Top 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Thánh Gióng" hay nhất
Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua cách truyền miệng. Truyện "Thánh Gióng" kể về người con trai anh dũng, có ... xem thêm...công giết giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Câu chuyện hấp dẫn với những tình tiết ly kỳ mang tính hoang tưởng, không có thật nhưng lại có sức thu hút người đọc, người nghe vô cùng mãnh liệt. Truyện giải thích được những ước nguyện lớn lao, những mong muốn thầm kín mà người thường không thể với tới. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích truyện "Thánh Gióng" mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ. Truyện thuyết còn mang ý nghĩa giáo dục về tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ quê hương cho thế hệ trẻ sau này.
Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng: Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nọ tuy rất chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng gặp một dấu chân rất là to, bà lấy làm tò mò nên đã ướm chân của bà vào vết chân to đó thử. Rất bất ngờ, về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Nhưng điều kì lạ là dù cậu đã ba tuổi, cậu bé lại không hề biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Lúc bấy giờ, giặc Ân xuất hiện trên bờ cõi nước ta, sứ giả theo lệnh vua đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp Vua cứu nước. Sứ giả đi đến làng cậu bé Gióng, sau khi nghe tiếng loa nói đến việc nhà Vua cầu người tài, cậu bé Giống đã mở miệng bảo mẹ rằng hãy gọi sứ giả vào cho cậu. Mẹ Gióng vừa sợ vừa mừng nên kể cho làng xóm nghe, sau đó có người bảo cứ gọi sứ giả đến xem cậu bé muốn gì.Sau khi sứ giả đến Gióng đã nói với sứ giả về tâu lại với nhà Vua rèn cho cậu một con ngựa sắt, một thanh gươm sát, một giáp sắt và một nón sát, cậu sẽ đi đánh đuổi giặc dữ.
Cho là thân nhân nên sứ giả lập tức trở về tâu vua, nghe nói Hùng Vương liền mừng rỡ liền cho thợ rèn tất cả mọi thứ cậu bé Gióng cần. Bà con làng xóm cùng góp gạo, trâu bò, hoa quả cho Gióng ăn nhưng cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. Từ đó cậu bé Gióng được gọi là Thánh Gióng.
Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức manh quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng còn là một truyện cổ tích thần kì có hình tượng nghệ thuật đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Cậu bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc, ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Thật tự hào khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Công lao to lớn ấy được nhà Vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ công ơn ấy.
Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần công sức của nhân dân ta góp vào đó chính là việc làng xóm cùng nhau góp gạo, trâu bò, trái cây cho cậu bé Gióng ăn, góp vải để may đồ cho Gióng. Qua đó người đọc thấy được Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc hiện lên thật đẹp đẽ, tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Hình ảnh cuối cùng về người anh hùng làng Gióng là hình ảnh đẹp, mãi khắc ghi trong tâm trí người đọc. Gióng giết sạch giặc Ân rồi một mình phi ngựa lên đỉnh núi Sóc. Người anh hùng ấy đã hoàn thành trọng trách mà đất nước, nhân dân giao phó. Người trở về trời mà không màng đến lợi danh, hi sinh vì hạnh phúc và ấm no của nhân dân. Tháng tư hàng năm nhân dân ta mở hội để nhớ ơn công lao to lớn của Thánh Gióng.
Truyền thống uống nước nhớ nguồn đó là đạo lí cao đẹp của dân tộc và nhắc nhở con cháu sau này mãi khắc ghi công lao của thế hệ cha ông đi trước. Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ngàn năm lịch sử.
Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng. Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của cậu bé Gióng. Gióng được lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
-
Trong các truyện cổ dân gian nước ta mà em đã được nghe kể hoặc được đọc qua, truyện Thánh Gióng là truyện đã tạo cho em một ấn tượng sâu đậm đặc biệt.
Đọc hoặc nghe kể truyện này chắc là các bạn cũng như em, đều tự hỏi chẳng biết vì sao mà người anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc mình lại là một cậu bé mới lên ba tuổi. Phải chăng cậu bé ấy chính là tiêu biểu cho hình ảnh của dân tộc ta trong thời bình minh lịch sử khi đất nước mới hình thành còn nhỏ bé và yếu đuối biết bao trước một kẻ thù phương bắc to lớn và hung bạo đường ấy. Vì thế mà đất nước ta phải nhanh chóng trưởng thành phải trở nên khổng lồ để đủ sức đương đầu, đánh bại giặc thù để gìn giữ toàn vẹn tấc đất ngọn rau của cha ông, để bảo vệ được cuộc sống yên lành cho lương dân trăm họ.
Trở lại hình ảnh của nước nhà ta khi ấy, giặc thù xâm lược đã tràn tới Châu Sơn, đi đến đâu bọn chúng cướp bóc và chém giết đến đó gây cho nhân dân ta xiết bao điêu đứng. Rõ ràng là vận nước nguy biến. Máu của dân lành tuôn đổ. Do đó mà đất nước, dân tộc phải lớn nhanh, lớn mau như thổi, phải rời ngay chiếc nôi tre ấm êm của lòng mẹ mà đứng dậy vươn vai mà trở nên khổng lồ. Lịch sử Việt Nam ta đâu chỉ riêng ở buổi đầu mà trong suốt cả chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đều như vậy cả.
Bao lần quật cường “Châu chấu đá xe” trong ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Mấy lần đại thắng Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lịch sử còn ghi dấu. Mười năm “nếm mật nằm gai” mới đuổi sạch quân cuồng Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Một cuộc hành quân tốc chiến tốc thắng đại phá quân Thanh tiếng tăm còn vang dội. Kể đến Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng (Tố Hữu) lừng lẫy địa cầu. Một chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 bất tử, tất cả những lần ấy dân tộc Việt Nam ta, đất nước Việt Nam ta đều trở thành khổng lồ như thế.
Để trở thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, dũng mãnh oai phong, cậu bé làng Gióng đã phải nhờ đến thóc gạo, cơm cà của dân làng tự nguyện góp lại dưỡng nuôi. Bởi vậy hạ sinh Thánh Gióng là cha mẹ mà nuôi dưỡng Thánh Gióng chính là nhân dân. Chính nhân dân đã giảm ăn bớt mặc để Gióng lớn nhanh lên, có ngựa sắt, roi sắt, những phương tiện và vũ khí tối tân nhất, hiện đại lúc bấy giờ để Gióng quật ngã tan tành lũ giặc thù hung bạo. Tất cả ước mơ, khát vọng của mình, nhân dân đã gửi cả vào từng hột gạo, chén cơm gửi đến nuôi Gióng.
Ước mơ khát vọng của nhân dân ra sao? Nuôi người anh hùng làng Gióng, nhân dân chỉ mong sao người dũng sĩ này sẽ đánh tan giặc dữ để trên đồng, lũ trẻ được thảnh thơi, lưng trâu thổi sáo và nhà nông yên lòng cuốc bẫm cày sâu để trong nhà, cô thôn nữ an tâm ngồi bên khung cửi và người mẹ yên lòng cất tiếng ru hời bên chiếc nôi tre của con trẻ, trên mái nhà ai, sợi khói chiều uốn lượn một cách thanh thản, yên bình... Đúng là không có nhân dân yêu nước thì làm sao có được người anh hùng cứu nước? Đẹp làm sao hình ảnh người anh hùng trên lưng ngựa sắt, vung roi vun vút vào giặc thù, mỗi bước đi từ miệng ngựa sắt lại phun ra ngọn lửa căm thù của nhân dân muốn thiêu cháy cả bọn giặc.
Thú vị biết bao! Thỏa thích biết bao là hình ảnh Gióng bị gãy roi, nhổ cả bụi tre bên đường để đánh giặc. Người anh hùng làng Gióng không chỉ dùng vũ khí tối tân hiện đại, mà lúc cần cũng sử dụng vũ khí thô sơ truyền thống của dân tộc là tre. Điều kì thú nữa là hóa ra cây tre đã cùng dân tộc ta đánh giặc từ buổi bình minh của lịch sử, chớ phải đâu chỉ mới ngày một ngày hai của thời đánh Tây đuổi Mĩ gần đây thôi.Hình ảnh người anh hùng cứu nước làng Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho thiếu nhi Việt Nam ta nói riêng Từ xưa đến nay, nối tiếp theo Thánh Gióng đã có bao nhiêu là thế hệ thiếu nhi anh hùng đã liên tục tiếp sức với cha anh mình đánh giặc cứu nước giữ vẹn cõi bờ. Lịch sử vàng son của chúng ta còn ghi lại tên tuổi sáng chói tủa Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu... và biết bao anh hùng tuổi nhỏ khác không kể được hết tên. Đánh giặc một cách hồn nhiên và vô tư hết mực, đẹp yên giặc dữ, Thánh Gióng cũng đã ra đi một cách hồn nhiên và vô tư như vậy.
Hình ảnh đẹp nhất của truyện cổ dân gian này chính là hình ảnh chàng dũng sĩ làng Gióng cởi áo bỏ lại bên chân Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa cùng bay lên trời. Hình ảnh ấy vượt thời gian sống mãi trong trí tưởng mọi con người, mọi thế hệ và chắc chắn sẽ mãi mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam chúng ta.
-
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ.
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời: - Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù. Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên, mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng để lại áo giáp sắt rồi cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc hiện lên thật đẹp đẽ, tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam. Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
(Tố Hữu)
-
Từ lâu, những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích đã trở thành một món ăn tinh thần đối với trẻ thơ, giáo dục chúng những bài học đầu tiên về lẽ sống ở đời. Những bài học đó được truyền từ đời này sang đời khác và vẫn luôn, mãi là nét đẹp văn hóa quý giá mà dân tộc ta cần phải gìn giữ. Truyện Thánh Gióng cũng là một câu chuyện như thế, chuyện kể về một người anh hùng dũng cảm, có công lớn giết giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi dân tộc.
Thánh Gióng là câu chuyện truyền thuyết rất hấp dẫn mang màu sắc ly kỳ với các yếu tố hoang đường, kỳ ảo nhưng lại có sức cuốn hút thật đặc biệt. Nó vừa thể hiện được nguyện ước lớn lao với những mong muốn thầm kín của dân gian vừa khẳng định sức mạnh, tình yêu quê hương đất nước của những người con đất Việt.
Bắt đầu câu chuyện, sự ra đời của Thánh Gióng thật lạ lẫm và khác người. Một cặp vợ chồng hiếm muộn mãi chẳng thể có được một mụn con. Khi đi làm đồng, người vợ thấy một dấu chân to, ướm thử bàn chân mình vào đó và về nhà thụ thai. Sau đó, bà sinh ra một người con trai vô cùng kháu khỉnh, bụ bẫm nhưng lên đến ba tuổi mà đứa bé vẫn chẳng biết nói, biết cười.
Ấy vậy, câu nói đầu tiên mà đứa trẻ nói ra lại chẳng phải là những lời gọi cha, gọi mẹ như bao đứa trẻ thông thường khác. Câu nói đầu tiên đó là câu nói đòi đi đánh giặc, thể hiện ý chí anh hùng, tấm lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa, vì sự sống còn của dân tộc. Sau câu nói đặc biệt ấy, Thánh Gióng vươn vai và trở thành một chàng trai lớn nhanh như thổi với vóc dáng khôi ngô, cao to, tuấn tú. Hoặc áo giáp lên mình, chàng cưỡi ngựa, phi ra chiến trường, lao vào quân giặc.
Chỉ với một cái vươn vai mà từ một cậu bé ba tuổi không biết nói, không biết cười, Thánh Gióng trở thành một chàng trai khỏe mạnh, dũng cảm giống như thần thái của một người vị thần. Điều đó thể hiện mong ước từ ngàn đời nay của nhân dân ta: có một vị anh hùng tài giỏi luôn luôn ra tay hiệp nghĩa để giúp cuộc sống của người dân có được sự yên bình, ấm no và hạnh phúc.
Thánh Gióng khoác lên mình bộ quần áo sắt, cưỡi ngựa và cầm roi sắt ra chiến trường để viết ngoại xâm gian ác. Đó là hành động của một vị anh hùng thực sự với tài năng và trí dũng vẹn toàn. Đi đến đâu, quân giặc tan tác đến đó, nhìn thấy chàng, chúng khiếp vía cúi đầu mà bỏ chạy không dám ngoảnh lại. Chàng đánh giặc đến nỗi chiếc roi sắt trên tay bị gãy làm đôi, không còn vũ khí chiến đấu, chàng nhổ những khóm tre để làm vũ khí giết giặc. Đây lại là biểu hiện của sự thông minh, nhanh trí và gan dạ của người anh hùng. Nhờ đó mà đất nước đã sạch bóng quân thù, cuộc sống bình an của nhân dân đã được trả lại một cách trọn vẹn nhất.
Sau khi giết giặc, trên quê hương chẳng còn bóng quân thù, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, quay về nhìn quê mẹ lần cuối và cả người cả ngựa cùng bay về trời. Điều này thể hiện rằng chàng không phải là một người trần mắt thịt mà chính là con của trời, được phải xuống để giúp nhân dân ta đánh giặc ngoại xâm.
Tuy đây chỉ là một câu chuyện mang nhiều yếu tố kỳ ảo và không có chứng cứ xác thực nhưng hình ảnh Thánh Gióng lại là tượng trưng cho nghị lực và ý chí của nhân dân ta trong những cuộc kháng chiến đấu tranh để bảo vệ độc lập cho dân tộc và ấm no cho nhân dân. Thánh Gióng được coi là huyền thoại bất tử về một vị anh hùng được người dân Việt Nam ca tụng và yêu mến. Đối với chúng ta, hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một tấm gương của sự dũng cảm, ý chí và lòng quyết tâm đầy mãnh liệt.
Truyền thuyết về người anh hùng Thánh Gióng vô cùng ly kỳ, hấp dẫn đã đem đến nhiều bài học ý nghĩa để từ đó ta nhận ra những giá trị trân quý trọng cuộc sống hiện đại ngày nay. Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm sẽ luôn là lý tưởng để ta có thể bảo vệ cuộc sống Hòa Bình, hạnh phúc mà ông cha ta đã dày công gìn giữ như ngày hôm nay…
-
Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.
Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân của con người phi thường này.
Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.
Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.
-
Nhân dân ta, dân tộc ta luôn tự hào về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bất khuất kiên cường của mình. Cùng với niềm tự hào ấy, chủ đề này đi vào văn học và mang đến cho độc giả nhiều bông hoa đẹp. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Thánh Gióng có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngay hôm nay.
Nhân vật chính của truyện – Thánh Gióng, có một sự ra đời thật kì lạ. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão dù đã già nhưng chưa có được mụn con nào. Vợ chồng ông cảm thấy rất buồn lòng. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, trông thấy một vết chân to, đành ướm thử. Kì lạ thay, từ sau lần ướm chân đó, bà có mang. Và kì lạ hơn nữa, bà thụ thai đến 12 tháng mới sinh con. Bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Nhưng cậu bé ấy cũng là một cậu bé kì lạ khi hằng ngày không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy. Xuất thân của Gióng bình dị nhưng khác thường, kì lạ.
Gióng cứ thế lớn lên, không nói, không cười làm cho ông bà lão vô cùng lo lắng, phiền lòng. Thế mà chỉ khi nghe tiếng sứ giả kêu gọi mọi người đánh giặc cứu nước thì đột nhiên Gióng lại cất tiếng nói. Chả là lúc bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vì thế giặc mạnh nên nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi. Khi đó, Gióng đã bảo với mẹ rằng: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Khi sứ giả vào, cậu bé đã bảo với sứ giả về tâu với nhà vua “sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này“. Cả mẹ và sứ giả đều ngạc nhiên vô cùng. Như vậy, lời nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, tiếng nói yêu nước. Điều này chứng tỏ rằng, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi người đều phải đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, kể cả là một đứa bé ba tuổi chưa biết nói biết cười đi chăng nữa.
Sau khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, nuôi không xuể, cả làng đều góp gạo giúp mẹ Gióng nuôi cậu. Từ đó, cậu lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ cường tráng. Gióng là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm. Thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mỗi khi gặp khó khăn và tinh tương thần tương ái trong lúc khó khăn. Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng chứng tỏ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị, Gióng là con của nhân dân. Nhân dân cũng là những người rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh để ra trận giết giặc.
Chẳng bao lâu sau, nhà vua đã chuẩn bị xong cho Gióng các vật dụng mà cậu bé yêu cầu. Cậu bé vươn vai vùng dậy, bỗng nhiên biến thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Gióng cưỡi ngựa sắt, lao đi đánh giặc. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Lúc roi sắt gãy, Gióng đã nhanh trí nhổ rặng tre cạnh đường mà quật vào giặc. Tinh thần đánh giặc của cậu bé thật kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, xụng thẳng vào giặc mà đánh. Vì vậy, giặc nhanh chóng tan rã.
Sau khi diệt xong giặc Ân, Gióng nhanh chóng bay về trời. Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cùng thật cao quí, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.
-
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời các Vua Hùng và được nhân dân ta truyền tụng từ đời này qua đời khác đến tận bây giờ.
