Top 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Con Rồng cháu Tiên" hay nhất

Bình An 9946 0 Báo lỗi

Truyện "Con Rồng cháu Tiên" là một câu chuyện hay và ý nghĩa trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Truyền thuyết nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống ... xem thêm...

  1. Tuổi thơ của chúng ta thường gắn liền với những lời hát ru của bà, của mẹ..., với những câu chuyện cổ tích như lạc vào xứ sở thần tiên và còn là những câu chuyện truyền thuyết vô cùng thú vị. Một trong số đó là truyện Con Rồng Cháu Tiên, một câu chuyện nói về nguồn gốc nòi giống cao quý của con người, dân tộc Việt.


    Con Rồng, Cháu Tiên là một truyền thuyết nổi tiếng của kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Câu chuyện kể về nguồn gốc sinh thành của cộng đồng người Việt. Lạc Long Quân sống ở miền sông nước, tượng trưng cho loài Rồng. Lạc Long Quân được biết đến như một vị thần với những chiến công lừng lẫy như lấn biển, mở rộng đất đai, khai sơn, phá thạch, tiêu diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh để giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước. Còn Âu Cơ được biết đến là một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, biểu tượng cho cái đẹp. Chính vẻ đẹp tuyệt trần và sự xuất thân tương xứng đã khiến cho Lạc Long Quân rung động với Âu Cơ.


    Đây là tình yêu tuyệt đẹp giữa hai con người tương xứng về mọi mặt, từ xuất thân đến hình thức bề ngoài. Không được bao lâu sau, Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia li khi họ có sự khác biệt về tính cách cũng như tập quán, đời sống của hai con người thuộc dòng giống khác nhau, một con Rồng, một cháu Tiên. Vì thế, họ quyết định chia nhau một trăm người con ra thành hai nơi, năm mươi theo mẹ lên rừng và năm mươi xuống biển theo cha.


    Câu chuyện truyền thuyết có sử dụng nhiều chi tiết, yếu tố hoang đường kì ảo. Đây cũng là một điểm đặc trưng của thể loại truyện này. Những yếu tố không có thật dựa trên sự sáng tạo, tâm hồn phong phú của những tác giả dân gian đã góp phần truyền tải nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Câu chuyện về mối tình đẹp giữa hai vị thần tượng trưng cho núi, cho biển đã tạo nên một truyền thuyết thật đẹp về nguồn gốc ra đời của con người Việt Nam. Họ chia ly nhưng luôn giữ trọn lời hẹn thề: "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau" đã thể hiện tinh thần, sức mạnh dân tộc. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết tập thể giữa con người với con người, tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết của toàn dân tộc.


    Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đầy ý nghĩa về nguồn gốc ra đời của những con người con Lạc, cháu Hồng Việt Nam. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam cũng như ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc tuyệt vời. Đây mãi là một câu chuyện đẹp, một câu chuyện hay trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ... vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng... đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.


    Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (Biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở cùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thần có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.


    Âu Cơ là tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó. Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.


    Đời Hùng Vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.


    Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ ... Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.


    Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật lạ thường: Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ... Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này.


    Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.


    Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản. Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả... lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.


    Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Đã từ lâu, biết bao nhiêu thế hệ học sinh được biết đến bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên. Bọc trứng ấy chẳng phải ai khác mà chính là toàn thể đồng bào dân tộc Việt Nam với nhiều vùng miền, nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng. Ngày hôm nay, em cũng chính là một trong hàng nghìn học sinh ấy được nghe cô giáo giảng giải thêm một lần nữa về ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện.


    Từ trí tưởng tượng phong phú, giàu hình ảnh, nhân dân đã dựng lên nhân vật Âu Cơ và Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.


    Hai người đã tình cờ gặp nhau, đem lòng yêu thương nhau và kết duyên thành vợ chồng. Một thời gian sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Khi chia tay, năm mươi người con theo mẹ xuống biển, năm mươi người con còn lại theo cha lên rừng. Tất cả những tình tiết trong truyện đều được sắp xếp một cách hợp lý và có ngụ ý riêng.


    Hình ảnh Lạc Long Quân (biểu tượng cho bộ tộc Lạc Việt) và Âu Cơ (biểu tượng cho bộ tộc Âu Việt) đều là hình ảnh đại diện cho cái đẹp, cái thiện. Mặc dù hai người có hai nguồn gốc xuất thân trái ngược nhau nhưng vì tình cảm yêu thương thật lòng, họ vẫn đến với nhau. Cuộc hôn nhân này đã được sáng tác nên từ tinh thần muốn hòa hợp, đoàn kết giữa hai bộ tộc thời bấy giờ.


    Đặc biệt, bọc trứng mà Âu Cơ sinh ra chính là chi tiết đắt giá nhất, thiêng liêng nhất và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất trong câu chuyện. Vì bọc trứng chính là hình ảnh tượng trưng cho tất cả các đồng bào dân tộc Việt Nam. Khi chia ly, dù người lên rừng, người xuống biển, dù phong tục, tập quán mỗi nơi khác nhau nhưng suy cho cùng, tất cả vẫn có nguồn gốc từ một bọc trứng do một mẹ sinh ra. Hình ảnh làm câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn nhưng qua đó thể hiện lời truyền dạy của ông cha: Hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vì dù có như thế nào thì tất cả mọi người vẫn cùng chung một huyết thống, chung một giống nòi, chung một bọc mà ra.


    Cuộc chia ly còn giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản. Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.


    Bằng những hình ảnh đẹp, câu truyện đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc. Đồng thời là lời răn dạy con cháu hãy ăn ở đức độ, yêu thương nhau. Qua bài học, em lại càng thấm thía hơn về tình người, tình đoàn kết lá lành đùm lá rách dù mỗi người ở một vị trí khác nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Chúng ta là người Việt Nam một dân tộc tự tôn có chủ quyền, mang dòng máu đỏ da vàng, ta luôn tự hào khi nhớ về nguồn cội, nhớ về những tháng năm lịch sử đã qua, tự hào giới thiệu nó cho bạn bè thế giới qua nhiều phương tiện như báo, đài, truyền miệng,… nhưng trên hết thảy phương thức giá trị trong số ấy là những áng văn thơ đầy tâm huyết, công sức tồn tại lâu đời. Truyện Con rồng, cháu tiên là một trong số những tác phẩm truyền thuyết hay và đẹp bậc nhất.


    Đã có rất nhiều câu chuyện của dân gian, của lịch sử đã ghi đậm dấu ấn nòi giống vào trong mỗi trái tim, tâm khảm của người dân nước Việt như Truyền thuyết con rồng, cháu tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ…tất cả vốn chỉ là một giai thoại với thời gian nó có một sức bền, sức sống vĩnh cửu, vì có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, nhiều nhân vật thần thoại cuốn hút người đọc, người nghe đến giây phút cuối cùng.


    Nhan đề hết sức hay, phù hợp với nội dung của câu chuyện. Những điều thần kỳ được kể nhờ ngoại cảnh và quan trọng hơn cả là hai nhân vật chính của truyện không gì khác là mượn những hình ảnh của những vị thần ta quen gọi là cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đã sản sinh ra những thế hệ, những đứa con tiếp nối vô cùng tài giỏi duy trì mãi cho đến muôn đời. Dù họ chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng của người dân, nhưng hình tượng ấy đã gửi gắm bao nhiêu tâm tưởng thật lòng, mong mỏi nhất của người xưa, vì vậy dễ thấy tuy lạ thường nhưng vẫn có cảm giác gần gũi, quý mến.


    Chúng ta lại có dịp cùng nhau đi ngược dòng thời gian, cùng tìm hiểu cội nguồn của mình với lòng tò mò, tự hào vô bờ. Ở họ là sự phối hợp thiêng liêng giữa núi và biển, Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông). Còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống trên vùng núi cao phương Bắc. Họ có những tài năng phi thường, kèm với vẻ đẹp riêng, lạ kỳ nhưng phù hợp với nhau, ở Lạc Long Quân được nhấn mạnh với hình tượng thân hình Rồng, sống được cả trên cạn và dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái để bảo vệ dân lành, còn Âu Cơ là một nhân vật nữ có tiếng thương người, thường bỏ công sức để dạy dỗ dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.


    Câu chuyện bắt đầu cũng chính là lúc hai người gặp nhau, Âu Cơ là tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, vì một lần mải rong chơi, ưa thích hoa thơm cỏ lạ, những con động vật nhỏ xinh đẹp nàng đã gặp được ý trung nhân của đời mình chẳng ai khác chính là Lạc Long Quân, chàng nàng đã đem cái yêu mến ngay từ đầu.


    Tất cả không chỉ nằm ở sự tình cờ của cuộc gặp gỡ định mệnh này mà ẩn chứa trong đó là vô số những chi tiết ngẫu nhiên, lạ kỳ, giống như những gì đẹp đẽ nhất trong chính trí tưởng tượng của người dân, họ cho rằng đây không phải lẽ ngẫu nhiên mà đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong đất trời mới cho ra được một dân tộc Việt mạnh mẽ, hùng cường, phi thường.


    Câu chuyện được tiếp tục các chi tiết đầy sự chăm chút, đã là tiền đề hình thành một lịch sử của dân tộc Việt vững chắc, bền bỉ: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, hay còn gọi là Vua Hùng Vương, lấy nơi đóng đô là đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Những buổi đầu bình minh trong lịch sử cũng cần có nề nếp, sự sắp xếp: triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi đều lấy danh hiệu là Hùng Vương không hề đổi thay. Một kỷ nguyên độc lập, chủ quyền của thời khai thiên lập địa của đất nước được bắt đầu như vậy!.


    Giải thích nguồn cội là một lần nữa khẳng định rằng tất cả các 54 dân tộc anh em sống trên cùng một dải đất hình chữ S, đều do một mẹ sinh ra, các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ tạo một thể đoàn kết không rời. Ta gọi là đồng bào quả không sai, nó thiêng liêng không ngừng. Cuộc hôn nhân giữa hai người là được tạo bởi bao điều đẹp đẽ nhất của đất trời, kết quả theo đúng ý trời vô cùng lạ thường: một cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào,.. nó phi thường đến nỗi tất cả chúng đều lớn lên nhanh như thổi, nhẹ nhàng, khỏe mạnh…


    Cuộc chia xa cũng đầy ý nghĩa, mẹ Âu Cơ cùng năm mươi người con nên non, Lạc Long Quân cùng năm mươi người con xuống biển vì lý do để dễ bề cai quản, vì mỗi người tập tính khác nhau, không quen ăn ở lâu dài, cũng là nhằm giải thích về sự phân bố lãnh thổ của dân tộc trên một vùng địa bàn rộng lớn, thỏa sức lập nghiệp, phát triển, nhưng biết đùm bọc nhau khi khó khăn, nhằm đóng góp vào sự lớn mạnh chung của dân tộc.


    Câu chuyện rất đặc sắc này đã cho ta hiểu tính đoàn kết, một truyền thống huy hoàng của dân tộc, nó cho ta hiểu rằng, chúng ta được sinh ra bởi nghĩa tình, có dấu ấn thần tiên khắc ghi trong dòng máu chảy khắp muôn đời. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là gìn giữ và kế thừa cơ ngơi này, sống ở đâu cũng phải nhớ về nguồn cội, nhớ về những người có công với dân tộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đó là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên". Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng.


    Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tấm lòng người cha mới làm được cho con cháu của mình. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các đình chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trọng, tôn thờ.


    Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cơ, “xinh đẹp tuyệt trần". Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phép lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hợp được mọi vẻ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hợp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lượng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lớn".


    “Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhấn mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng hưởng chung trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam. Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lớn lên như thổi", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đàn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong".


    Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng mẹ. Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.


    Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. “Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.


    Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.


    Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.


    Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.


    Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.


    Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp. Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.


    Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.


    “Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".


    Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn.


    Âu Cơ là một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, thuộc dòng dõi Thần Nông cao quý, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng rất thích đi ngao du sơn thủy. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều cảnh đẹp, hoa thơm cỏ lạ bèn tìm tới thăm, rồi vô tình gặp gỡ, nên duyên cùng Lạc Long Quân, sau đó sinh ra một bọc trứng khổng lồ, nở ra 100 người con, đủ nam, đủ nữ.


    Nhưng rồi cuối cùng, vì một người quen sống trên núi cao, một người lại là vương chốn biển cả, nên đành chia tách. 50 người con theo Âu Cơ lên núi, 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, chia nhau cai quản các vùng.


    Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".


    Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó.


    Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.


    Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Truyện Con Rồng, cháu Tiên là truyền thuyết mang lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc khi tìm hiểu về nguồn cội của dân tộc ta. “Con Rồng, Cháu Tiên” là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến quá khứ; thường mang các yếu tố hoang đường, kì ảo. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc về cốt truyện, đặc sắc về nội dung lẫn nghệ thuật mà còn thể hiện ở cách đặt nhan đề.


    Những chi tiết hoang đường có vị trí quan trọng trong việc tạo nên cốt truyện, không những vậy nó còn xuất hiện với tần suất lớn. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “Thần”. Lạc Long Quân là thần nòi rồng, sống ở dưới nước, là con của thần Long Nữ, Âu Cơ là dòng tiên, sống ở trên núi, thuộc họ thần nông, nàng dạy loài người cách trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy. Lạc Long Quân “sức mạnh vô địch, có nhiều phép lạ” còn Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”.


    Hai người đem lòng yêu nhau và Âu Cơ sinh ra được một bọc một trăm trứng, nở ra thành một trăm người con, năm mươi người con trai tài giỏi, tuấn tú giống bố và năm mươi người con gái xinh đẹp giống mẹ. Chi tiết kì lạ nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, cả đồng bào, dân tộc ta đều do một mẹ Âu Cơ sinh ra cùng trong một bọc trứng, cùng chung một cội nguồn, huyết thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, đồng thời cũng ngụ ý dù có khó khăn thì chúng ta hãy cùng tương trợ tương ái lẫn nhau bởi dân tộc ta là một gia đình. Như vậy, tưởng tượng giản dị đó của người Việt thật cao đẹp, thể hiện ngay ở nhan đề “Con Rồng cháu Tiên”, đó là sự kết tinh của tình yêu, là kết quả của mối lương duyên Lạc Long Quân- Âu Cơ.


    Yếu tố kì ảo còn thể hiện ở sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân. Thần diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh đem lại cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân. Đây là những loài yêu tinh sống hàng nghìn năm nhưng Lạc Long Quân là thần tài giỏi, sức mạnh phi thường và có nhiều phép biến hóa mới diệt được bọn chúng.


    Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” sử dụng phần lớn các yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm khắc họa, to đậm vẻ đẹp phi thường của nhân vật, linh thiêng hóa nguồn cội, của con người, của dân tộc ta, để chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về đất nước mình, đồng thời nó còn là yếu tố không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.


    Qua tác phẩm, “Con Rồng Cháu Tiên” em càng thấy trân trọng nguồn cội của dân tộc hơn và luôn nhắc nhở em về tình đoàn kết, tình nghĩa đồng bào thiêng liêng mà cao cả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Trong kho tàng truyện dân gian của nước ta có một câu chuyện mà chúng ta không ai là không biết đó chính là Truyền thuyết về "Con Rồng cháu Tiên" việc người mẹ Âu Cơ lấy cha Lạc Long Quân rồi sinh ra một bọc trứng rồng 100 cái ấp ra được một trăm người con.


    Nhưng sau đó, vì sự chia cắt nên Lạc Long Quân mang năm mươi người con xuống biển sinh sống còn mẹ Âu Cơ mang năm mươi người con trai lên rừng cai quản núi non của mình. Dù ở xa nhau người trên rừng, kẻ xuống biển nhưng trong dòng máu chảy của tất cả chúng ta đều chung một huyết thống, đều có tình anh em cùng cha cùng mẹ.


    Câu chuyện này là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người. Nên trong câu chuyện có những yếu tố ly kỳ hoang tưởng không có thật. Những người xưa muốn thông qua những tình tiết ly kỳ đó để giải thích với con cháu mai sau một truyền thống đạo lý tốt đẹp đó chính là ở đâu con người với nhau cũng đều là anh em, cùng chung huyết thống. Chính vì vậy, chúng ta phải thương yêu nhau không nên tranh giành, chém giết lẫn nhau.


    Đồng thời thông qua câu chuyện Con Rồng cháu Tiên người xưa muốn ca ngợi, suy tôn nguồn gốc cao quý của giống nòi người Việt Nam chúng ta. Chúng ta chính là hậu duệ của tầng lớp con Rồng cháu Tiên, phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống hào hùng anh dũng mà cha ông để lại.


    Lạc Long Quân chính là con trai của thần Long nữ ở Đông Hải vùng biển phía Đông, còn mẹ Âu Cơ chính là dòng dõi Thần Nông sống ở trên vùng núi phương Bắc. Mỗi vị thần đều có một vẻ đẹp và quyền lực riêng của mình. Trong đó, vẻ đẹp của Lạc Long Quân chính là sức mạnh và sự tài năng trong trí tuệ của người, thể hiện tinh thần dũng mãnh, anh hùng, tráng kiệt.


    Thân hình của thần Lạc Long Quân được ví như một con Rồng cạn, vô cùng oai vệ, có thể sống được ở trên cạn cũng như dưới nước. Thần có sức mạnh vô song có thể trấn áp được bọn quỷ dữ, yêu tinh làm hại những người dân lương thiện. Thần Lạc Long Quân lại có lòng thương yêu con người thường dạy cho con người cách trồng trọt, chăn nuôi, cách làm nhà ăn ở, thể hiện tấm lòng khoan dung nhân hậu của người.


    Nàng Âu Cơ là một nữ tiên vô cùng dịu dàng, hiền thục, nàng xinh đẹp vô cùng. Nàng Âu Cơ có tính cách cũng vô cùng cởi mở thích đi đây đi đó, nghe nói nơi nào đẹp có nhiều hoa thơm cỏ lại là nàng đi tới đó ngay lập tức. Một hôm trên đường ngao du của mình nàng Âu Cơ gặp được thần Lạc Long Quân. Hai người trai tài gái sắc gặp gỡ đã nảy sinh tình cảm, nảy nở một tình yêu lớn. Rồi hai người kết hôn, chẳng bao lâu sau Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có một trăm quả trứng Rồng, rồi ấp ra một trăm người con trai.


    Truyện con Rồng cháu Tiên hấp dẫn người nghe bởi những tình tiết ly kỳ, bởi tình yêu giữa Rồng và Tiên một người sống dưới nước và một người sống trên vùng núi non cao. Nhưng hai người lại vượt mọi khó khăn trở ngại để đi tới kết hôn. Chi tiết này chính là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, giữa những vùng miền với nhau nhưng không có sự chia cắt, không có bất kỳ khoảng cách nào, khi họ thật sự có tình yêu thì mọi khó khăn chỉ là thử thách mà thôi.


    Cuộc hôn nhân giữa vị thần Lạc Long Quân và tiên Âu Cơ phản ánh mối quan vệ và sự thống nhất giữa các vùng miền trên toàn bộ lãnh thổ dân tộc Việt Nam chúng ta, ở đâu cũng được coi là nhà, là anh em. Nội dung câu chuyện nhằm giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam chính là nòi giống Tiên Rồng, vẻ vang. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần tài năng, khỏe mạnh, xinh đẹp, hiền thục sinh ra. Chính vì vậy, con cháu người sau này con trai lớn lên phải anh dũng, tài năng, con gái thì xinh đẹp, hiền thục, đức hạnh…


    Hình ảnh bọc trứng Rồng một trăm quả mà mẹ Âu Cơ sinh ra có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng cao cả. Nó nhằm khẳng định tất cả con cháu trong đất nước Việt Nam đều do cùng một cha mẹ sinh ra, nên chúng ta phải có tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong những khó khăn, nhường cơm sẻ áo trong lúc hoạn nạn, thiên tai, xảy ra.


    Ở đâu trên lãnh thổ nước ta người dân cũng đều có tình cảm keo sơn máu thịt, những người dân cùng đồng bào tổ quốc, thể hiện sự yêu thương gắn bó đoàn kết của mỗi người dân Việt Nam. Việc chia ly giữa thần Lạc Long Quan và nàng tiên Âu Cơ rồi hai người chia đôi con mang lên rừng và xuống biển sinh sống, thể hiện sự phân bố vùng miền, dù là ở đâu trên rừng hay dưới biển thì chúng ta vẫn là anh em một nhà. Chỉ do phong tục tập quán khác nhau nên không thể sống chung, nhưng chúng ta không thể phủ nhận tính huyết thống chảy trong người mình được.


    Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết hay vô cùng đặc sắc, hấp dẫn trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Nó thể hiện sự tự hào về dòng dõi nguồn gốc cao quý của người dân Việt Nam. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết như anh em một nhà của những người con sống trên cùng một đất nước hình chữ S này. Mỗi chúng ta dù sinh ra, lớn lên ở đâu nhưng vẫn luôn nhớ tới nguồn gốc của mình, để sống sao cho xứng đáng với truyền thống Tiên Rồng đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Đã từ lâu, biết bao nhiêu thế hệ học sinh được biết đến bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên. Bọc trứng ấy chẳng phải ai khác mà chính là toàn thể đồng bào dân tộc Việt Nam với nhiều vùng miền, nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng. Ngày hôm nay, em cũng chính là một trong hàng nghìn học sinh ấy được nghe cô giáo giảng giải thêm một lần nữa về ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện.


    Từ trí tưởng tượng phong phú, giàu hình ảnh, nhân dân đã dựng lên nhân vật Âu Cơ và Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành.


    Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Hai người đã tình cờ gặp nhau, đem lòng yêu thương nhau và kết duyên thành vợ chồng. Một thời gian sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Khi chia tay, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con còn lại theo mẹ lên rừng. Tất cả những tình tiết trong truyện đều được sắp xếp một cách hợp lý và có ngụ ý riêng.


    Hình ảnh Lạc Long Quân (biểu tượng cho bộ tộc Lạc Việt) và Âu Cơ (biểu tượng cho bộ tộc Âu Việt) đều là hình ảnh đại diện cho cái đẹp, cái thiện. Mặc dù hai người có hai nguồn gốc xuất thân trái ngược nhau nhưng vì tình cảm yêu thương thật lòng, họ vẫn đến với nhau. Cuộc hôn nhân này đã được sáng tác nên từ tinh thần muốn hòa hợp, đoàn kết giữa hai bộ tộc thời bấy giờ.


    Đặc biệt, bọc trứng mà Âu Cơ sinh ra chính là chi tiết đắt giá nhất, thiêng liêng nhất và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất trong câu chuyện. Vì bọc trứng chính là hình ảnh tượng trưng cho tất cả các đồng bào dân tộc Việt Nam. Khi chia ly, dù người lên rừng, người xuống biển, dù phong tục, tập quán mỗi nơi khác nhau nhưng suy cho cùng, tất cả vẫn có nguồn gốc từ một bọc trứng do một mẹ sinh ra. Hình ảnh làm câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn nhưng qua đó thể hiện lời truyền dạy của ông cha: Hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vì dù có như thế nào thì tất cả mọi người vẫn cùng chung một huyết thống, chung một giống nòi, chung một bọc mà ra.


    Cuộc chia ly còn giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản. Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.


    Bằng những hình ảnh đẹp, câu truyện đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc. Đồng thời là lời răn dạy con cháu hãy ăn ở đức độ, yêu thương nhau. Qua bài học, em lại càng thấm thía hơn về tình người, tình đoàn kết lá lành đùm lá rách dù mỗi người ở một vị trí khác nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy