Top 8 Bài văn phân tích chi tiết tấm ảnh nghệ thuật ở bộ lịch cuối năm trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu viết về đề tài đời sống thường nhật, được sáng tác sau giai đoạn 1975. Thông qua một ... xem thêm...chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh để tìm tới những vẻ đẹp chân thực của nghệ thuật, nhà văn đã đề cập đến sợi dây gắn kết của văn học và những hiện thực của cuộc sống. Đặc biệt, đoạn cuối trong tác phẩm để lại trong lòng người đọc những giá trị bài học sâu sắc trong đời thực. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy là biểu tượng của nghệ thuật chân chính và là chi tiết đắt giá của truyện. Để hiểu rõ hơn Toplist mời bạn, đọc những bài văn phân tích dưới đây:
-
Bài văn số 1
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn đậm tính triết luận thể hiện được sự suy tư, trăn trở của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc sống đói nghèo của hiện tại cũng như nỗi trăn trở về trách nhiệm, vai trò của nghệ thuật, người nghệ sĩ trước cuộc đời và con người. Thành công của truyện ngắn được tạo nên bởi chính những hình ảnh, chi tiết ấn tượng, giàu giá trị biểu đạt, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”.
Chi tiết “Tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm” là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, chi tiết có thể khơi dậy những suy tư, chiêm nghiệm của Phùng cũng như người đọc.
Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lí tưởng cho những nhà sành nghệ thuật. Đó là bức ảnh hoàn mĩ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ. Bức ảnh có sự kết hợp giữa con người và cảnh vật, bức ảnh đó từng mang đến hạnh phúc cho Phùng và còn đủ sức thuyết phục dành cho những người sành nghệ thuật.
Nhiều năm về sau, khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo. Đằng sau một bức ảnh nghệ thuật là những góc khuất tối tăm của cuộc đời, đó là hiện thực trần trụi với cuộc sống lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà xấu xí, thô kệch đang bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời. Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp. Xuyên qua cái hồng của sương mai của cảnh vật, Phùng đã nhìn ta được những cái “thô kệch, ướt súng, nhợt trắng, bạc phếch…” của cuộc đời. Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lí bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình.
Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người. Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ cần là người dám nhìn sâu, nhìn thẳng vào hiện thực bằng cái nhìn trải nghiệm, đồng cảm với cuộc sống của con người. Trách nhiệm của người nghệ sĩ không chỉ là sáng tạo nên cái đẹp mà còn cần kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật không phải những gì quá cao siêu, trừu tượng mà đó chính là những số phận, những cuộc đời cụ thể, người nghệ sĩ cần cúi xuống thật gần những số phận để lắng nghe, thấu hiểu, khi đó nghệ thuật sẽ trở thành nghệ thuật giá trị nhất.
Như vậy, chỉ một chi tiết“tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.
-
Bài văn số 2
Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ nhà văn đã sáng tạo được những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trường hợp như vậy.
Hình ảnh tấm ảnh trong bộ lịch cuối năm đã khép lại tác phẩm nhưng đọng lại mãi với những suy tư, tự nghiệm của nghệ sĩ Phùng và người đọc: “Không những trong bộ lịch năm ấy hòa lẫn trong đám đông”. Không khó khăn mấy người đọc cũng nhận thấy ở đây dường như có hai bức ảnh trong một khuôn hình.
