kiểu dáng và độ phồng nhất định cho phần chân váy. Trang phục Hanbok có màu sắc và họa tiết đơn giản hơn so với Kimono, nhưng hai bộ trang phục đều mang vẻ đẹp kín đáo,hài hòa, biểu trưng cho vẻ đẹp đậm chất Á Đông.
-
Dirndl là trang phục truyền thống dành cho phụ nữ tại miền nam nước Đức và nước Áo. Xuất phát từ bộ trang phục cho người làm giúp việc, dần dần, mẫu Dirndl đã "lọt vào mắt xanh" của tầng lớp thượng lưu tại khu vực này. Một bộ Dirndl có phần áo thân trên màu trắng tay bồng, váy liền thân mặc ngoài và một chiếc tạp dề có đai lưng vải thắt nơ đem lại sự thoải mái và linh động.
Tùy vào thực trạng xã hội ở từng địa phương mà bộ trang phục sẽ có màu sắc và chất liệu khác nhau. Một điều đặc biệt trong bộ trang phục của Dirndl là chi tiết cây cung được may ở mỗi áo tiết lộ tình trạng hôn nhân của người phụ nữ đó. Nếu mũi cây cung ở bên phải là người phụ nữ đó chưa chồng, ở bên trái là đã có chồng, và nếu cây cung ở đằng sau là góa chồng. Có lẽ, đây là một điểm khác biệt của bộ trang phục Dirndl so với những bộ trang phục truyền thống của những quốc gia khác.
-
Sari hay còn gọi là Saree là bộ trang phục truyền thống tại đất nước Ấn Độ. Nếu bạn là một fan cuồng của bộ phim "Cô dâu 8 tuổi" chắc hẳn bạn đã được chiêm ngưỡng kha khá những mẫu Sari ấn tượng, được thiết kế cầu kỳ và rất nhiều loại phụ kiện mà người mặc đeo. Bộ Sari được xuất hiện từ khoảng năm 150 TCN, có thể nói tuổi đời là rất lâu.
Với bộ Sari truyền thống, người mặc được quấn 1 mảnh vải quanh người và một mảnh vải để quấn ngang eo rồi bắt chéo qua vai và buông rủ xuống mềm mại. Ngày nay, với sự cách tân trang phục thì những mảnh vải ấy cũng được thiết kế với nhiều chất liệu, ren, gấm, và được thuê hoa lá chi tiết đính kết cầu kỳ, lộng lẫy. Thiết kế cách tân phù hợp với vẻ đẹp hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống, cái hồn đã có từ hơn hai nghìn năm trước.
Mặc trang phục Sari, bạn có thể che được tất cả những khiếm khuyết trên cơ thể, đem lại đường cong thuần khiết của người phụ nữ chứ không phải là nét đẹp năng động như những bộ trang phục thường ngày. Một điều đặc trưng ở Ấn Độ, nam giới chính là người thiết kế và tạo ra những bộ Sari cầu kỳ và quyến rũ như vậy, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ có nam giới mới đem lại vẻ đẹp cho nữ giới.
-
Phaxin là trang phục truyền thống ở Thái Lan dành riêng cho con trai và con gái. Với con trai là chiếc khăn rằn thể hiện nét nam tính, mạnh mẽ của người đàn ông. Chiếc khăn được gọi là Phá Khảo, đó là một mảnh vải hình chữ nhật to rộng, đủ để quấn quanh người đàn ông, hoặc được quần quanh làm quần đùi khi ở nhà, đôi khi, được quấn trên đầu thành chiếc khăn rằn. Với một mảnh vải mà người Thái có thể kết hợp rất nhiều kiểu mặc sáng tạo và độc đáo.
Với con gái là chiếc váy nữ tính bất chấp sự thay đổi trong xu hướng thời trang Tây hóa. Chiếc váy được may hình ống và có điểm nhấn là nếp gấp ở eo. Đây là chiếc váy, còn người mặc thường sẽ kết hợp cùng một chiếc áo lót cộc tay bó sát người. Điều không thể thiếu trong bộ trang phục của người Thái, nhất là của phụ nữ là phụ kiện. Được trang trí bằng những chiếc vòng cổ hoặc vòng đeo từ cổ tay đến bắp tay. Sự kết hợp hài hòa giữa trang phục và phụ kiện là một nét đặc trưng giúp tôn lên vẻ đẹp lộng lẫy cho người mặc. Theo từng địa phương và tầng lớp trong xã hội nên bộ trang phục sẽ có họa tiết, chất liệu riêng.
-
Texas Mỹ là một trang phục cao bồi, dành cho những anh chàng chăn bò - từng góp phần to lớn trong văn hóa miền Tây xưa cũ. Trang phục đơn giản là quần Jean và áo sơ mi đóng thùng giúp họ chống chọi với cái giá lạnh khi mùa đông đến.
Điểm khác biệt của bộ trang phục là chiếc vũ vành uốn lượn và đôi giày đặc trưng của dân cao bồi.Chiếc mũ là biểu hiện của sự chăm chỉ vốn có của những anh chàng này, đôi khi, nó còn được dùng như một công cụ đắc lực để " cưa cẩm" các cô gái khác. Với đôi boot cao gót chứng minh người mang là một tay đua ngựa thứ thiệt. Bởi vậy, trang phục cao bồi là một biểu tượng đại diện cho văn hóa miền Tây xưa, là công cụ thể hiện sức mạnh, sự khỏe khoắn của những chàng trai miền Tây nước Mỹ.
-
Kolt là trang phục truyền thống của người Phần Lan, nó được thiết kế giống như một chiếc váy dài mặc vào người, với những gam vàng vô cùng nổi bật và tươi sáng như: xanh lá cây,xanh da trời, đỏ, vàng.. Bộ trang phục phù hợp với người hay đi núi có tuyết rơi và đóng băng.
Bởi vì độ ấm áp của trang phục. Ngoài ra, lông thú và lông con tuần lộc được sử dụng như một nguyên liệu làm thắt lưng, gang tay và giày da. Vào mùa đông, người mặc có thể kết hợp cả chiếc mũ có tông màu trùng với bộ váy trông rất hợp thời trang.
-
Người dân Tây Ban Nha luôn tự hào vì Flamenco - một bộ váy được thiết kế cầu kỳ với hoa văn và màu sắc sặc sỡ, cùng những điểm nhấn bèo ở cánh tay hay dưới đuôi váy.
Bộ váy được xếp nhiều tầng, nhiều lớp, ôm sát người mặc khoe những đường cong nóng bỏng và bốc lửa của những cô gái Tây Ban Nha. Ngày nay, họ thường mặc Flamenco trong những lễ hội của đất nước, trong những lần đi chơi tụ tập vui vẻ, bởi vì tính chất của bộ trang phục là giải trí.
-
Tricana poveira là trang phục truyền thống của phụ nữ Bồ Đào Nha tại thành phố Póvoa de Varzim. Loại trang phục đầy màu sắc này được sử dụng từ những năm 1920s đến 1960s, bao gồm một chiếc áo ren, chân váy sặc sỡ, tạp dề, đi kèm với khăn quàng cổ và giày cao gót đế bóng.
Nguồn gốc của trang phục lấy cảm hứng từ những bộ quần áo đi biển của ngư dân với cổ áo màu xanh nước biển. Song, các cô gái của những người thợ đánh giày, thợ mộc, hoặc thợ thủ công cũng yêu thích thiết kế này và qua đó cũng biến hoá “nguyên bản” bộ Tricana Poveira thêm những màu sắc khác.
Triacana poveira là thời trang của thanh thiếu niên tầng lớp trung lưu tại Póvoa trước khi xuất hiện quần áo may sẵn vào năm 1970. Tuy nhiên, những tầng lớp ngư dân nghèo cũng mặc trang phục này một cách phổ biến nhưng được may bằng những loại vải rẻ tiền và có màu sắc tối. Ngày nay, Tricana thường được mặc trong các hoạt động văn hóa dân gian và lễ hội, đặc biệt là cuộc diễu hành Rusgas de São Pedro. Màu sắc của mỗi bộ trang phục ngày nay là biểu trưng cho mỗi được phương và thường được gói gọn trong 6 cặp màu: vành – xanh dương, trắng – xanh lá, đỏ – trắng, đỏ – vàng, trắng – xanh dương và đỏ – xanh lá.
-
Một bộ trang phục mà bạn có thể phải thốt lên vì độ dễ thương và xinh đẹp đó chính là Pollera. Pollera là trang phục truyền thống của những người nói tiếng Tây Ban Nha tại châu Mỹ Latin, thường được làm bằng len hoặc cotton và trang trí đầy màu sắc.
Pollera bao gồm 1 chiếc váy liền thân to và dài có nền vải trắng, phần thân trên giống với áo poncho trễ vai, chân váy dài xòe rộng xếp li, các họa tiết thêu hình hoa và động vật được trải theo từng lớp. Người mặc Pollera thường đeo một quả pompom phía trước và sau cổ áo, cùng với trang sức kim loại to bản và mũ đội đầu gọi là Tembleque. Ngày nay, Pollera được người dân các nước Tây Ban Nha, Bolivia va Peru mặc trong các dịp lễ hội.
-
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một kiểu trang phục đặc trưng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Đất nước chùa tháp Campuchia cũng không ngoại lệ với hình ảnh trang phục Sampot truyền thống. Sampot là kiểu vải truyền thống của Campuchia và khá tương đồng với những trang phục truyền thống của những quốc gia lân cận như Lào và Thái Lan, nhưng mỗi trang phục lại có những nét độc đáo riêng.
Sampot truyền thống là một mảnh vải dài, hình chữ nhật được quấn quanh phần eo che phần bụng, chân và được buộc lại ở ngay trước bụng. Phần cơ thể phía trên, theo truyền thống, người Campuchia sẽ dùng Chang Pong - một loại vải có màu bất kỳ vắt chéo ngang một bên vai và che đi phần ngực của người phụ nữ, chỉ để hở một ít phần bụng nhằm tôn lên nét quyến rũ của phụ nữ Á Đông nói chung và phụ nữ Campuchia nói riêng.
-
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau và mỗi nền văn hóa lại có một bản sắc dân tộc riêng, một trang phục truyền thống riêng. Bởi thế nếu có dịp bạn ghé thăm đất nước Malaysia bạn sẽ có cơ hội ngắm trang phục truyền thống Baju Kurung kín đáo e ấp của người phụ nữ bản địa.
Trang phục Baju Kurung có nguồn gốc từ thế kỷ 15. Trang phục của nữ giới có tên là Baju kurung, với nam giới bộ truyền thống được gọi là Baju melayu. Trang phục Baju Kurung gồm áo dài tay, có chiều dài đến hông hoặc đầu gối và váy kéo dài từ hông đến gót chân.
Khi mặc bộ Baju Kurung người phụ nữ Malaysia sẽ choàng khăn vắt qua vai hoặc có khi trùm lên đầu. Trang phục thường được may bằng vải lụa mềm mỏng và được thêu họa tiết cầu kỳ.Người Malaysia mặc trang phục truyền thống Baju Kurung vào những dịp lễ quan trọng như Hari Raya, lế tết, đám cưới. -
Mỗi quốc gia đều có một trang phục truyền thống biểu trưng cho dân tộc họ, bộ trang phục ấy còn gắn liền theo năm tháng xây dựng và phát triển của các quốc gia. Các nước Đông Nam Á có nét duyên chung của những kiểu trang phục ở khu vực này là hình thể thon thả, yêu kiều, thấm nhuần chất Á Đông và tôn lên nét quý phái của người phụ nữ. Trong đó, không thể không nhắc đến Kebaya của đất nước Indonesia.
Kebaya được làm hoàn toàn từ loại vải mori. Sau đó, người dân Indonesia bắt đầu sử dụng lụa và vải thêu để trang trí thêm cho màu sắc cũng như các kiểu hoa văn họa tiết hoa lá trên Kebaya. Những bộ Kebaya ôm trọn cơ thể tôn lên nét quyến rũ của người phụ nữ và làm cho họ càng trở nên xinh đẹp. Kebaya không chỉ là một bộ quốc phục mà còn là niềm tự hào đi theo năm tháng của dân tộc Indonesia.
Thuy Pham 2018-03-09 14:51:25
Sườn xám này có giá bn hả shop