Đây là một truyền thuyết vào loại hay nhất diễn tả lòng yêu nước của dân tộc ta. Tình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt chúng ta. Tình cảm đó được nảy nở từ lâu đời, từ rất xa xưa. Dân ta yêu nước nên khi có giặc xâm lược, ai cũng muốn chống giặc để cứu nước. Mà khi đứng lên bảo vệ đất nước, ai cũng cảm thấy mình như lớn lên, mạnh thêm. Và khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, con người lại trở về cuộc sống những ngày trước đó. Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân ta, là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Câu chuyện diễn biến theo mấy bước chính như sau: Thánh Gióng sinh ra thật kì lạ; Thánh Gióng nhận đi đánh giặc và lớn vụt lên thật kì lạ; Thánh Gióng đánh giặc và khi dẹp xong giặc thì bay lên trời cũng rất kì lạ; Dấu tích còn lại đến giờ.
Ngày xưa, nhân dân ta quan niệm rằng, anh hùng phải là người phi thường, có tài như thần thánh, là người do Trời sai xuống giúp đỡ... Do đó dân gian tưởng tượng ra chuyện Gióng được sinh ra một cách kì lạ: mẹ Gióng có thai do "ướm chân mình vào vết bàn chân không lộ", mẹ Gióng mang thai không phải là chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác mà là mười hai tháng; Gióng ba tuổi nhưng không biết nói, không biết cười, không biết đi... Quả là rất phi thường, rất bí ẩn.
Thực ra Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng chi nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân.
Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớn thật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.
Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến nhà, Gióng mới "vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Dân gian kể rằng: ngựa của Gióng phun ra lửa, thiêu cháy bao quân giặc; ngọn roi của Gióng làm quân giặc chết như ngả rạ, ai cũng theo Gióng đi đánh giặc - từ quan đến dân, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc. Cây tre quê hương lúc đó cũng lập công cùng con người. Gióng đã đánh giặc bằng sức mạnh kì diệu của sắt, bằng tất cả những gì mà quê hương đất nước ban cho.
Giặc tan, đến chân núi Sóc, Gióng trút bỏ bộ áo giáp sắt rồi "cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời", biến mất. Thật là kì lạ và cũng là cao cả: Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.
Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng: những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Nhân vật Thánh Gióng không phải là một người anh hùng bằng xương bằng thịt. Đó là một hình tượng nghệ thuật do nhân dân ta tưởng tượng ra, là sự kết tinh của truyền thống vừa dựng nước vừa đấu tranh giữ nước từ thời các Vua Hùng. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một sức mạnh phi thường để có thể chống trả mọi kẻ thù xâm lược, đồng thời cũng nói lên tình cảm yêu quý, trân trọng của nhân dân đối với những người con anh hùng đã có công với dân với nước.
-
Nhân dân ta, dân tộc ta luôn tự hào về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bất khuất kiên cường của mình. Cùng với niềm tự hào ấy, chủ đề này đi vào văn học và mang đến cho độc giả nhiều bông hoa đẹp. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Thánh Gióng có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngay hôm nay.
Nhân vật chính của truyện – Thánh Gióng, có một sự ra đời thật kì lạ. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão dù đã già nhưng chưa có được mụn con nào. Vợ chồng ông cảm thấy rất buồn lòng. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, trông thấy một vết chân to, đành ướm thử. Kì lạ thay, từ sau lần ướm chân đó, bà có mang. Và kì lạ hơn nữa, bà thụ thai đến 12 tháng mới sinh con. Bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Nhưng cậu bé ấy cũng là một cậu bé kì lạ khi hằng ngày không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy. Xuất thân của Gióng bình dị nhưng khác thường, kì lạ.
Gióng cứ thế lớn lên, không nói, không cười làm cho ông bà lão vô cùng lo lắng, phiền lòng. Thế mà chỉ khi nghe tiếng sứ giả kêu gọi mọi người đánh giặc cứu nước thì đột nhiên Gióng lại cất tiếng nói. Chả là lúc bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vì thế giặc mạnh nên nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi. Khi đó, Gióng đã bảo với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi sứ giả vào, cậu bé đã bảo với sứ giả về tâu với nhà vua "sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Cả mẹ và sứ giả đều ngạc nhiên vô cùng. Như vậy, lời nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, tiếng nói yêu nước. Điều này chứng tỏ rằng, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi người đều phải đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, kể cả là một đứa bé ba tuổi chưa biết nói biết cười đi chăng nữa.
Sau khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, nuôi không xuể, cả làng đều góp gạo giúp mẹ Gióng nuôi cậu. Từ đó, cậu lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ cường tráng. Gióng là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm. Thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mỗi khi gặp khó khăn và tinh tương thần tương ỏi trong lúc khó khăn. Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng chứng tỏ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị, Gióng là con của nhân dân. Nhân dân cũng là những người rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh để ra trận giết giặc.
Chẳng bao lâu sau, nhà vua đã chuẩn bị xong cho Gióng các vật dụng mà cậu bé yêu cầu. Cậu bé vươn vai vùng dậy, bỗng nhiên biến thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Gióng cưỡi ngựa sắt, lao đi đánh giặc. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Lúc soi sắt gãy, Gióng đã nhanh trí nhổ rặng tre cạnh đường mà quật vào giặc. Tinh thần đánh giặc của cậu bé thật kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, xụng thẳng vào giặc mà đánh. Vì vậy, giặc nhanh chóng tan rã.
Sau khi giệt xong giặc Ân, Gióng nhanh chóng bay về trời. Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cùng thật cao quí, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Trong truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Nhưng nổi lên đó vẫn là vẻ đẹp bất tử của chàng trai Thánh Gióng.
-
Trong thế giới của những câu chuyện truyền thuyết li kì, hấp dẫn, “Thánh Gióng” là một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Truyền thuyết này đã xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ dân tộc, trở thành bức tượng đài bất hủ về người anh hùng chống xâm lược.
Câu chuyện kể về giai đoạn đời vua Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng già lương thiện nhưng chưa có con. Sau một buổi đi làm đồng, ướm chân mình lên vết chân to, người vợ đột nhiên mang thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Nhưng rồi khi nghe tiếng loa của sứ giả tìm người chống lại giặc Ân xâm lược, cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi giết giặc cùng yêu cầu về sự chuẩn bị áo giáp sắt và ngựa sắt. Cũng từ lúc đó, cậu bé lớn nhanh như thổi và nhân dân đều vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé. Rồi khi giặc ồ ạt kéo đến, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ và ra trận giết giặc. Vì giặc quá đông nên roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc. Giặc tan, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt và bay thẳng về trời. Kể từ đó, tráng sĩ được vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương”, nhân dân biết ơn và lập đền thờ, đến tháng tư hàng năm đều mở hội để tỏ lòng tôn kính.
Như vậy, truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, đại diện cho tinh thần yêu nước của toàn thể nhân dân. Tuy nhiên tác giả dân gian đã xây dựng Gióng không mang màu sắc chủ nghĩa anh hùng cá nhân mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và hào khí, tinh thần dân tộc. Cả làng vui lòng góp gạo để nuôi lớn cậu bé cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng chống lại giặc ngoại xâm. Đó là sức mạnh của sự kết hợp sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng. Gióng được nuôi lớn không chỉ bằng của cải mà còn bằng tinh thần yêu nước của cả dân làng. Sự lớn mạnh của Thánh Gióng cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc cùng ý thức về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cả cộng đồng. Đó cũng chính là sự thật lịch sử mà tác giả dân gian muốn phản ánh. Việc yêu cầu và sử dụng vũ khí là áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt của Gióng phản ánh thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ.
Hành trang của nhân vật Thánh Gióng luôn gắn liền với yếu tố thần kì. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Cuộc đời và chiến công của Thánh Gióng gắn với nhiều nét thần kì: sự ra đời kì lạ và ba tuổi vẫn không biết nói biết cười nhưng tiếng nói đầu tiên là giết giặc ngoại xâm, sau khi giết giặc thì bay thẳng về trời. Từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, những yếu tố này không chỉ tăng sức hấp dẫn của câu chuyện mà còn đóng vai trò tô đậm cuộc đời của người anh hùng. Trước hết, mô- típ sự ra đời thần kì dự báo về chiến tích vẻ vang của nhân vật. Tiếng nói đầu tiên cất lên cho thấy tinh thần chống giặc ngoại xâm mãnh liệt, và sự hóa thân thể hiện rằng nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng để họ sống mãi cùng non sông đất nước.
Như vậy, về nội dung, truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.
-
Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.
Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.
Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. Chính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.
Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng. Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.
Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.
Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.
Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.
Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.
Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn luyện sức khỏe.