Trước hết đó là một bức ảnh thuần nghệ thuật dành cho những nhà sành nghệ thuật: Một bức ảnh mang vẻ đẹp toàn mĩ, vốn là một cảnh đắt trời cho, kết tinh công phu và sự may mắn của người nghệ sĩ (sau hàng tuần mai phục, Phùng đã chộp được). Một bức ảnh về con thuyền được chụp từ ngoài xa với vẻ đẹp hài hòa giữa con người và cảnh vật. Một cảnh đẹp được ghi lại bằng một ấn tượng thuần tuý nghệ thuật. Một bức ảnh không chỉ đem đến một niềm hạnh phúc cho người sáng tạo mà còn đủ sức thuyết phục với cả những nhà sành nghệ thuật và có sức sống lâu bền “ mãi mãi về sau”…
Đằng sau bức ảnh nghệ thuật đó là một bức ảnh cuộc sống hiện thực trần trụi, lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn với dáng người thô kệch…bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Một hình ảnh không còn thơ nữa mà rất đời. Hình ảnh này đã trở thành một ám thị đối với Phùng “mỗi lần ngắm kĩ tôi vẫn thấy”. Nhưng tại sao chỉ riêng Phùng mới thấu thị như vậy mà những người khác thì không? Phải chăng vì Phùng biết nhìn kĩ, nhìn lâu, nhìn thẳng; biết nhìn xuyên qua màu hồng hồng của ánh sương mai, nhìn cho ra được những “thô kệch, ướt sũng, nhợt trắng, bạc phếch…” Và điều quan trọng nhất là Phùng biết nhìn bằng trải nghiệm. Hay nói khác đi Phùng không chỉ nhìn mà còn sống trong cuộc đời, đau đáu nỗi đau của người đàn bà hàng chài, lắng nghe câu chuyện của chị.
Dùng nghệ thuật tương phản kết hợp với một chút phi lí (bức ảnh đen trắng nhưng lại nhìn ra màu hồng hồng), Nguyễn Minh Châu đã dựng lên một ẩn dụ nghệ thuật với bao nhiêu thông điệp, nhận thức: Thứ nhất, nghệ thuật cất lên từ cuộc sống nhưng giữa cái đẹp của nghệ thuật và cuộc sống luôn có khoảng cách. Đôi khi ngay đằng sau cái đẹp mơ màng và tưởng như toàn bích kia lại chứa đựng trong đó những hiện thực cuộc sống còn đầy khiếm khuyết, nhức nhối. Không cẩn thận cái đẹp thuần tuý nghệ thuật lại trở thành cái đẹp giả dối… Thứ hai, cần phải nhìn thẳng vào cuộc sống dù nó không phải thơ mộng như chúng ta muốn. Thứ ba, cần phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống, muốn phản ánh trung thực cuộc sống người nghệ sĩ phải đi đến với cuộc đời, cúi xuống thật gần những số phận cá nhân vốn nhiều bi kịch, lắng nghe câu chuyện của họ…
Chi tiết này đã gieo ra một tình huống tự nhận thức mà ở đó người ta thấy rõ hơn về nhân vật Phùng: Phùng không phải tìm kiếm ở đâu mà anh đang cày xới, lật lại, đào sâu hơn vào chính bức ảnh của mình, chính thứ nghệ thuật tưởng như đã hoàn mĩ của mình. Không ai bắt anh làm thế và không ai biết anh làm thế, nhưng với trách nhiệm, lương tâm của một nghệ sĩ chân chính buộc anh phải liên tục trăn trở như vậy. Con người Phùng hay cũng chính hình ảnh tác giả bởi nhà văn đã từng đặt mệnh lệnh cho mình: Không có quyền miêu tả cuộc sống một cách hời hợt. Sự lo lắng cho con người đã trở thành nỗi quan hoài thường trực.
Không phải đến cuối chi tiết bức hình mới xuất hiện và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại kết thúc truyện ngắn của mình bằng chi tiết này: Phùng nhận nhiệm vụ chụp ảnh cho bộ lịch cuối năm là anh đã khoác vào mình một thiên chức quan trọng của nghệ thuật (làm sao phải đẹp để thoả mãn nhà xuất bản và thị hiếu mọi người nhưng đồng thời lại nói được trung thực nhất về cuộc sống). Phùng đã làm nên bức ảnh bằng tất cả niềm đam mê và trách nhiệm và anh đã có được niềm vui của một người nghệ sĩ chân chính.
Khép lại tác phẩm, chính bức ảnh ấy lại làm anh không dứt khỏi những ưu tư, vỡ ra bao nhiêu nhận thức. Chi tiết bức ảnh đã trở thành một cấu tứ cho truyện ngắn này. Riêng tôi vẫn tự đặt câu hỏi: Nếu được chụp lại bức ảnh Phùng sẽ chụp như thế nào? Điều đó hẳn cũng có nhiều thú vị!
-
Bài văn số 3
Tấm ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau” nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu.
Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để “phục kích” nhiều ngày mới chộp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật là vô giá!
Nhưng đối với Phùng (hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu) chưa hẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh , những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu... rồi quên lãng! Còn Phùng “mỗi lần ngắm kĩ”, nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại “nhìn lâu hơn”. Điều đó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở.
Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng “tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài. Chị là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều.
Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được (lúc gia đình hòa thuận, vui vẻ, lúc nhìn đàn con được ăn no...).Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy “bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh nầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật "Chiếc thuyền ngoài xa" đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật!
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều nầy không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói “Nghệ thuật không cần phải là... không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..." ( Trăng sáng - 1943 ).
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn cón một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia xẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh “ngắm kĩ” rồi lại “nhìn lâu hơn”, Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật.
-
Bài văn số 4
Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ nhà văn đã sáng tạo được những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trường hợp như vậy.
Hình ảnh tấm ảnh trong bộ lịch cuối năm đã khép lại tác phẩm nhưng đọng lại mãi với những suy tư, tự nghiệm của nghệ sĩ Phùng và người đọc: “Không những trong bộ lịch năm ấy hòa lẫn trong đám đông”. Không khó khăn mấy người đọc cũng nhận thấy ở đây dường như có hai bức ảnh trong một khuôn hình.
Trước hết đó là một bức ảnh thuần nghệ thuật dành cho những nhà sành nghệ thuật: Một bức ảnh mang vẻ đẹp toàn mĩ, vốn là một cảnh đắt trời cho, kết tinh công phu và sự may mắn của người nghệ sĩ (sau hàng tuần mai phục, Phùng đã chộp được). Một bức ảnh về con thuyền được chụp từ ngoài xa với vẻ đẹp hài hòa giữa con người và cảnh vật. Một cảnh đẹp được ghi lại bằng một ấn tượng thuần tuý nghệ thuật. Một bức ảnh không chỉ đem đến một niềm hạnh phúc cho người sáng tạo mà còn đủ sức thuyết phục với cả những nhà sành nghệ thuật và có sức sống lâu bền “mãi mãi về sau”…
Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật xuất hiện ở cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, nhưng ý nghĩa của nó lại không hề tách rời bối cảnh mà nó ra đời. Nhận lệnh được điều động đi chụp một bức ảnh ở vùng biển tỉnh miền trung. Phùng đã may mắn tìm thấy và kiếm tìm trong suốt nhiều ngày một cảnh tượng mà cực kì tuyệt mĩ và không nơi đâu có thể dễ dàng tìm thấy được. Đó là một hình ảnh vô cùng đẹp, con thuyền “lưới vó” có một màu sương vô cùng tuyệt mĩ bao xung quanh. Đó là một hình ảnh thực đẹp và thực là toàn bích. Mang lại giàu ý vị nghệ thuật, xứng đáng được xem là một hình đẹp mà một con mắt tinh đời và một trái tim yêu nghệ thuật mới có được.
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều này không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói "Nghệ thuật không cần phải là... không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..." (Trăng sáng - 1943 ).
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh "ngắm kĩ" rồi lại "nhìn lâu hơn", Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật.
Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa!
Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về cuộc sống chân thật năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…
Chất thơ, vẽ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật hiện hình trên nền giấy lung linh ánh sáng. Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà với dáng vẽ thô kệch xấu xí, gương mặt tái nhợt và mệt mỏi dường như buồn ngủ- đang bước ra khỏi tấm ảnh”… rồi hòa vào dòng người. Hình ảnh ấy là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.
Tấm ảnh là biểu tượng của nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật chân chính không thể tách rời cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời. Như nhà văn Vũ trọng phụng đã từng phát biểu khi đáp lại quan điểm của nhóm lãng mạn: nghệ thuật phải là sự thật ở đời.
-
Bài văn số 5
Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu viết về đề tài đời sống thường nhật, được sáng tác sau giai đoạn 1975. Thông qua một chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh để tìm tới những vẻ đẹp chân thực của nghệ thuật, nhà văn đã đề cập đến sợi dây gắn kết của văn học và những hiện thực của cuộc sống. Đặc biệt, đoạn cuối trong tác phẩm để lại trong lòng người đọc những giá trị bài học sâu sắc trong đời thực.
Sau khoảnh khắc bắt gặp được hình ảnh chiếc thuyền đang tiến vào bờ, được tôn vinh vẻ đẹp nên nhờ một bầu không gian rộng mở của biển cả và ánh sáng ban mai của nắng mặt trời. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Cảnh sắc huyền ảo, tinh khôi được điểm tô cả những hoạt động, nét sống của con người với “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum”.
Sau khi kết thúc chuyến đi, cùng một câu chuyện đời được kể bởi người đàn bà làng chài, tác giả đã bổ sung vào bộ lịch năm ấy bằng hình ảnh của chiếc thuyền ngoài xa. Tấm ảnh đó được trưởng phòng rất bằng lòng, “được treo nhiều nơi nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Họ ra sức tôn vinh, suýt xoa vẻ đẹp mờ ảo được nhìn thấy trong khung hình mà chẳng hề biết được phía sau nguồn gốc của bức ảnh ấy đã có những điều gì xảy ra ngoài xã hội. Đối với những người yêu nghệ thuật, giống như anh Phùng, họ sống cả đời cũng chỉ để mong muốn khao khát được ngắm nhìn, bắt gặp những khung hình nghệ thuật tuyệt vời như vậy.
Thế nhưng, trong bộ ảnh dường như không có gì đáng chê trách, Phùng vẫn có những chút băn khoăn, gợn lòng vì thực tế những gì anh đã chứng kiến trong chuyến đi công tác đã khiến anh có phần hụt hẫng. “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”
Tuy là người chụp nên tấm hình đó, nhưng Phùng vẫn luôn dành biết bao thời gian, tâm tưởng suy nghĩ về người đàn bà hàng chài với “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Anh luôn tưởng sau khi giành được thống nhất, độc lập đất nước, nhân dân đã có được cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn… thế nhưng ở nơi đây, một cuộc sống kham khổ, lam lũ, bữa đói bữa no cùng những trần đòn roi của người chồng vũ phu vẫn đang tiếp diễn mỗi ngay trên bờ biển.
Còn có biết bao nhiêu người phụ nữ khác cũng phải chịu chung số phận như thế. Bên cạnh cuộc đời của người đàn ông kệch cỡm, cùng người đàn bà mệt mỏi ấy, tác giả còn nhìn thấy một vòng đời luẩn quẩn của thằng Phác, con gái của cặp vợ chồng miền biển ấy. Thế nhưng, gạt bỏ lại tất cả nỗi đau khổ, túng nghèo, có những lúc họ vẫn chấp nhận, mỉm cười với hạnh phúc ấy, vì họ tin rằng đó là nơi họ có thể tìm được một chỗ dựa khi mỏi mệt.
Cũng thông qua đoạn kết ấy, tác giả còn muốn cởi bỏ một lớp màng hào nhoáng về những sự thật của cuộc sống. Chẳng phải là ánh sương hồng ban mai làm ngây ngất lòng người, mà phía sau đó còn là những mảnh đời “ đen trắng”. Nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối nhưng vẫn khiến cho người ta ám ảnh, chẳng thể thoát khỏi những băn khoăn, lo nghĩ. Tấm ảnh vẫn nằm đó, ngay ngắn trên vách tường nhưng Phùng vẫn nhìn thấy người đàn bà ấy ra khỏi tấm ảnh với “bước chân chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông…”. Dù cuộc sống cá nhân cuộc đời họ như thế nào, thì khi ra ngoài xã hội, người đàn bà ấy vẫn rất vững vàng, tự tin hòa nhập và tiếp tục hành trình cuộc sống của mình. Một cuộc đời thầm lặng, vô danh của người đàn bà hàng chài đã vô tình giúp cho tác giả cùng những đọc phải suy ngẫm, soi xét lại bản thân những tính cách và phẩm chất cần có của con người.
Một vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên cũng không thể nào sánh được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ ấy. Một người phụ nữ luôn nhẫn nhịn, biết hi sinh cho bản thân, gia đình, con cái. Dù đau đớn họ cũng không than phiền, chống trả mà vẫn tiếp tục chịu đựng. Những đức tính ấy đã được tôi luyện, rèn giũa từ cuộc sống của người lao động vất vả, đắng cay.
Kết thúc câu chuyện, Nguyễn Minh Châu đã như đóng một dấu ấn vào trong lòng người đọc bằng những hình ảnh thật đẹp và những triết lý của cuộc sống. Cuộc sống không chỉ toàn là một màu hồng, sống trong đời cần phải biết mở rộng tầm mắt ra muôn nơi, ngừng than phiền về cuộc sống và phải biết cố gắng, phấn đấu và trở thành những con người tốt đẹp hơn.
-
Bài văn số 6
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tài năng của mình Nguyễn Minh Châu đã viết Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này là một tác phẩm thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc đặc biệt là giá trị mà nó mang lại cho chúng ta cho tới tận bây giờ.
Đầu tiên phải kể đến tấm ảnh Phùng đã chụp đã chụp được là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang tiến vào bờ. Dưới con mắt cảm nhận của một người nghệ sĩ thì khung cảnh ấy hiện lên thật tuyệt vời không những thế nó mang một vẻ đẹp chân thực và toàn bích. "Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". "Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Cảnh thật huyền ảo, tinh khôi, tinh khiết như "một bức tranh mực tàu của một danh họa đời cổ".
Sau khi tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy và góp phần nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh: "trưởng phòng rất bằng lòng". Tấm ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích, "được treo rất nhiều nơi nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật". Bộ ảnh ấy xứng đáng với công sức mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bỏ ra trong chuyến đi thực tế của mình. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta cũng nhận ra một điều rằng dưới con mắt của những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng để thưởng thức.
Tuy có một bộ ảnh ưng ý nhưng dường như nhân vật Phùng không bằng lòng với nó vì thực tế những gì Phùng chứng kiến sau đó còn khiến anh ngạc nhiên và có phần hụt hẫng... Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu... rồi quên lãng! Còn Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại "nhìn lâu hơn".
Thông qua đoạn kết chúng ta thấy hiện lên vẻ đẹp cuộc sống đời thường với hình ảnh người đàn bà hàng chài "cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm" cứ hiện lên trong sự gợi nhớ của Phùng sau khi ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh. Phùng luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chài, đặc biệt là số phận đáng thương của những người phụ nữ ở vùng biển này. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được.
Cũng qua chính đoạn kết phần nào cho ta thấy cho ta nhận ra một nghịch lí cuộc đời. Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất lầy "bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật! Và đằng sau bóng dáng thấp thoáng ẩn hiện của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ. Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh "bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông ...". Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống.
Những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với cuộc sống giản dị đời thường mở ra những tầng nghĩa tầng quan sát mới cũng như mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng.
Bằng những nỗ lực của bản thân, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa các nhân vật cũng như những triết lí nhân sinh thật rõ nét và sắc sảo. Với lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện nhà văn đã đưa đến cho độc giả nhiều trải nghiệm thú vị. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ.
-
Bài văn số 7
Mỗi chi tiết đều đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Một tác phẩm hay không chỉ là một tác phẩm nêu bật được tư tưởng, mà còn viết được chi tiết khiến người đọc phải chú ý và cảm thấy gợi nhiều suy nghĩ. Trong đó có chi tiết bức ảnh của tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa do Nguyễn Minh Châu gửi tới bạn đọc.
Chi tiết là một trong những nhân tố quan trọng làm nên ý nghĩa và khai thác được tối đa mọi khía cạnh nội dung của tác phẩm. Không có chi tiết hay sẽ không có một tác phẩm hay và ngược lại. Vì vậy với chi tiết kết truyện này, Nguyễn Minh Châu cũng như chiếc thuyền ngoài xa xứng đáng được xem là một tác phẩm hay và xuất sắc đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ.
Chi tiết xuất hiện ở cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, nhưng ý nghĩa của nó lại không hề tách rời bối cảnh mà nó ra đời. Nhận lệnh được điều động đi chụp một bức ảnh ở vùng biển tỉnh miền trung. Phùng đã may mắn tìm thấy và kiếm tìm trong suốt nhiều ngày một cảnh tượng mà cực kì tuyệt mĩ và không nơi đâu có thể dễ dàng tìm thấy được. Đó là một hình ảnh vô cùng đẹp, con thuyền “lưới vó” có một màu sương vô cùng tuyệt mĩ bao xung quanh. Đó là một hình ảnh thực đẹp và thực là toàn bích. Mang lại giàu ý vị nghệ thuật, xứng đáng được xem là một hình đẹp mà một con mắt tinh đời và một trái tim yêu nghệ thuật mới có được.
Tuy nhiên, phía sau đó lại là một điều khác. Lồng trong câu truyện lại là hình ảnh của một gia đình hàng chài khốn khổ. Chi tiết bức ảnh đã cho ta thấy một sự liên kết giữa hình ảnh trong nghệ thuật với hình ảnh cuộc sống phía bên ngoài. Đó là một chi tiết thể hiện cho ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Đây không phải điều gì quá mới mẻ trong lí luận, nhưng đặt vào trong hoàn cảnh đó lại được xem là mối day dứt của người nghệ sĩ chân chính. Nguyễn Minh Châu là một trong số đó, qua chi tiết ông thể hiện một trái tim trăn trở với cuộc sống và sự tha hóa của con người. Khám phá được cái khoảnh khắc “trong ngần của tâm hồn” tương phản với nó là sự tàn bạo và man rợ.
Tác phẩm khép lại với cảm xúc của người nghệ sĩ trước tác phẩm của mình, đó là một sự xác nhận sức sống lâu bền của một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Hơn thế nữa chỉ người nghệ sĩ dám sáng tạo, dấn thân vào sáng tạo và trung thực, nghiêm khắc với bản thân mới đặt cuộc sống cao hơn nghệ thuật.
Chi tiết bức ảnh đã cho ta thấy rõ những điều đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là nhà nhân đạo lớn. Ông đã góp công xây dựng lên một nền văn học Việt Nam luôn hướng về cuộc sống, hướng về con người, tôn vinh và thông cảm với họ.
-
Bài văn số 8
Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. "Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng được treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu.
Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chộp được nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật là vô giá!
Nhưng đối với Phùng (hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu) chưa hẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh, những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu... rồi quên lãng! Còn Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại "nhìn lâu hơn". Điều đó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở.
Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng "tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm". Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài.Chị là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được (lúc gia đình hòa thuận, vui vẻ/lúc nhìn đàn con được ăn no...).
Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất này "bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông". Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh này từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật!
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều này không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói "Nghệ thuật không cần phải là ... không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..." (Trăng sáng - 1943 ). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh "ngắm kĩ" rồi lại "nhìn lâu hơn", Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật.
Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa! Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai". Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng. Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rắm của cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quan niệm về con người và cuộc sống.
Tóm lại, qua đoạn kết, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyền ngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát khao vươn tới. Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nó cần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn vặt, đau đáu khi người nghệ sĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói.