Top 8 Trình tự nghi lễ đám hỏi bắt buộc tại Việt Nam

Đám hỏi là hình thức để hợp thức hóa mối quan hệ của những đôi yêu nhau, là nền tảng giúp họ trở thành vợ chồng sắp cưới. Nhà trai sẽ mượn dịp này để thể hiện ... xem thêm...

  1. Nghi lễ đám hỏi là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai gia đình, là giai đoạn quan trọng nhất trong quan hệ hôn nhân. Sau lễ ăn hỏi, cô dâu và chú rể chính thức gọi bố mẹ và xưng con với bên nhà vợ chưa cưới, chồng chưa cưới.


    Lễ nhập gia trong lễ ăn hỏi là lễ đầu tiên trong đám hỏi. Khi đoàn nhà trai đã đến địa điểm nhà gái, tất cả tập trung chỉnh trang và sắp xếp lại đội hình để chuẩn bị vào nhà gái. Đi đầu là trưởng tộc (người đại diện) và chú rể phụ, tiếp theo là ba mẹ chú rể, chú rể, đoàn bưng mâm quả (bưng tráp) và cuối cùng là họ hàng nhà trai. Trưởng tộc nhà gái và ba mẹ cô dâu sẽ đứng đón sẵn trước cổng khi nhà trai đến.

    Lễ nhập gia – Lễ đầu tiên trong đám hỏi
    Lễ nhập gia – Lễ đầu tiên trong đám hỏi
    Lễ nhập gia – Lễ đầu tiên trong đám hỏi
    Lễ nhập gia – Lễ đầu tiên trong đám hỏi

  2. Mâm quả cưới hỏi từ xa xưa đã được xem là một nét đẹp không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Cách chuẩn bị mâm quả cưới sao cho chu đáo, đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đẹp mắt và phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng miền là điều mà mỗi cặp đôi vẫn thường hay tìm hiểu kỹ càng trước khi tiến đến ngày trọng đại. Thế nhưng, cách trao mâm quả cưới hỏi thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm rõ.


    Thường thì mâm quả cưới sẽ do nhà trai chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái và được mang đến nhà gái trong đám hỏi. Sau màn gặp mặt và chào hỏi của trưởng tộc và ba mẹ 2 bên sẽ là thủ tục trao mâm quả. Đội bưng mâm quả sẽ dàn thành 2 hàng đối diện nhau (hàng ngang hay dọc tùy không gian mỗi nhà) nhưng thường sẽ theo quy tắc “nam tả nữ hữu”. Hàng nam sẽ đứng bên trái và hàng nữ đứng bên phải theo hướng từ bên ngoài nhìn vào trong nhà.


    Khi hàng ngũ chỉnh tề, thợ chụp và quay sẽ ra hiệu cho 2 bên trao và nhận quả. Sau khi nhà gái nhận quả xong, chú rể cùng họ hàng nhà trai sẽ tiến vào bên trong nhà gái. Đội nữ bưng quả sẽ theo vào sau cùng và đặt mâm quả ở nơi được sắp xếp sẵn ở trước bàn thờ gia tiên.

    Trao mâm quả – Trình tự nghi lễ đám hỏi
    Trao mâm quả – Trình tự nghi lễ đám hỏi
    Trao mâm quả – Trình tự nghi lễ đám hỏi
    Trao mâm quả – Trình tự nghi lễ đám hỏi
  3. Ba mẹ 2 bên không đứng ra làm lễ gia tiên mà việc này dành cho trưởng tộc (người đại diện). Trưởng tộc 2 nhà sẽ lần lượt giới thiệu thân tộc của hai họ.


    Trong 1 bài phát biểu dù là họ nhà trai hay nhà gái đều nhất thiết cần có những mục sau:

    • Phần 1: Lời thưa gửi, giới thiệu tên họ, quan hệ đối với cô dâu/chú rể, lời cảm ơn sự có mặt của mọi người.
    • Phần 2: Giới thiệu các thành viên trong gia đình nhà trai
    • Phần 3: Mục đích chính khi tham gia lễ ăn hỏi
    • Phần 4: Có lời cảm ơn gia đình nhà gái và chúc phúc cho cô dâu, chú rể.
    Trình tự nghi lễ đám hỏi: Giới thiệu thân tộc 2 bên trong lễ ăn hỏi
    Trình tự nghi lễ đám hỏi: Giới thiệu thân tộc 2 bên trong lễ ăn hỏi
    Trình tự nghi lễ đám hỏi: Giới thiệu thân tộc 2 bên trong lễ ăn hỏi
    Trình tự nghi lễ đám hỏi: Giới thiệu thân tộc 2 bên trong lễ ăn hỏi
  4. Theo quan niệm từ xưa đến nay của ông bà ta, cưới xin là một trong ba việc lớn nhất của đời người (sự nghiệp, xây nhà và cưới vợ). Khi nhà trai đến xin cưới, nếu nhà gái đồng thuận hôn sự thì sẽ trả lời đồng ý kèm việc “thách cưới”. Thách cưới ở đây là nhà gái yêu cầu nhà trai chuẩn bị các món sính lễ, bao gồm: trà rượu, trầu cau, bánh trái, heo gà, trang phục, trang sức cho cô dâu và tiền mặt. Những lễ vật này nhằm mang ý nghĩa xác nhận việc kết nối hôn nhân giữa hai họ nhà trai và nhà gái. Mặt khác, theo một số nơi định nghĩa đây là lễ vật “mua dâu”. Bởi vì, sau khi lấy chồng, người phụ nữ phải toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình chồng và không còn thời gian quan tâm đến nhà mẹ đẻ. Những sính lễ như trầu cau, trái cây,… sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên như lời cảm ơn đến nhà gái đã sinh ra con dâu cho nhà trai.


    Trưởng tộc nhà trai sẽ thay mặt ba mẹ chú rể trình bày lý do buổi ăn hỏi và giới thiệu lễ vật mang theo. Thông thường mẹ chú rể (hoặc cả mẹ cô dâu) sẽ mở từng mâm quả trước sự chứng kiến của hai họ khi trưởng tộc giới thiệu. Sau khi nhà gái cảm ơn và nhận lễ thì mẹ cô dâu hoặc chú rể sẽ vào dắt cô dâu ra mắt quan viên hai họ.

    Trình sính lễ với nhà gái – Thủ tục cần thiết trong đám hỏi
    Trình sính lễ với nhà gái – Thủ tục cần thiết trong đám hỏi
    Trình sính lễ với nhà gái – Thủ tục cần thiết trong đám hỏi
    Trình sính lễ với nhà gái – Thủ tục cần thiết trong đám hỏi
  5. Trong phong tục đám cưới truyền thống của người Việt, các bậc phụ huynh và cô dâu, chú rể phải thực hiện nghi thức thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của gia đình nhằm bày tỏ sự biết ơn đối với các đấng sinh thành, đồng thời ra mắt và báo cáo việc thành lập gia thất của cặp đôi mới cưới. Vì thế, nghi lễ này được gọi là Lễ Gia Tiên.


    Cô dâu sau khi chào hai gia đình sẽ cùng chú rể thực hiện nghi thức truyền thống. Đại diện hai nhà sẽ cùng lên đèn (nếu kiêng kỵ thì có thể bỏ qua bước này, còn nếu gia đình theo đạo Chúa thì phần lễ này sẽ thay thế bằng đọc kinh).


    Tiếp đến dâu rể sẽ xé một ít trầu cau trong mâm quả dâng lên bàn thờ và tùy phong tục gia đình mà sẽ có các trường hợp sau:

    • Ba cô dâu thắp nhang bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể chỉ cần lạy.
    • Ba cô dâu thắp nhang bàn thờ tổ tiên, sau đó đến lượt dâu rể thắp nhang và lạy.
    • Gia đình đạo Chúa không thắp nhang thì chỉ cần lạy gia tiên
    Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong đám hỏi
    Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong đám hỏi
    Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong đám hỏi
    Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong đám hỏi
  6. Đây là phần lễ thể hiện sự “đặt cọc”, hứa hôn của nhà trai đối với cô dâu, rằng từ nay cô dâu sẽ là nàng dâu tương lai của gia đình. Mẹ chú rể sẽ tặng tượng trưng trước một món quà nhỏ như đôi bông tai hoặc lắc tay hoặc chú rể tặng nhẫn đính hôn (nếu có).


    Để buổi lễ diễn ra nhanh chóng, vui vẻ thì phần quà tặng này nên được thỏa thuận trước ở hai bên để tránh những thắc mắc xảy ra trong lúc làm lễ. Thường tặng vào ngày ăn hỏi, chỉ gia đình nhà trai tặng cô dâu, còn gia đình nhà gái sẽ đợi tới ngày vu quy để tặng của hồi môn cho con gái.


    Món quà tặng ngày cưới thể hiện sự yêu thương cũng như chúc phúc của gia đình dành cho đôi uyên ương nhưng giá trị quà cũng nên phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình, để sau ngày cưới, cô dâu chú rể không phải “đau đầu” vì lo chi trả cho những bộ trang sức đắt tiền. Quan điểm cưới hỏi hiện đại cũng đã linh hoạt hơn, nên hai gia đình và uyên ương nên bàn bạc, sắp xếp mọi việc sao cho mọi người đều vui vẻ, phù hợp với hoàn cảnh và chi phí.

    Nghi lễ trao quà cho cô dâu trong đám hỏi
    Nghi lễ trao quà cho cô dâu trong đám hỏi
    Nghi lễ trao quà cho cô dâu trong đám hỏi
    Nghi lễ trao quà cho cô dâu trong đám hỏi
  7. Dâu rể sẽ rót trà rượu mời chủ hôn và các trưởng bối trong tộc. Đến lúc này phần lễ ăn hỏi đã coi như hoàn thành, hai họ đã chính thức có nàng dâu và chàng rể mới.


    Hai bên gia đình sẽ ngồi lại để bàn tính đến chuyện tổ chức đám cưới. Nếu nhà trai đã xem và định được ngày thì sẽ trình với bên nhà gái. Nếu cả hai bên đều ưng thuận thì đám cưới sẽ được tiến hành như dự kiến. Sau phần lễ gia tiên, nếu nhà gái có đãi ăn thì tất cả sẽ cùng dùng bữa. Nếu không thì nhà trai có thể ra về và đến thủ tục cuối cùng của đám hỏi.

    Mời trà rượu quan viên hai họ trong đám hỏi
    Mời trà rượu quan viên hai họ trong đám hỏi
    Mời trà rượu quan viên hai họ trong đám hỏi
    Mời trà rượu quan viên hai họ trong đám hỏi
  8. Nhà gái sẽ chia lại một nửa (hoặc một phần) các lễ vật trong mâm quả cho nhà trai. Lưu ý các lễ vật nên chia theo số chẵn, tránh dùng dao kéo để chia lễ vật vì nhiều gia đình kiêng kỵ “chia cắt”. Phần lại quả được đặt trong mâm quả, nắp quả úp ngược, khăn phủ mâm quả xếp đôi và phủ lên ½ quả.


    Khi trả quả cũng diễn ra giống như khi nhận quả lúc đầu. Cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị sẵn các phong bì để lì xì cho các bạn bưng mâm. Gía trị lì xì không bắt buộc tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà.


    Kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Nhiều gia đình cũng sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ để mời gia đình, dòng họ, bạn bè thân thiết. Đặc biệt là nhà trai.

    Tùy theo văn hóa từng vùng miền mà lễ ăn hỏi có thể khác nhau. Để buổi lễ ăn hỏi được diễn ra hoàn hảo cô dâu và chú rể cũng như hai bên gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng, kiêng kỵ sự thiếu sót, trễ giờ lành để cuộc sống hôn nhân của cặp vợ chồng được hạnh phúc.

    Lại quả và lì xì cho dàn bưng tráp
    Lại quả và lì xì cho dàn bưng tráp
    Lại quả và lì xì cho dàn bưng tráp
    Lại quả và lì xì cho dàn bưng tráp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy