Top 6 Bài soạn "Chị em Thúy Kiều" lớp 9 hay nhất

Bình An 576 0 Báo lỗi

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, "Truyện Kiều" là một trong những kiệt tác nổi tiếng làm nên tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du. "Truyện Kiều" dựa vào bộ ... xem thêm...

  1. Bố cục:

    Phần 1 (4 câu đầu): giới thiệu chị em Thúy Kiều

    Phần 2 (4 câu tiếp): Vẻ đẹp của Thúy Vân

    Phần 3 (12 câu tiếp): Vẻ đẹp của Thúy Kiều

    Phần 4 (4 câu cuối): Cuộc sống êm đềm của chị em Thúy Kiều


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Kết cấu đoạn trích:

    - Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

    - Bốn câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

    - Mười hai câu thơ: Vẻ đẹp của Thúy Kiều

    - Bốn câu thơ còn lại: Cuộc sống êm đềm của chị em Thúy Kiều

    Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu từ chung tới cụ thể


    Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Tác giả sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân:

    + Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    + Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    - Đó là những hình ảnh thường xuất hiện trong văn học trung đại

    - Vẻ đẹp của sự hòa hợp êm đêm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh, báo hiệu cuộc đời bình lặng, suôn sẻ

    → Diễn tả vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của thiếu nữ


    Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    - Vẻ đẹp của Thúy Kiều được miêu tả bằng những hình ảnh có tính ước lệ: thu thủy, xuân sơn, hoa liễu

    + Sắc sảo, mặn mà trí tuệ, tài trí

    + Đặc tả đôi mắt “làn thu thủy”: vẻ đẹp trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người

    - Tác giả không tả chi tiết nhân vật Thúy Kiều như khi tả Thúy Vân

    → Kiều mang đẹp của trang tuyệt thế giai nhân


    Câu 4 (trang 83 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Tác giả dành nhiều câu thơ để gợi tả vẻ đẹp về tài năng Thúy Kiều

    - Tài năng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa

    + Tác giả nhấn mạnh vào tài đàn là sở trường, điểm mạnh

    - Cực tả cái tài của Kiều để gợi cái tâm đặc biệt của nàng

    + Cung đàn “bạc mệnh” thể hiện trái tim đa sầu, đa cảm của Kiều

    → Vẻ đẹp hài hòa sắc, tài, tình của Kiều đạt tới độ “mười phân vẹn mười”


    Câu 5 (trang 83 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn

    - Đúng với dụng ý tác giả: tái hiện cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều tài hoa mệnh bạc

    - Số câu thơ dành miêu tả Thúy Kiều nhiều hơn

    - Thúy Vân gợi tả về sắc, tính cách còn, Thúy Kiều gợi tả vẻ đẹp sắc, tài, tâm hồn

    - Tả Thúy Vân trước làm nổi bật Thúy Kiều


    Câu 6 (trang 83 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    + Bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn:

    + Chân dung Thúy Vân được miêu tả làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó.

    + Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi dành tới 12 câu thơ để cực tả vẻ đẹp Kiều

    + Tả Thúy Vân chủ yếu về ngoại hình, nhan sắc, tả vẻ đẹp Thúy Kiều nhan sắc, tài năng, tâm hồn


    Luyện tập

    Học thuộc lòng bài thơ

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

    Lời giải chi tiết:

    - Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều;

    - Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân;

    - Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

    Trình tự miêu tả các nhân vật:

    - Bốn câu đầu khái quát vẻ đẹp chung và riêng của từng người. Sau đó mới đi sâu miêu tả vẻ đẹp từng nhân vật.

    - Bốn câu tiếp khắc họa rõ hơn vẻ đẹp Thúy Vân từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da,... đều cho thấy vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu.

    Bức chân dung Thúy Vân miêu tả trước có tác dụng làm nền để nổi bật lên vẻ đẹp Thúy Kiều ở mười hai câu thơ tiếp theo.

    - Mười hai câu tiếp khắc họa vẻ đẹp Thúy Kiều với cả sắc, tài, tình. Đó là vẻ đẹp toàn diện.

    - Bốn câu cuối khái quát cuộc sống phong lưu, nền nếp, đức hạnh của chị em Kiều

    => Một kết cấu như trên vừa chặt chẽ, vừa hợp lí, vừa góp phần làm nổi bật vẻ đẹp chung và riêng của hai chị em Thúy Kiều.


    Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    - Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả bằng các hình ảnh ước lệ (trăng, cười, ngọc, mây, tuyết) trong bốn câu thơ:

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

    Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

    Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả là vẻ đẹp sang trọng, quý phái, đầy đặn, nở nang… về nhan sắc; đoan trang, trung thực, phúc hậu… về tính cách. Hình ảnh chân dung, tính cách còn có tác dụng gợi tả số phận: cuộc đời bình lặng, yên ổn.


    Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?

    Lời giải chi tiết:

    * Điểm giống:

    - Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả cũng dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: thu thủy, xuân sơn.

    - Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận: vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen, đố kị -> dự cảm một số phận éo le, đau khổ, truân chuyên.

    * Điểm khác:

    - Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều.

    - Nguyễn Du chỉ dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều.

    - Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.


    Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    - Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, nhan sắc, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của Kiều. Ở Kiều hội tụ đầy đủ mọi tài năng theo quan niệm của tư tưởng phong kiến: cầm – kì – thi – hoạ.

    - Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tài đánh đàn của Kiều (Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương) và gợi tả về tính cách đa sầu, đa cảm của Kiều qua khúc nhạc nàng tự sáng tác một thiên “bạc mệnh”.

    - Cũng như khi miêu tả Thuý Vân, những nét riêng về tài và sắc của Thuý Kiều còn gợi ra những dự cảm về số phận, chỉ khác là những nét riêng về tài sắc của Kiều lại gợi ra cái nghiệt ngã, éo le của số phận (theo quan niệm “tài mệnh tương đố” của tư tưởng trung đại). Cho nên, nói: Sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người là có cơ sở.


    Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân "mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", còn sắc đẹp của Thúy Kiều "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?

    Lời giải chi tiết:

    - Với ngôn từ miêu tả Thúy Vân cho thấy vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu nàng sẽ có cuộc đời bình yên, suôn sẻ. Khi tả nàng Nguyễn Du rất tinh tế khi dùng chữ "nhường" "thua" trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc.

    - Còn với Thúy Kiều, ngôn ngữ ông miêu tả "sắc sảo mặn mà", với sắc đẹp đó hoa phải "ghen", liễu phải "hờn", vẻ đẹp của nàng còn hơn cả thiên nhiên tạo vật. Bởi vậy dự báo cuộc sống đầy trắc trở, số phận éo le, bất hạnh


    Trả lời câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

    Lời giải chi tiết:

    Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.


    ND chính

    Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Đọc hiểu văn bản

    Câu 1 SGK trang 83 Ngữ văn 9 tập 1: Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

    Trả lời:

    Kết cấu của đoạn thơ: có thể chia làm 4 phần:

    + 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều.

    + 4 câu tiếp: Chân dung Thuý Vân.

    + 12 câu tiếp: Chân dung Thuý Kiều

    + 4 câu còn lại: Cuộc sống của hai chị em.

    * Kết cấu đoạn trích chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: Từ ấn tượng chung về vẻ đẹp của hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân để cực tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.


    Câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

    Trả lời:

    Vẻ đẹp của Thuý Vân: được miêu tả, so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết:Nhà thơ miêu tả từng nét đẹp của Vân một cách cụ thể. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du chọn những cái đẹp nhất để so sánh với vẻ đẹp của Thuý Vân. Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ với những hình tượng quen thuộc, nhưng khi tả Vân, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn khi tả Kiều. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ đều nhằm thể hiện vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ: gương mặt đầy đặn, hiền dịu như vầng trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, mái tóc óng ả, mượt mà hơn mây trời, làn da trắng hơn tuyết, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc…

    * Chân dung của Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Bức chân dung ấy ngầm thông báo về một tính cách hiền dịu, một số phận bình lặng, suôn sẻ, êm đềm.


    Câu 3 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tà Thúy Vân?

    Trả lời:

    Vẻ đẹp của Thuý Kiều cũng được tác giả dùng những biện pháp ước lệ, vẫn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. Nguyễn Du dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ để gợi tả sắc đẹp tuyệt trần của Kiều: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu,…Tả Kiều, nhà thơ không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Vân, mà nét vẽ của thi nhân thiên về gợi để tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Nhà thơ chỉ tập trung tả đôi mắt theo lối điểm nhãn bởi đó là nơi thể hiện sự tinh anh của trí tuệ và tâm hồn. Hình ảnh ước lệ làn thu thuỷ, nét xuân sơn gợi tả đôi mắt đẹp, trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như núi mùa xuân.* Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành. Nguyễn Du không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tác động của vẻ đẹp ấy đối với xung quanh chứng tỏ nó có chiều sâu, có sức quyến rũ, cuốn hút lạ lùng.


    Câu 4 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

    Trả lời:

    Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng , tâm hồn của Kiều: Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt nhất là tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc Bạc mệnh. Cung đàn Bạc mệnh mà nàng tự sáng tác thật da diết, buồn thương ghi lại chân thực tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.


    Câu 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thúy Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thúy Kiều.)

    Trả lời:

    Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người: Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Bức chân dung ấy ngầm thông báo về một tính cách hiền dịu, một số phận bình lặng, suôn sẻ, êm đềm. Còn vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm …nên số phận nàng sẽ gặp nhiều trái ngang, đau khổ, bão táp mưa sa, hồng nhan đa truân….


    Câu 6 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

    (Gợi ý:

    - So sánh số câu thơ tả Thuý Vân với số câu thơ tả Thuý Kiều.

    - Những vẻ đẹp nào có ở Thuý Kiều mà không có ở Thuý Vân?

    - Tại sao tác giả tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau?)

    Trả lời:

    Hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều đều đặc sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Hai bức chân dung đều có những nét đẹp riêng của hai vẻ đẹp phúc hậu và sắc sảo. Với thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, Nguyễn Du rất tinh tế khi miêu tả nhân vật Thuý Kiều. (Chân dung Thuý Vân được miêu tả trước để làm nổi bật lên chân dung Thuý Kiều, dành 4 câu tả Vân nhưng lại dành 12 câu để tả Kiều, chỉ tả nhan sắc Thuý Vân, còn Thuý Kiều đặc tả cả sắc, tài, tình). Vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.


    II. Luyện tập

    Học thuộc lòng đoạn thơ

    - Học sinh thi đọc thuộc lòng đoạn thơ với bạn bè.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I.Tìm hiểu chung:

    1, Tác giả

    • Nguyễn Du (1766-1820)
    • Quan nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn

    2, Tác phẩm

    • Truyện Kiều ( tham khảo sách giáo khoa)
    • Đoạn trích Chị em Thúy Kiều
    • Nằm ở phần đầu của kiệt tác
    • Khắc họa chân dung hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều

    II. Đọc hiểu văn bản Chị em Thúy Kiều

    Câu 1 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Bố cục đoạn trích:

    • Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu về hai chị em
    • Bốn câu tiếp: Tả vẻ đẹp của Thúy Vân
    • Mười hai câu tiếp: Tả tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều
    • Bốn câu cuối: Cuộc sống hai chị em

    Câu 2 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Phác họa chân dung của Thúy Vân:

    Vân xem trang trọng khắc vời
    khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
    Hoa tươi ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da


    Nguyễn Du đặc tả chân dung của Vân dựa vào những hình thượng mang đậm tính ước lệ trung đại. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, Vân mang một vẻ đẹp phúc hậu trang nhã của người thiếu nữ phong sắc hương tình, vẻ đẹp ấy rất hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên khiêm nhường:

    Khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như trăng
    Long mày sắc nét đậm như con ngài
    Miệng cười tươi như hoa
    Giọng nói trong như ngọc
    Mái tóc đen tựa mây
    Làn da trắng như tuyết
    Vẻ đẹp ấy dự báo một cuộc đời êm đềm, bình lặng và suôn sẻ


    Câu 3 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Nhan sắc của Kiều vẫn được gợi tả bằng những hình ảnh ước lệ nhưng còn có sự chấm phá tạo điểm nhấn:

    Kiều cằng sắc sảo mặn mà
    So bề tài sắc lại là phần hơn
    Làn thuy thủy nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
    “Sắc sảo mặn mà” là hai cụm từ được dùng để lột tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cách tác giả miêu tả Vân trước, Kiều sau chính là thủ pháp đòn bẩy khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều để lại ấn tượng sâu đậm.

    Ở Vân, tác giả miêu tả toàn bộ dáng hình nhưng ở Thúy Kiều, tác giả tập trung đặc tả đôi mắt và đôi lông mày, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người.

    “làn thuy thủy” đôi mắt ấy tựa hồ nước mùa thu, trong vắt phẳng lặng êm đêm,
    “Nét xuân sơn” đôi mày tựa nét núi mùa xuân, tươi tắn tràn đầy sức sống


    Câu 4 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Ở Thúy Kiều, tác giả không chỉ gợi tả nhan sắc mà còn ca ngợi tài năng của nàng

    “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Tài năng ấy đạt mức lí tượng với chuẩn mực của phong kiến: Cầm, kì, thi ,họa. Trong các tài ấy, nàng giỏi nhất là cầm, cung đàn bạc mệnh mà nàng tự sáng tác ghi lại tiếng lòng của mình, đó là một trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp của nàng và tài năng của nàng khiến cho người ta hâm mộ mà cũng tiếc thương cho một “hồng nhan bạc mệnh”


    Câu 5 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Ở đoạn trích, chân dung của Thúy Vân được khắc họa trước, Thúy Kiều được tả sai, nổi bật hơn. Có lẽ vì dụng ý của tác giả, miêu tả Thúy Vân để làm nền, sử dụng linh hoạt thủ pháp đòn bẩu để đặc tả sắc tài của Kiều. Từ số lượng câu trong đoạn trích cũng thể hiện rõ điều này.


    Câu 6 trang 83 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
    Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
    Trả lời
    Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). - Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. 1. Câu 1, trang 83, SGK.

    Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.

    Trả lời:

    Đoạn Chị em Thuý Kiều có kết cấu :

    - Bốn câu đầu : giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.

    - Bốn câu tiếp : gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.

    - Mười hai câu tiếp : gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều.

    - Bốn câu cuối: khái quát chung về cuộc sống của chị em Thuý Kiều.

    Kết cấu của đoạn trích cho thấy trình tự miêu tả nhân vật của tác giả :

    + Bốn câu đầu khái quát được vẻ đẹp chung (mai cốt cách, tuyết tinh thần, mười phân vẹn mười) và vẻ đẹp riêng (mỗi người một vẻ) của từng người. Sau đó tác giả mới đi sâu gợi tả vẻ đẹp của từng nhân vật.

    + Bốn câu tiếp khắc hoạ rõ hơn vẻ đẹp của Thuý Vân, từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói đều nhằm thể hiện vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ.

    Bức chân dung Thuý Vân được gợi tả trước, có tác dụng làm nền để nổi bật lên vẻ đẹp của bức chân dung Thuý Kiều trong mười hai câu thơ tiếp theo.

    + Mười hai câu thơ tiếp khắc hoạ vẻ đẹp Thuý Kiều với cả sắc, tài, tình. Kiều là một tuyệt thế giai nhân "nghiêng nước nghiêng thành". Kiều "sắc sảo" về trí tuệ và "mặn mà" về tâm hồn. vẻ đẹp ây thể hiện tập trung ở đôi mắt: "Làn thu thuỷ hét xuân sơn". Tài năng của Kiều đạt tới mức lí tưởng, gồm cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ).

    + Bốn câu cuối khái quát cuộc sống phong lưu, nền nếp, đức hạnh, trẻ trung của hai chị em Thuý Kiều.

    Một kết cấu như trên vừa chặt chẽ, hợp lí, vừa góp phần làm nổi bật lên vẻ đẹp chung và nhất là vẻ đẹp riêng của hai chị em Thuý Kiều.


    Câu 2. Qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều, em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ?

    Trả lời:

    Tham khảo đoạn văn sau :

    "Khi miêu tả vẻ ngoài nhân vật, Nguyễn Du chú ý chọn cách thể hiện để làm nổi bật đặc điểm tính cách.

    Có khi tác giả chỉ dùng những nét khái quát, mang tính ước lệ tượng trưng để thể hiện ngoại hình nhân vật. Bút pháp nghệ thuật này ta bắt gặp trong chân dung chị em Thuý Kiều và chân dung Kim Trọng. Nguyễn Du chỉ đưa vài nét vẽ thoáng qua mà vẻ đẹp của Vân, của Kiều hiện lên thật sinh động, từ gương mặt, nụ cười đến làn da, mái tóc.

    Trước bức chân dung chị em Thuý Kiều, có người bắt bẻ : khuôn mặt thế này ("khuôn trăng đầy đặn"), nét ngài thế kia ("nét ngài nở nang") xem ra không hợp. Màu tóc ấy, làn da ấy là thế nào ? Khó có thể vẽ ra cụ thể...

    Xin lưu ý một điều : tả Kiều, Vân, Nguyễn Du không cốt tả người mà cốt tả vẻ đẹp. Vẻ đẹp của hai chị em Kiều là vẻ đẹp lí tưởng, mọi hoạ tiết cụ thể sẽ làm hỏng bức chân dung. Nguyễn Du đã dùng những khuôn mẫu có tính ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu của tuyệt sắc giai nhân ấy. "Kì tài diệu bút" Nguyễn Du là thế. Tả người đẹp mà độc giả cảm thấy đẹp thật, đẹp tuyệt. Thế đã là mĩ mãn thành công.

    Không cốt tả hình dáng, đường nét con người chỉ cốt tả vẻ đẹp. Thế nhưng qua đó, con người lại hiện lên rất rõ, với tính cách rất riêng. Người ta thường nói với "Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang", Vân là người hiền lành, phúc hậu. Vân sẽ có cuộc sống bình lặng, suôn sẻ vì khi tả nàng, Nguyễn Du đã rất tinh tế để "tuyết nhường", "mây thua" trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc ; thật khác Thuý Kiều, con người "sắc sảo mặn mà", với sắc đẹp hoa phải "ghen" vì "thua thắm", liễu phải "hờn" vì "kém xanh", sẽ có một cuộc đời đầy trắc trở, một số phận éo le".

    (Theo Lã Nhâm Thìn, Chuyên đề Văn 9,

    NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996)


    Câu 3. Trên cơ sở so sánh đoạn Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) với đoạn đọc thêm (trích Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) trong SGK, em hãy chỉ ra những nét khác nhau trong cách tả người của hai tác giả.

    Trả lời:

    Đọc kĩ phần Đọc thêm (SGK, trang 84), đối sánh với đoạn thơ tả chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du để thấy sự khác biệt. Lưu ý những khía cạnh sau :

    - Nói về gia cảnh của gia đình họ Vương : Thanh Tâm Tài Nhân kể cụ thể, tỉ mỉ như thế nào, còn Nguyễn Du chỉ giới thiệu vắn tắt ra sao ?

    - Tả chị em Thuý Kiều : Thanh Tâm Tài Nhân có tả kĩ về vẻ đẹp của từng người hay chỉ kể, có gợi ra tính cách của mỗi người hay không ? Còn Nguyễn Du tả dung nhan, vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều như thế nào, có gợi ra tính cách của mỗi nhân vật không ?

    - trình tự tả : Sau khi giới thiệu về hai chị em, Nguyễn Du tả ai trước, ai sau ? Còn đoạn văn của Thanh Tâm Tài Nhân thì giới thiệu về hai chị theo trình tự nào ? Nhận xét về những điểm khác biệt nói trên, từ đó chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du và nét đặc sắc của đoạn thơ Chị em Thuý Kiều.


    Câu 4. Đoạn trích Chị em Thuý Kiều thể hiện cảm hứng nhân đạo nào của Nguyễn Du trong Truyện Kiều ?

    A - Thương cảm trước bi kịch của con người

    B - Lên án tố cáo tội ác những thế lực xấu xa, tàn bạo

    C - Trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người

    D - Khát vọng công lí, chính nghĩa

    Trả lời:

    Đọc kĩ phần Ghi nhớ (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 83) để trả lời câu hỏi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Đôi nét về tác phẩm Chị em Thúy Kiều
    1. Vị trí đoạn trích
    Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần 1: Gặp gỡ và đính ước
    2. Bố cục
    - Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
    - Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
    - Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
    - Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
    3. Giá trị nội dung
    Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du
    4. Giá trị nghệ thuật
    Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không miêu tả chi tiết cụ thể mà tả để gợi, sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều


    Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    - Kết cấu đoạn thơ:

    + Bốn câu đầu:

    + Bốn câu tiếp:

    + Mười hai câu tiếp.

    + Bốn câu cuối.

    - Tác giả giới thiệu Thúy Vân trước, sau đó giới thiệu Thúy Kiều. Không phải vì Thúy Vân được giới thiệu trước là quan trọng mà là tác giả đã cố ý đảo trật tự. Nhân vật trung tâm, quan trọng thì Nguyễn Du dành để giới thiệu sau, với số câu nhiều hơn.


    Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Thúy Vân được miêu tả, so sánh với trăng, với hoa, với ngọc, với mây và với tuyết. Một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, quý phái.

    -Vẻ đẹp ấy mang tính cách và như dự báo trước số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân gợi ra sự hòa hợp, thân thiện với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Số phận của nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ.


    Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    - Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về tâm hồn.

    - Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng lưu ý là khi họa bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, cái “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” – làn nước mùa thu dợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt,… Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi màu xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

    - Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen, các vẻ đẹp khác phải đố kị - “hoa ghen”, “liễu hờn”- nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.

    - Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.


    Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp về tài năng, về tâm hồn của Thúy Kiều. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ). Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.


    Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng. Vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp hiền lành. Chính vì vậy mà “mây thua, tuyết nhường”. Mà khi đối tượng đã nhường, đã thua thì không có gì căng thẳng, mâu thuẫn. Mọi việc sẽ suôn sẻ, hanh thông. Trái lại, vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”. Như thế là đã gây tai họa cho người ta. Không những thế, vẻ đẹp đó lại còn làm cho “hoa ghen, liễn hờn”. Khi hoa, liễu, những cỏ cây vô tri, vô giác còn hờn, còn ghen thì con người sẽ gây khó dễ cho nàng là lẽ tất nhiên. Đời nàng sẽ khó về yên ổn, bình lặng.

    Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thúy Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn Thúy Kiều thì “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Nàng không những phải bán mình, phải vào lầu xanh, phải làm đầy tớ, rồi lại hầu rượu Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan. Đến mức nàng phải tự tử ở sông Tiền Đường. Về sau, tuy được sum họp với Kim Trọng, nhưng tình vợ chồng cũng chỉ là tình bạn bầy mà thôi.


    Trả lời câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều đều đặc sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Hai bức chân dung đều có những nét đẹp riêng của hai vẻ đẹp phúc hậu và sắc sảo. Về dụng công, thì Nguyễn Du tập trung cho bức chân dung của Thúy Kiều (vì nàng là nhân vật chính). Số câu dành cho Thúy Vân là 4, trong khi số câu dành cho Thúy Kiều là 16. Thúy Vân cũng được nói đến là có sắc, có tài, nhưng Nguyễn Du dành nhiều câu thơ để tả về tài năng của Thúy Kiều. Nói về ấn tượng thì chân dung của Thúy Kiều gây ấn tượng mạnh hơn về sắc, về tài, về tình. Nhưng về hình dáng bên ngoài thì bức chân dung của Thúy Vân cụ thể hơn, giúp người đọc hình dung ra nhân vật rõ nét hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy