Top 7 Bài văn nghị luận về sức mạnh của trí tưởng tượng con người hay nhất
Trí tưởng tượng linh hoạt, phong phú chính là đặc tính quan trọng của trí tuệ. Trí tưởng tượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của con ... xem thêm...người.
-
Bài tham khảo số 1
Một nhà giáo dục người Nga đã nói: Trí tưởng tượng linh hoạt, phong phú chính là đặc tính quan trọng của trí tuệ. Trí tưởng tượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của con người.
Nếu không có trí tưởng tượng tốt, ta sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm, các hình minh họa trong mỗi bài giảng, khi làm văn cũng sẽ không biết miêu tả một cách sinh động. Trí tưởng tượng còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sức sáng tạo của con người, trong khi những phát minh nổi tiếng trên thế giới đều bắt đầu từ trí tưởng tượng mà thành.
Tôi hay tự hỏi tại sao người Phương Tây (Đức, Pháp, Anh…) từ cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm lại có thể viết những tác phẩm triết học, kinh tế và khoa học tinh hoa đến thế, chỉ kể một số ví dụ như Của cải của các dân tộc (A Smith), Các nguyên lý triết học của khoa học tự nhiên (Newton), Bách khoa thư các khoa học triết học (Hegel)…Không những thế, họ còn xây dựng lên những công trình, những thành phố, vẽ những bức tranh, và có những sáng chế công nghệ đáng ngưỡng mộ. Người Mỹ cũng chính là con cháu của những người châu Âu di cư, họ tiếp nhận di sản trí tuệ của tổ tiên và dựa trên đó tiếp tục phát triển triết học, khoa học và công nghệ mang sắc thái của những người di cư đi tìm cuộc sống ở những vùng đất mới – tính hiệu quả và thực dụng chẳng hạn. Do đó mà người Mỹ có thực dụng luận, tư duy thực dụng của người Mỹ nổi tiếng thế giới rồi.
Tôi thường đọc triết học cổ điển Đức khi rảnh rỗi, thường đọc nhưng những gì hiểu được thật sự không nhiều, triết học Đức quá khó, quá tự biện. Nhưng một số thứ hiểu được thì khá có ích cho tư duy của tôi. Ví dụ, đoạn dưới đây trích từ tác phẩm của một triết gia Đức giúp tôi tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên: Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong làm một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm rồi. Còn nhớ cái cảm giác lần đầu tiên đọc đến đoạn đó, tôi đã “à” lên một tiếng, đây chính là đặc trưng cho cách làm việc của con người, mọi thứ do con người làm ra đều chỉ là hiện thực hóa tư duy của con người, mọi hành vi của con người làm ra đều chỉ là hiện thực hóa tư duy của con người, mọi hành vi của con người đều chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài suy nghĩ của con người mà thôi. Có thể nhận xét rằng sản phẩm của anh tinh tế thế nào thì tư duy của anh tư duy của anh tinh tế thế ấy nhưng điều ngược lại thì không chắc đúng. Vì vậy, phát triển tư duy là điều kiện cho sự phát triển kinh tế, nhưng trong tư duy của con người thì cần ưu tiên phát triển trí tưởng tượng (một cách tương đối) hơn là trau dồi sự hiểu biết (trau dồi tri thức), do trí tưởng tượng là cái làm ra tương lai, còn tri thức là cái được đúc kết lại từ quá khứ. Con người chỉ có thể phát triển bằng cách làm ra một cái gì đó ít nhất là khác với hiện tại và quá khứ – làm ra một cái mới. Những cái mới liên tiếp nhau sẽ tạo ra phát triển. Mà cái mới chỉ có thể xuất hiện trước hết trong trí tưởng tượng mà thôi. Muốn thúc đẩy sự phát triển của trí tưởng tượng thì con người cần không gian tự do, tự do tư duy, tự do hành động trong khuôn khổ của văn hóa lành mạnh.
Có thể nhận xét rằng thế giới phương Tây đã tạo điều kiện tốt nhất cho sự tự do của con người, từ đó thúc đẩy sự đa dạng trong tư duy của người phương Tây, thúc đẩy sự phát triển của trí tưởng tượng theo mọi hướng có thể có. Mọi tác phẩm hay mọi công trình tinh hoa của người phương Tây mà chúng ta có thể đọc hay nhìn ngắm hiện nay đều đã từng là tương lai trong suốt thời gian trước khi chúng được viết ra hoặc được xây dưng lên. Trước hết, chúng phải được thai nghén trong trí tưởng tượng của các tác giả của chúng, sau đó chúng mới được hiện thực hóa và có hình hài như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Đối với học sinh, sinh viên chúng ta, thực ra trong quá trình học tập rất cần đến trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng phong phú giúp ta có thể hiểu bài, hiểu những môn học trừu tượng một cách nhanh chóng và sâu sắc.
Bạn hãy thử nghĩ xem, bạn học môn Văn mà không có trí tưởng tượng, sao bạn có thể cảm thụ các tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Giá như học văn mà không tưởng tượng, liệu bạn có thể hiểu được hoàn cảnh của Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Bạn không hề hiểu về xã hội và giá trị con người, giá trị đồng tiền trong xã hội đó nên bạn không thể hiểu được nỗi khổ của Kiều khi phải bán mình. Vì không có trí tưởng tượng, bạn luôn áp đặt những tình huống trong văn thơ vào cuộc sống thật – nơi bạn được sống, được biết những thực tế, nắm bắt sự việc rồi kết luận cách sống, cách làm của nhân vật là sai. Chính vì thế, điểm mấu chốt của việc học văn là bạn cần có trí tưởng tượng phong phú để có thể hiểu tác phẩm một cách sâu sắc.
Môn Văn là vậy, còn môn toán thì sao? Nếu không có trí tưởng tượng và tư duy sắc bén, liệu bạn có học được hình học không gian? Môn học này đòi hỏi có sự tưởng tượng tinh tế, và mọi cuộc khảo sát đều cho thấy rằng, những người học tốt bộ môn tự nhiên bao giờ cũng là những người có trí tưởng tượng tốt.
Việc học thực ra rất cần đến trí tưởng tượng, không chỉ một, hai môn mà là tất cả các bộ môn, trí tưởng tượng đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Trí tưởng tượng giúp bạn có thể hiểu bài sâu hơn, nắm bài chắc hơn. Và thiếu sức tưởng tượng, quả thật tri thức không có tiềm năng phát triển.
-
Bài tham khảo số 2
Một tiêu chuẩn không thể thiếu cho nhà lãnh đạo đa tài đó là sự tưởng tượng, vì sao vậy? Vì tưởng tượng nó có một sức mạnh phi thường vượt không gian và thời gian, nó đem lại cho người vận hành nó cảm giác thăng hoa đang tưởng nó nhưng giống như đang sống thật ở hiện tại, nó giúp họ hình dung ra được viễn cảnh tốt đẹp, trong đó họ thấy khách hàng đến đặt hàng loại nào, loại hàng nào sẽ thành công trong phân khúc đó, dùng chiến lược marketing nào phù hợp với phân khúc, bộ máy quản lý cần thêm bớt hoặc đào tạo ai để quản lý tốt trong 3 năm tới, chí nhánh tiếp theo nên đặt ở quốc lộ nào có cần phải gần biển không và mọi người sẽ nói gì khi bước chân vào hotel và cái tên nó hotel đó nó mang tính độc lạ khuyến cho khách đến nườm nượp như thế nào… Tất cả nó luôn là động lực kích động ý chí bản thân phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu hơn là mong đợi.
Vì thế khi bạn bắt đầu nghĩ tới các mục tiêu, hãy đặt bản thân vào tương lai và suy nghĩ về nó một cách thực tế. Bạn xác định thời điểm mục tiêu sẽ được hoàn thành, sau đó dừng lại, nhắm mắt và thử hình dung rằng bạn đang ở đó. Cảm giác của bạn như thế nào khi hoàn thành mục tiêu?
Một điều nhỏ bạn cần phải nhớ nó luôn là chìa khóa thành công của các doanh nhân kiêu hãnh đó là khi bạn nghĩ đến các mục tiêu, hãy viết chúng ra giấy và đặt động từ ở thì hiện tại. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là mở một nhà hàng, hãy viết như thể nhà hàng đã bắt đầu thành công: “Nhà hàng của tôi (tên của nhà hàng) là một địa điểm ẩm thực tuyệt vời! Chúng tôi nhận đặt chỗ vào tất cả các tối trong tuần. Nhà hàng được năm tờ báo địa phương phỏng vấn và hàng chục người gọi điện đến hỏi xem liệu nhà hàng có sẵn sàng nhượng quyền kinh doanh hay không. Ở đâu mọi người cũng đều nói rằng họ thật sự yêu thích thức ăn của nhà hàng!”.
Sau đó, bạn nên viết ra viễn cảnh về cuộc sống lý tưởng của bạn. Hãy để trí tưởng tượng của bạn vẽ nên những bức tranh tuyệt vời về bản thân. Liệu có điều gì trong cuộc sống thực tế ngăn trở bạn thực hiện viễn cảnh đó (không đủ nguồn tài chính, không có đủ kiến thức…)? Hãy tạm coi như chúng không tồn tại và thử xem những gì bạn có thể theo đuổi. Dù sao, khả năng của bạn là không giới hạn mà.
Bạn đã sẵn sàng, tốt, bây giờ bạn hãy cầm cây bút xinh xinh ở phía trước và bắt đầu viết những cái đang nhảy nhảy trong đầu , dường như nó giống như bạn viết nhật ký lúc đang yêu đó, hình tượng người ấy cứ chạy chạy trong đầu đó, đúng rồi bạn viết sự tưởng tượng về kế hoạch đó ra. Có thể bạn nhắm mắt lại, lắng tâm một phút và hãy nhìn lại mình những lúc vui nhất của bạn, thư giãn, hòa vào nhẹ dần. Rồi bắt đầu bạn viết xuống mục tiêu đó, hãy nghĩ bạn đang bước chân vào không gian đó và hình dung ra sự thành công của nó, cảm giác bạn lên truyền hình trao giải thuộc top 5 trong lĩnh này, hình dung ra lời phát biểu của bạn, đúng lời phát biểu đó. Bạn hãy cười nhẹ, chậm thôi.
Tôi tin rằng với phương pháp đó bạn sẽ hoàn toàn thoải mái, mục tiêu sẽ rõ ràng với hy vọng tỏa cả không gian. Bạn sẽ làm được, bạn tin mình làm được? OK bạn hãy hứa với mình.
-
Bài tham khảo số 3
Con người có cần trí tưởng tượng lắm không? Thế giới khoa học và phát triển hiện đại có quy trình hôm nay có cần trí tưởng tượng không? Đó là câu hỏi mà câu chuyện nhỏ dưới đây có thể giải đáp phần nào.
Trong các điều kỳ dị có thể tìm thấy trên mạng xã hội hôm nay, có câu chuyện bà mẹ kiện nhà trường mẫu giáo vì đã dạy cho con bà biết quá sớm các mặt chữ. Chuyện kể rằng năm 1968, một bà mẹ ở bang Nevada, Hoa Kỳ phát hiện đứa con ba tuổi của mình, bé Edith, khi nhìn vào chữ “open” đã reo lên và nói mình biết chữ “o” trong đó. Bé nói cô giáo trong trường mới dạy cho bé biết chữ này.
Trái với thái độ của các bà mẹ thông thường, mẹ của bé Edith đã buồn bực và gửi đơn kiện trường mẫu giáo Laura III, với mức bồi thường tượng trưng là 1.000 USD. Lý do của vụ kiện gây xôn xao này, là mẹ của Edith cho rằng nhà trường vì tham vọng giáo dục nhanh, đã bóp chết trí tưởng tượng của con bà. Rằng từ đây, trong suy nghĩ của bé chỉ còn một thứ được ấn định, chứ không còn là không gian tự chọn lựa theo trí tưởng tượng nữa.
Trước khi biết vòng tròn đó được áp đặt là “o”, thì bé có thể nhìn thấy hình dạng đó là muôn vạn thứ, có thể là mặt trời, có thể hồ nước hay có thể là một con mắt của con thú nào đó. Nhưng từ khi bị ấn định theo huấn thị, đứa bé bị cầm tù trong không gian của người lớn, trí tưởng tượng bị hủy diệt.
Đơn kiện của bà mẹ bé Edith, theo câu chuyện mô tả, đã làm xôn xao các nhà giáo dục của bang Nevada, và gây tranh cãi không thôi. Người thì nói bà mẹ đó chỉ là một kẻ cơ hội được mùa, kẻ lại bảo suy nghĩ của bà mẹ đó là một cuộc cách mạng cho khoa học giáo dục. Tuy nhiên, người ủng hộ bà không nhiều, thậm chí cả luật sư đại diện cho bà cũng cảm thấy không được mạnh mẽ trong lập luận của mình.
Thế nhưng kết quả cuối cùng của vụ kiện này thật bất ngờ: bé Edith được trường Laura III bồi thường 1.000 USD, sự kiện này được ghi vào sách giáo khoa, vào luật bảo hộ giáo dục công dân về quyền sử dụng trí tưởng tượng.
Theo mô tả, diễn giải của bà mẹ đó trước tòa, bà từng nhìn thấy ở các nước phương Đông, người ta nhốt những con thiên nga nhỏ vào các hồ không có chiều dài, để chúng không thể lấy đà bay lên, dù được thả tự do. Việc áp đặt nhận định về một thế giới mở, quá sớm, sẽ dẫn đến việc đứa trẻ không còn bay bổng nữa trong trí tưởng tượng. Tâm hồn của trẻ thơ bị cầm tù trong trí thông minh đơn điệu của người lớn.
Điều người mẹ đó lo lắng, là khi bị cướp mất đi trí tưởng tượng tự do, đứa trẻ sẽ không còn khả năng sáng tạo và trở thành một lớp người chỉ là công cụ cho kẻ khác.
Câu chuyện này làm nức lòng những ai quan tâm đến con cái mình, đến nền giáo dục, thậm chí là đến tương lai của một quốc gia. Thế nhưng, bí mật của câu chuyện này, là toàn bộ câu chuyện đó cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng, dựa vào các tiêu chí có thật của các điều luật về giáo dục tại Mỹ. Đó là một nỗ lực tuyệt vọng của các nhà báo và giáo dục Trung Quốc, như để nhằm vận động cho một chiến dịch chống lại nền giáo dục đầy tính tuyên truyền và biến con người thành công cụ hiện nay ở đất nước có hơn 7.000 năm văn hiến.
Đầu năm 2014, lời của cựu chủ tịch của trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, ông Lưu Đào Vũ (Liu Daoyu) được trích dẫn nhiều trên các diễn đàn và thông tin giáo dục rằng: “Đừng xiềng xích trẻ em bằng khái niệm giáo dục truyền thống. Đừng xiềng xích trí tưởng tượng của trẻ em. Hãy giải phóng nền giáo dục của Trung Quốc bắt đầu từ sự giải phóng sự tò mò của trẻ”.
Cuộc cách mạng âm thầm trong việc muốn thay đổi khuynh hướng giáo dục ở Trung Quốc từ giới trí thức cấp tiến ngày càng mạnh. Ngày càng nhiều ý kiến cho rằng nền giáo dục ở Trung Quốc đang bóp chết sự tưởng tượng và sáng tạo của thế hệ mới, thay vào bằng một lớp người chỉ biết sao chép và tuân lệnh.
Đánh giá quốc tế, khảo sát dựa trên 21 quốc gia trên toàn thế giới năm 2010, cho thấy Trung Quốc xếp hạng cuối cùng về trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Ở khối tiểu học, sự tò mò và trí tưởng tượng chỉ có 4,7%, khả năng phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo chỉ có 14,9%. Chỉ số đó không tăng lên, mà dường như vẫn đang hạ xuống.
Rất nhiều người tin rằng câu chuyện bà mẹ Mỹ với chữ “o”, là một câu chuyện ẩn dụ dành cho nền giáo dục Trung Quốc. Người ta cũng bắt gặp câu chuyện này trong các bài nói chuyện của chủ tịch Lưu Đào Vũ. Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein từng nói: “Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức vì kiến thức còn hạn chế, nhưng trí tưởng tượng tóm tắt tất cả thế giới”. Kinmen và Matsu trong Lãng mạn thế kỷ 21 nói rằng “nếu cuộc sống vẫn tồn tại bởi các định dạng khuôn mẫu, đó là đại lộ dẫn đến các thất bại”.
Trong thế giới này, sự tưởng tượng mới vĩ đại làm sao. Và cũng thật buồn bã như bí mật của câu chuyện chữ “o” được sáng tạo ở Trung Quốc bị tiết lộ: ngay cả mơ ước một sự đổi thay cho con người, người ta cũng phải cậy nhờ, sống bằng trí tưởng tượng, và tiếp tục tưởng tượng.
Ở nơi đâu nuôi dưỡng trí tưởng tượng như một lộ trình đi đến đời thật, nơi đó là tinh cầu của Hoàng tử bé, mà những bông hồng không bao giờ cần phải ủ kín trong lồng thủy tinh, và cũng không bao giờ héo tàn. Darrell Berry, người Mỹ, nhà nghiên cứu tiên phong về mạng xã hội - người thể nghiệm trang mạng mang tên Matisse ở Tokyo vào năm 1995 - đã nói rằng ông luôn sống với trí tưởng tượng để có được thành quả đầu tiên.
Darell kể rằng khi ông còn nhỏ, mẹ của ông đưa ra biển chơi. Nhìn ra tận cùng của đường chân trời, cậu bé Darrell hỏi rằng “Mẹ ơi, sau biển là gì?”. Người mẹ đó đã trả lời bằng một lời gợi mở tuyệt vời, ảnh hưởng mãi đến cậu về sau: “Là gì? Con thử tưởng tượng xem?”.
Nguồn: Báo Đô Thị -
Bài tham khảo số 4
Theo ý của Albert Einstein, tưởng tượng là tâm lý sâu hơn, rộng hơn, phát minh sáng tạo cái mới dựa trên cái cũ. Không thể phủ nhận tưởng tượng là một trong những đặc thù tối ưu của trái đất, ghi lại bước tiến hoá của tất cả chúng ta so với loài vật, nói lên trình độ tăng trưởng của con người.
Trí tượng tượng mang lại nhiều quyền lợi to lớn cho con người, thậm chí còn là khỏi nguồn cho những mày mò mới, tri thức mới của trái đất. Giá trị của tưởng tượng chính là ở việc giúp tất cả chúng ta tìm được lối thoát trong thực trạng có vấn để, ngay cả khi không đủ điều kiện kèm theo để tư duy. Hơn thế, nó được cho phép con người tưởng tượng ra được tác dụng ở đầu cuối, từ đó có thế làm ra nhiều điều kì diệu. Thế nhưng, mỗi người cũng cần tỉnh táo. cần phân biệt trí tưởng tượng và ảo tưởng vì ảo tưởng chỉ khiến tất cả chúng ta xa rời trong thực tiễn, không mang lại quyền lợi thiết thực. Trí tưởng tượng cần song hành với tri thức vì thiếu đi một trong hai, con người và xã hội loài người sẽ không hề tăng trưởng tổng lực được.
Do vậy, tất cả chúng ta cũng nên học hỏi nhiều hơn nữa, luôn ý thức về sự hoàn thành xong và phát huy kiến thức và kỹ năng có được để phát minh sáng tạo cái mới và phải biết tưởng tượng, tham vọng để tạo động lực cho tương lai.
-
Bài tham khảo số 5
Nhà văn Mark Twain từng nói rằng: "Hiện thực có thể bị đánh bại nếu trí tưởng tượng đủ nhiều". Quả đúng là như vậy. Câu nói của Mark Twain đã cho ta thấy được khả năng xoa dịu cảm xúc cũng như hướng con người đến những điều tích cực của trí tưởng tượng.
Ngoài ra, lời khẳng định của ông còn đem đến một khía cạnh khác về lợi ích của trí tưởng tượng. Đó là sự thúc đẩy con người đến với những phát minh, sáng chế mới. Khi mơ ước, tưởng tượng đủ nhiều, con người sẽ có thể làm nên những điều lớn lao, kì vĩ. Trí tưởng tượng mang lại nhiều quyền lợi to lớn cho con người, thậm chí còn là khởi nguồn cho những tìm tòi tri thức mới.
Trí tưởng tượng là khả năng tạo ra, thể hiện hoặc tạo ra ý tưởng, hình ảnh, âm thanh hoặc trạng thái tinh thần mà không dựa vào sự tồn tại của các đối tượng, sự kiện hoặc thông tin cụ thể. Đó là khả năng tạo ra những tưởng tượng, kịch bản, tưởng tượng về tình huống hoặc trạng thái mà chúng ta chưa từng trải nghiệm hoặc nhìn thấy.
Trí tưởng tượng là một quá trình tinh thần linh hoạt và sáng tạo cho phép chúng ta khám phá và khai thác những khả năng và ý tưởng mới mà không bị ràng buộc bởi thực tế. Nó giúp chúng ta tạo ra những ý tưởng mới, tìm ra các giải pháp sáng tạo và mở khóa tiềm năng của tâm trí. Trí tưởng tượng không chỉ tồn tại trong lĩnh vực nghệ thuật, mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý tưởng, giao tiếp và tạo ra trải nghiệm mới. Cho dù tưởng tượng ra những câu chuyện, sáng tạo nghệ thuật và phát minh mới hay nảy sinh ý tưởng kinh doanh, trí tưởng tượng giúp chúng ta phát triển khả năng suy nghĩ và khám phá thế giới xung quanh theo những cách đa dạng và sáng tạo.
Trí tưởng tượng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ nghệ thuật đến khoa học, công nghệ và giáo dục. Ví dụ, tưởng tượng là một phần quan trọng trong viết tiểu thuyết, nhiếp ảnh, phim, thiết kế đồ họa, kinh doanh và quản lý. Trong khoa học, trí tưởng tượng có thể giúp các nhà khoa học tạo ra các giả thuyết mới và phát triển nghiên cứu mới.
Trí tưởng tượng không chỉ giới hạn trong việc tạo ra những hình ảnh trong tâm trí, nó còn liên quan đến việc phân tích, lập luận, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Bằng cách sử dụng trí tưởng tượng, chúng ta có thể tập trung vào các khía cạnh khác nhau của một vấn đề hoặc tình huống và thử nghiệm nhiều giải pháp khác nhau.Giá trị của tưởng tượng chính là ở việc giúp chúng ta tìm được lối thoát trong thực trạng có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy. Trí tưởng tượng đa dạng giúp chúng ta có tư duy sắc bén, cái nhìn phong phú, sâu sắc hơn về mọi việc.
-
Bài tham khảo số 6
"Trí tưởng tượng là khởi nguồn của sáng tạo. Bạn tưởng tượng những gì bạn khao khát, bạn mong muốn thứ mà bạn tưởng tượng, và cuối cùng bạn tạo ra thứ mà bạn mong muốn." Câu nói của nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia người Ai-len George Bernard Shaw đã cho ta thấy sức mạnh phi thường của trí tưởng tượng đối với con người.
Quả đúng là như vậy, trí tưởng tượng là tiền đề để loài người khám phá ra những tri thức mới, mang tính đột phá, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống. Nếu không có trí tưởng tượng, con người không thể sáng tạo ra những điều kì diệu, lớn lao. Bởi vậy, mỗi người cần tích cực bồi dưỡng, luyện tập trí tưởng tượng và trau dồi thêm tri thức để tự mình gặt hái thành công. Trí tưởng tượng của con người là không giới hạn. Nó như một hình thức phản ánh những mong muốn, khát khao của con người. Như trong văn bản, tác giả đã tưởng tượng ra một quy trình sản xuất sô-cô-la tuyệt vời, hoàn hảo. Và chả ai dám chắc rằng trong tương lai chúng ta sẽ không làm được. Nhiều phát minh sáng chế đều được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người.
Trí tưởng tượng là khả năng tạo ra những hình ảnh, ý tưởng mới chưa từng có nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề thực tế cuộc sống. Trong khi đó, tư duy thường xoay quanh việc phân tích, suy luận, đánh giá và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, trí tưởng tượng và tư duy khác nhau trong quá trình áp dụng. Trí tưởng tượng thường liên quan đến sự tập trung và tĩnh lặng, trong khi tư duy thường liên quan đến sự tập trung và năng động. Khi mơ mộng, người ta thường cần tách khỏi những ảnh hưởng xung quanh để tập trung vào việc tạo ra những hình ảnh và ý tưởng mới.Vì vậy, trí tưởng tượng không chỉ phản ánh ước muốn của con người mà nó còn là động lực để tạo ra những tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp con người ngày càng phát triển đi lên.
-
Bài tham khảo số 7
Trong cuộc sống, ta không thể phủ nhận được sự kì diệu của trí tưởng tượng của con người đóng vai trò rất quan trọng. Trong thực tế, ta thấy được vai trò của trí tưởng tượng vô cùng lớn.
Có thể thấy rằng, những giám đốc kinh doanh đều dùng trí tưởng tượng của mình để mở ra những "viễn cảnh" của từng thị trường tiêu thụ, từng mặt hàng, nhu cầu khách hàng để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Những nhà sáng tạo, chuyên gia thiết kế cũng dùng trí tưởng tượng của mình để tạo nên những sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dựa trên những hiểu biết có sẵn, trí tưởng tượng giúp con người bay cao hơn trong công việc, vươn tới những chân trời mới của sự sáng tạo, thành công đến nhờ rất nhiều ở khả năng tưởng tượng. Một biên kịch phim muốn có một bộ phim hay phải bằng quan sát, suy nghĩ và tưởng tượng trong từng tình huống, đi theo từng diễn biến, tạo ra những tình tiết hấp dẫn, gay cấn lôi cuốn người xem. Một diễn viên không chỉ cần kỹ năng diễn xuất mà còn phải tưởng tượng, đặt mình vào vai diễn để có những cảm xúc chân thật nhất của nhân vật, cùng khóc cùng cười với cái diễn mới có thể thuyết phục được khán giả xem truyền hình. Một nhà văn, nhà thơ cũng vậy, từ rung động tinh tế với thiên nhiên, vạn vật, với đời sống xã hội.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần phải có trí tưởng tượng phong phú để xử lý những tình huống đặt ra, thậm chí là bất ngờ trong đời sống. Trí tưởng tưởng rất quan trọng và không thể thiếu được. Nếu tri thức được đúc rút từ những gì đã trải qua, từ quá khứ thì trí tưởng tưởng mang đến cho chúng ta cái nhìn xa hơn, cái nhìn của một tương lai sẽ đến, giúp ta định hướng cách giải quyết và lựa chọn con đường phù hợp hơn.Nếu không có trí tưởng tượng tốt, ta sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm, các hình minh họa trong mỗi bài giảng, khi làm văn cũng sẽ không biết miêu tả một cách sinh động. Trí tưởng tượng còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sức sáng tạo của con người, trong khi những phát minh nổi tiếng trên thế giới đều bắt đầu từ trí tưởng tượng mà thành. Trí tượng tượng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người, thậm chí là khỏi nguồn cho những khám phá mới, tri thức mới của nhân loại. Vì tưởng tượng nó có một sức mạnh phi thường vượt không gian và thời gian, nó đem lại cho người vận hành nó cảm giác thăng hoa đang tưởng nó nhưng giống như đang sống thật ở hiện tại.
Trí tưởng tượng cần song hành với tri thức vì thiếu đi một trong hai, con người và xã hội loài người sẽ không thể phát triển toàn diện được. Do vậy, chúng ta cũng nên học hỏi nhiều hơn nữa, luôn ý thức về sự hoàn thiện và phát huy kiến thức có được để sáng tạo cái mới và phải biết tưởng tượng, ước mơ để tạo động lực cho tương lai.