Top 10 bài thuốc hay chữa ho cho bé từ tỏi

Nam Gia 677 0 Báo lỗi

Vào thời điểm giao mùa từ thu sang đông thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể bé không thích nghi kịp nên rất dễ nhiễm lạnh, bị ho. Các mẹ khoan vội dùng kháng ... xem thêm...

  1. Nguyên liệu:

    • 2 - 3 tép tỏi (nên dùng tỏi tía là tốt nhất)
    • 2 - 3 thìa mật ong

    Cách thực hiện:

    • Tỏi bóc vỏ, đập dập
    • Cho mật ong vào hấp cách thủy khoảng 10 phút, đến khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được. (Lưu ý: Không hấp tỏi quá chín sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh)
    • Bạn cho bé uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê. Bé lớn có thể cho ăn cả xác tỏi càng tốt.

    Chú ý: Bài thuốc này chỉ dùng cho bé trên 1 tuổi.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Nguyên liệu:

    • 2 - 3 tép tỏi
    • Đường phèn

    Cách thực hiện:

    • Bạn dùng từ 2 - 3 tép tỏi, đập dập, cho 2 - 3 viên đường phèn với một chút nước lọc vào bát rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
    • Cho bé uống ngày 3 lần sau bữa ăn, bạn sẽ thấy bé dứt ho nhanh chóng sau 1 - 2 ngày.

    Chú ý: Bài thuốc này có thể áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Nguyên liệu:

    • Tỏi: 150g
    • Mật ong: 100ml
    • Hũ thủy tinh

    Cách thực hiện:

    • Tỏi bóc vỏ, đập dập
    • Cho tỏi, mật ong vào lọ thủy tinh, ngâm trong 3 tuần là dùng được.
    • Hàng ngày cho bé uống khoảng 2ml pha với nước ấm vào buổi sáng sẽ phòng tránh được cảm cúm, củng cố hệ miễn dịch cho bé yêu nhà bạn.

    Chú ý: Bạn có thể ngâm cả tép tỏi nhưng thời gian ngâm lâu hơn, thông thường nên để 3 tháng mới dùng được.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Nguyên liệu:

    • 4 tép tỏi ta

    Cách thực hiện:

    • Tỏi bóc vỏ, cho vào giấy bạc bọc lại, nướng trên lửa đến khi nghe mùi tỏi hăng hắc là được.
    • Cho tỏi vào bát, lấy thìa nghiền nát một cách dứt khoát
    • Cho thêm vào 10ml nước ấm, trộn đều rồi chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần 5ml, bé lớn có thể ăn cả xác tỏi càng tốt.

    Chú ý: Bài thuốc này rất hiệu quả khi mới chớm bị viêm họng, người lớn cũng dùng cũng rất hiệu quả.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Nguyên liệu:

    • 1 củ hành tím, 2 củ tỏi ta, mật ong.

    Cách thực hiện:

    • Hành tím và tỏi bóc vỏ, thái lát cho vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong ngập mặt
    • Ngâm hỗn hợp trên qua đêm hoặc trên 12 tiếng rồi cho bé uống sau bữa ăn 1 tiếng, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Tỏi kết hợp với gừng sẽ giúp nhân đôi công dụng kháng viêm, giảm ho. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính giảm đau tự nhiên nên có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tình trạng đau rát cổ họng do ho quá nhiều.

    Nguyên liệu:

    • 3 tép tỏi, 5 lát gừng tươi, 1/2 thìa cà phê đường nâu

    Cách thực hiện:

    • Tỏi và gừng đem giã nát, nấu cùng 200ml nước
    • Đun cho đến khi nước trong nồi sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa để nước gừng tỏi chuyển sang màu vàng nhạt thì thêm đường nâu vào. Nấu cho đường tan hết là được.
    • Trường hợp trẻ bị ho nhẹ thì uống ngày 2 lần, nặng hơn thì cho bé uống 3 – 4 lần trong ngày. Mỗi lần uống 1 muỗng.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Sữa cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng xoa dịu cơn ho, tạo điều kiện thuận lợi để tổn thương viêm nhanh bình phục. Mẹ có thể kết hợp tỏi với sữa cho bé dùng, vừa tăng hiệu quả điều trị lại giúp bé dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ nước tỏi tươi.

    Cách thực hiện:

    • Trước tiên, mẹ tiến hành pha sữa cho con như bình thường
    • Sau đó giã tỏi lấy 1 thìa cà phê nước cốt quậy chung vào cho bé uống khi sữa còn ấm
    • Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ để các dược chất tiếp xúc được với thành họng, làm sạch vi khuẩn và đàm nhầy bám ở cổ họng.
    • Áp dụng ngày 2 lần để bé dễ chịu và ngủ yên giấc hơn.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Hẳn bạn cũng biết muối có tác dụng sát khuẩn cực mạnh. Gia vị này thường được pha với nước ấm để súc họng giảm ho. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp với tỏi làm thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh.

    Nguyên liệu:

    • Tỏi, muối ăn

    Cách thực hiện:

    • Lấy 5 tép tỏi tươi đập dập, thêm vào vài hạt muối hột và 2 thìa nước
    • Đem hỗn hợp hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện đều được
    • Khi tỏi chín chuyển sang màu trong và muối tan hết thì lấy ra, để nguội
    • Chắt nước tiết ra cho bé uống mỗi lần 1/2 thìa cà phê, ngày dùng 3 – 4 lần
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  9. Ngoài tỏi tươi, nhiều mẹ còn sử dụng tinh dầu tỏi để trị ho cho bé vì tính tiện lợi của nó. Trên thị trường hiện nay có bán sẵn nhiều sản phẩm tinh dầu tỏi, tuy nhiên bạn cần lựa chọn một thương hiệu uy tín để sử dụng cho trẻ. Tránh mua hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ pha lẫn nhiều tạp chất và hóa chất bảo quản có hại. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể tự mình làm tinh dầu tỏi nguyên chất tại nhà theo dướng dẫn dưới đây.

    Cách làm tinh dầu tỏi:

    Nguyên liệu :

    • Tỏi ta, 400ml dầu ăn, 1 cái chai thủy tinh dùng để đựng tinh dầu thành phẩm.

    Cách thực hiện:

    • Tỏi lột sạch vỏ, cho hết vào chảo đun nóng cùng với dầu ăn
    • Trong quá trình chưng cất tinh dầu tỏi, duy trì nhiệt độ trong chảo khoảng 90 -93 độ, kết hợp đảo đều tay cho đến khi tép tỏi chuyển sang màu vàng.
    • Để khoảng 30 phút cho các hoạt chất trong tỏi thẩm thấu.
    • Cuối cùng lọc lấy phần dầu, bỏ xác tỏi. Đổ dầu vào trong chai đậy kín nắp lại để sử dụng dần.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  10. Dùng tỏi bó vào lòng bàn chân để giảm ho.

    Nguyên liệu:

    • Tỏi tươi, băng gạc y tế.

    Cách thực hiện:

    • Mỗi tối trước khi đi ngủ rửa sạch chân, cắt tỏi thành từng lát mỏng bó vào lòng bàn chân trên huyệt dũng tuyền (cách xác định vị trí: co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt).
    • Dùng băng gạc y tế bó lại là được. Vì tỏi có thể kích ứng tới da, nên thời gian đắp vào không nên để quá lâu, tốt nhất sáng sớm khi tỉnh giấc nên bỏ ra.
    • Phương pháp này có hiệu quả nhất định đối với việc giảm ho, xuất huyết mũi, táo bón, liên tục áp dụng tròng vòng 7 -10 ngày, hiệu quả sẽ tốt hơn.

    Chú ý: có thể khi đắp tỏi vào chân sẽ bị phồng nên, lúc đó nên tạm thời dừng lại đợi da hồi phục lại tiếp tục để không ảnh hưởng tới làn da.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy