Top 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh hay nhất
“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn của tác giả Tạ Duy Anh đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong. Qua câu ... xem thêm...chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ về truyện "Bức tranh của em gái tôi" đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 1
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện Bức tranh của em gái tôi đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em. đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của hoạ sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.
Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình. Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, người anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.
Khi tài năng hội hoạ của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em, cậu ta thất vọng về mình bởi không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa:
Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng "đồng nghiệp" tí hon hẳn một hộp màu ngoại xin. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi... Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ. Tâm! í tò mò xui cậu xem trộm những bức tranh của em gái để rồi xem xong thì lén trút ra một tiếng thở dài... và thầm cảm phục khiếu vẽ của em gái mình.
Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em. Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.
Tình huống tạo ra đỉnh điểm của diễn biến tâm trạng người anh là ở cuối truyện, khi cậu đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Lúc này, cậu ta được chứng kiến những bất ngờ liên tiếp. Điều bất ngờ trước tiên là nhân vật trong bức tranh chính là cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được là hình ảnh đẹp đẽ của mình qua cái nhìn của cô em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoải cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế sau cái giật sững người là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và rất đúng với nhân vật lúc ấy.
Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ minh. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình. Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia Ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.
Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội hoạ, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt: - Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi chế xong thuốc vẽ thì vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn khống hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.
Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Tác giả đã thuyết phục bạn đọc khi đề cập đến một vấn đề bình thường mà quan trọng. Đó là thái độ ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử của người có tài năng đối với những người xung quanh mình. Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.
Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 2
“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi sáng tác “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1988 và in trong tập “Con dế ma” của tác giả Tạ Duy Anh. Với ngôn ngữ bình dị, lời kể tự nhiên và gần gũi, tác phẩm đã để lại một bài học đầy ý nghĩa về tình cảm của anh em ruột thịt trong gia đình.
Nội dung câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương qua lời kể của nhân vật người anh. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, nghịch ngợm và có sở thích chế màu vẽ. Tình cảm của hai anh em rất tốt cho đến khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện cũng là lúc người anh trai cảm thấy bản thân mình bất tài và ghen tị với tài năng của người em, đối xử với người em không tốt và thường xuyên cáu gắt. Nhưng rồi thật bất ngờ, bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương được trưng bày lại là bức vẽ về người anh trai. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”, người anh đã cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ vì nhận ra tấm lòng nhân hậu của người em.
Câu chuyện được trần thuật dưới ngôi kể và điểm nhìn của nhân vật người anh trai. Nhờ vào ngôi kể này, những suy nghĩ tâm tư của nhân vật đã được bộc lộ một cách chân thực và sâu sắc. Thông qua các sự kiện chính, chúng ta có thể thấy người anh đáng trách nhưng cũng có phần đáng cảm thông. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện và được mọi người chú ý, người anh đã ghen tị và có cách cư xử không tốt với em.
Tài năng của em gái dường như trở thành lí do để người anh phủ nhận chính bản thân mình và có suy nghĩ mình chỉ là một người thừa. Tình cảm anh em cũng vì thế mà rạn nứt và không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng rồi khi đứng trước bức tranh của người em thì người anh đã ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ. Điều này cho thấy rằng, sự ghen tị trong lòng người anh chỉ là tính cách nhất thời và đã được xua tan đi bằng tấm lòng nhân hậu và lương thiện của người em. Và đến cuối cùng, tình cảm anh em đã chiến thắng những điều nhỏ nhen và toan tính ích kỉ.
Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta còn thấy được vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của nhân vật Kiều Phương. Mặc dù chỉ được tác giả phác họa với một số nét như nghịch ngợm, thích chế màu vẽ, có tài năng hội họa và qua bức tranh “Anh trai tôi nhưng chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của nhân vật. Trước hết, như biết bao đứa trẻ khác, đó là một cô bé hiếu động, đáng yêu và trong sáng, biết thực hiện đam mê của bản thân. Mặc dù có tài năng hội họa nhưng cô bé không hề kiêu căng, ngạo mạn mà vẫn đối xử tốt với người anh. Chính điều này đã khiến cho dù người anh ghen tị và thường xuyên cáu gắt thì hình ảnh về người anh trong lòng bé Phương vẫn vẹn nguyên và tốt đẹp và cuối cùng, đã giúp tình cảm anh em chiến thắng những toan tính ích kỉ và nhỏ nhen.
Như vậy, câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” đã thể hiện một bài học sâu sắc về tình cảm anh em đã được ông cha ta thể hiện qua câu ca:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 3
Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.
Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.
Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: "Mèo" và thể hiện thái độ "khó chịu" với sự lục lọi của ."Mèo": Này, em không để chúng nó yên được à?. Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc "Mèo con" đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.
Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh "Mèo thì vẽ vời gì?". Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây: nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên.
Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị "chọc tức"... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ "căng" của truyện dường như được chùng xuống.
Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái "giật sững mình" là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế.
Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy "xấu hổ". Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng "tâm hồn và lòng nhân hậu" của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.
Kiều Phương với biệt danh là "Mèo" rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt "Mèo" có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh "Anh trai tôi". Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.
Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.
Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy "nhân hậu" làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 4
Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kị trong cuộc sống. Câu chuyện xoanh quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.
Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình: con mèo, bát múc cám,… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?” “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn” .
Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc tình cảm của người anh trai với em rạn nứt, người anh sinh đố kị, ghen ghét và không còn yêu thương em như trước. Người anh thất vọng, cảm thấy bản thân mình chẳng có chút tài năng nào “tôi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài” . Cả gia đình chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa em gái tài năng còn người anh tự đẩy mình trở thành người ngoài cuộc. Bởi vậy, bất cứ hành động nào trước đây là đáng yêu của em gái thì hiện tại lại làm người anh “gắt um lên” “chỉ thấy nó chọc tức” ,… Bản thân người anh tự cô lập mình, tự đẩy mình ra xa gia đình hơn. Phải chăng chính điều ấy càng làm tăng thêm thói ghen ghét, đố kị của người anh với cô em gái nhỏ Kiều Phương.
Dù nhận lại thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí tức giận của anh trai nhưng Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi đi thi. Không phải bố, không phải mẹ, mà chính là người anh trai mà cô bé hằng yêu quý. Nhìn bức tranh ấy ta không thấy một người anh hay mắng mỏ, quát nạt, đố kị với tài năng của em, mà là một người anh hoàn hảo, đang “ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà con rất mơ mộng nữa” . Đó là hình ảnh một người anh yêu thương em hết mực, tâm hồn trong sáng, đầy suy tư, đây là chân dung người anh hoàn hảo trong suy nghĩ của Kiều Phương.
Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư? Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kị và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình, bởi vậy mà cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” . Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.
Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỉ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của từng nhân vật.
Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 5
Trên gương mặt trong sáng của chúng ta, nhất là với các bạn nhỏ, đôi khi có vết nhọ dây vào. Có thể do bút mực, cũng có thể do nhễ nhại mồ hôi,... và tất cả đều do sơ ý. Một cái gương soi để phát hiện, việc tắm táp giặt giũ làm chức nãng tẩy rửa hằng ngày tự nó sinh ra. Nhưng còn có một loại vết nhọ khác khó nhìn thấy hơn, "tẩy rửa" cũng phức tạp hơn, ấy là vết nhọ nhân cách, vết nhọ tâm hồn mà với chúng ta, nó không thể nào chung sống. Loại vết nhọ thứ hai này như loài cỏ dại chen lấn, lan tràn : "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi" (Nguyễn Trãi). Bức tranh của em gái tôi đặt ra một vấn đề rất thời sự: việc hoàn thiện nhân cách con người.
1. Nhân vật Kiều Phương trong truyện có hương sắc của một loài hoa. Trước hết đó là sự hồn nhiên, hồn nhiên từ việc bôi bẩn lên mặt mỗi ngày (người anh trai đặt cho em cái biệt danh Mèo cũng có phần đúng), hồn nhiên nhận cái tên thứ hai một cách vui vẻ, thậm chí còn dùng nó để xưng hô với bạn bè một cách vô tư, hồn nhiên lục lọi đồ vật trong nhà vì một lí do cũng rất hồn nhiên "Mèo mà lại !". Đó là trong sinh hoạt, trong giao tiếp hằng ngày, kể cả công việc bố mẹ giao cho Mèo "vừa làm vừa hát". Có thể hình dung tâm hồn bé Phương như một buổi sáng đẹp trời không hề gọn một bóng mây. Sống thân ái với mọi người, vui vẻ với mình, hình như với em, cuộc đời này sinh ra vốn thế. Nhưng, đến hai sự kiện tiếp theo, sự hồn nhiên của bé Phương mang theo một tầng nghĩa mới.
Đó là cái nôi không có đất cho sự kiêu căng, lên mặt chen vào, và tâm hồn em thật là thánh thiện. Sự kiện thứ nhất khi tài năng hội hoạ của em bất ngờ được phát hiện, mọi người vui mừng, tất bật : bố mẹ mua sắm cho em "tất cả những gì cần cho công việc" đã đành. Hào hứng hơn, chú hoạ sĩ Tiến Lê còn ưu ái tặng "đồng nghiệp" hẳn một hộp màu ngoại xịn hẳn hoi. Một thế giới mới hình như đã mở ra đầy ánh sáng và tương lai. Bị bao vây bởi không khí hồ hởi tưng bừng ấy với bao nhiêu thay đổi diễn ra, thế mà "chỉ có mặt Mèo là không thay đổi", vẫn là gương mặt của ngày hôm qua, gương mặt "lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra" thật ngộ. Niềm vui của Phương chỉ giản đơn là được vẽ, dù chỉ bằng những thứ thuốc vẽ mà nó chế ra, kể cả "thứ bột gì đó đen sì trông rất sợ" mà thôi.
Thứ hai, sau khi tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, người chờ đón nó là bố mẹ chứ không phải là "tôi", là anh trai của nó. Thế mà bất ngờ, hình như không kìm nén được nhu cầu được chia sẻ (như lần trước với bé Quỳnh), "Mèo" có cử chỉ rất lạ, chưa từng thấy bao giờ với người anh không dễ chịu : "Nó lao vào ôm cổ tôi". Ngay cả khi bị từ chối, nó cũng không để ý để rồi "thì thầm" được vào tai người nghe : "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải". Dường như đã gạt đi tất cả, cả cái vẻ "xét nét" người anh trai trước ngày thi, nó đã làm đúng lời dạy bảo của chú Tiến Lê : "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu". Dành những gì đẹp nhất cho người anh trai, tâm hồn bé Phương cao đẹp, thánh thiện biết chừng nào ! Hơn thế nữa, sự trong trẻo ấy lúc nào cũng hồn nhiên, như tâm hồn trẻ thơ từ bao đời nay vốn thế.
Trong bối cảnh của một gia đình yên ấm có bông hoa nghệ thuật chớm nở, mọi người đều vui vẻ nhưng anh trai của bé lại không vui. Trái tim của cậu bé (nhân vật tôi) có "con rắn ghen tị luồn vào" (theo cách nói của Ét-môn-đô dơ A-mi-xi). Sự phát triển ngược chiều trong tính cách của người anh hình thành sự đố kị, và sự đố kị ấy lớn dần lên làm cho tâm hồn cậu ta thay đổi.
Trước hết là thái độ vô tâm, ngoài cuộc. Lúc đầu, thấy bé Phương chế thuốc vẽ, có thể cậu ta cho đó là trò trẻ con cũng là điều dễ hiểu, vì trò trẻ con loè loẹt vẽ vời, đứa nào chẳng thế. Nhưng vì sao mà em gái cậu "mừng quýnh lên" khi bé Quỳnh đến chơi thì rõ ràng không còn là chuyện bình thường. Sau khi hai đứa "lôi nhau ra vườn" rồi giấu giấu giếm giếm, những âm thanh khe khẽ reo lên, rồi sau đó là việc bé Quỳnh chạy vào "thì thầm" với chú Tiến Lê, mà chú Tiến Lê là một hoạ sĩ thì cả nhà đều biết, nhân vật người anh phải đoán ra một điều gì chứ ! Trong thâm tâm người anh đã tự dối mình. Thật ra thì cái điều cậu ta không mong chờ ở đứa em đã tới. Lập tức tâm hồn cậu giống như một quả bóng xì hơi (Giá như bé Phương không có tài năng nổi trội gì thì tốt biết bao). Mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giữa hai anh em - từ phía người anh bắt đầu rạn nứt. Cách nghĩ nông cạn và ít nhiều còn tính gia trưởng ở cậu ta là trong gia đình : anh dứt khoát phải hơn em. Nay, tình hình đã đảo ngược, cậu ta giận em mà tủi phận và thêm nữa : lần đầu cảm nhận được mặc cảm cô đơn, vì bị mọi người quên lãng, "bị đẩy ra ngoài" chỉ vì cậu ta vô tích sự, chẳng có tài năng.
Dùng tài năng để đảo lộn bậc thang giá trị, nhất là để nó chi phối cái ghét, cái yêu trong tình cảm tự nhiên của con người là điều đáng trách. Chính nó làm cậu bé hoang mang không còn để tâm vào chuyện học hành. Ngồi vào bàn mà "gục đầu xuống khóc" thì thật đáng thương, nhưng gắt gỏng vô cớ dù chỉ là một lỗi nhỏ với em thì lại là điểu đáng trách. Việc xem trộm những bức tranh của em gái quả thật người anh không muốn (thậm chí vẫn coi khinh vì hành vi lén lút), nhưng cậu ta không thể không làm. Vì sao vậy ? Vì ghen tị mà muốn tự mình khẳng định lại năng khiếu của em, điều mà cậu ta "chẳng tìm thấy" ở bản thân mình. Hi vọng mơ hồ ở cậu : phải chăng tài năng của bé Phương chỉ là một điều ngộ nhận? Nhưng, con mắt khách quan tinh tường đã "phản bội" lại mong muốn của cậu ta, cái mong muốn hẹp hòi, vị kỉ. Qua mấy bức vẽ của em gái, cậu bé rất ngạc nhiên vể tài năng và nhân cách của em gái.
Về tài năng thì "Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đểu được nó đưa vào tranh", từ con mèo đến cái bát múc cám cho lợn ăn sứt đi một miếng, cái nào cũng ngộ nghĩnh, đáng yêu. Còn về nhân cách thì hình như bé Phương không để ý đến cái xấu, cái chưa đẹp ở mọi người, "nó lơ đi vì không chấp", như kiểu người lớn "không chấp trẻ em". Thật tinh, với người anh, lúc đó đa có một cái gì đó giống như niềm vui, một tình cảm không định kiến, thật khách quan trở lại. Dù không tạo ra cái đẹp như Kiều Phương, người anh trai đã không còn hững hờ với nghệ thuật. Nhưng cả hai: cả tình yêu hội hoạ đến xao xuyến trong lòng lần đầu tiên có được, cả hi vọng những bức vẽ ấy không chứng thực một tài năng, đã làm cho nhân vật người anh không làm chủ được bản thân mình nữa.
Vui buồn lẫn lộn là một nét bâng khuâng khó tả. Tâm trạng ấy thể hiên kín đáo trong cử chỉ bất lực của nhân vật "tôi" sau lúc xem tranh. "Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài" là vì vậy. Như thế, một bước nhích lại gần em, thông cảm, yêu thương em đã có, nhưng để có lại tình cảm ban đầu thì không. Sự ngăn cách vô hình không dễ dàng xua đuổi đi được. Cái xấu khi đã len lỏi vào trái tim người, nó biết biến hoá và tự tìm nơi ẩn nấp an toàn. Tài năng của đứa em gái như cái gai đâm vào mắt người anh. Hình ảnh về bé Phương thì vẫn như xưa nhưng tình cảm của người anh không còn nguyên vẹn nữa. Niềm âu yếm đã đổi chiểu, đã biến thành sự nhỏ nhen, đố kị : gương mặt đáng yêu của Phương "như chọc tức tôi".
Sự thật mà người anh phát hiện ra để rồi ân hận về những ngộ nhận của mình xảy ra trong một trường hợp khá đặc biệt, khác thường. Theo mạch truyện thì tài năng của đứa em gắn với sự ghen ghét đố kị của người anh, nhưng ở đây thì ngược lại. "Thiên tài hội hoạ" (như cách nói vui của chú Tiến Lê) không đối lập với định kiến của "tôi", thậm chí nó đã làm "tôi" thay đổi hoàn toàn, không còn nhỏ nhen ích kỉ như trước đó chưa lâu. Nói cho thật đúng thì kết quả tốt đẹp ấy có được không bởi những cử chỉ thân mật của bé Phương (ôm cổ anh, thì thầm vào tai anh để "lấy lòng"). Nguyên nhân dẫn đến chuyển biến bất ngờ của "tôi" là từ bức chân dung: "Tôi giật sững người... Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ". Đó là một diễn biến tâm lí rất sinh động và chân thực. "Tôi" ngỡ ngàng đến không tin ở mắt mình : tại sao bé Phương lại vẽ mình, và sao bức tranh lại đẹp thế kia? "Hãnh diện" vì "tôi" lần đầu tiên đã hoá thân vào nghệ thuật, được giới thiệu trước mọi người với vẻ đẹp toàn vẹn, "không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".
Còn "xấu hổ" là lẽ đương nhiên : cậu bé cảm thấy mình không xứng đáng với sự biểu dương bằng những đường nét đẹp đẽ trong tranh, nhất là bức tranh còn được trân trọng "đóng khung lồng kính". Nhưng có lẽ sự "xấu hổ" đến ngượng ngùng như một day dứt của lương tâm bới vì cậu không xứng đáng với lòng nhân hậu, vị tha và rất đỗi vô tư của cô em gái. Trong lòng bé Phương, người anh vốn chưa hoàn thiện phải trở thành thần tượng như thế nào mới đủ sức rung cảm cho nghệ thuật thăng hoa. Và thêm nữa, chú thích cho bức tranh (làm cho cậu bé như bị thôi miên) lại là một dòng chữ yêu mến chân thành : "Anh trai tôi". Phải chăng, như mấy bức hoạ sinh hoạt trước đây chứng tỏ một khả năng quan sát tinh tường, có bao nhiêu điều chưa tốt đẹp ở xung quanh, nhưng cao thượng biết nhường nào "nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp".
Bức chân dung mà bé Phương vẽ do đó giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ không phải trên mặt mình mà là sự đố kị, ghen ghét nhỏ nhen, và chính nó đã làm cho cậu ta đau khổ. Nhưng bức tranh của bé Phương đối với "tôi" vừa như một món nợ lại vừa giống như một sự giải thoát. Nợ ấy, cậu ta phải trả bằng lòng tốt của mình, đồng thời nhân vật "tôi" cũng thoát ra khỏi sự giày vò, mặc cảm mà cậu ta tự chuốc lấy một cách vu vơ.
Về nghệ thuật, thành công của tác phẩm tập trung trên hai phương diện : miêu tả nhân vật và cách kể chuyện, về miêu tả nhân vật, ở hai nhân vật anh và em gái, rõ ràng có cách tả riêng. Với Kiều Phương, ngòi bút của nhà văn thiên về chấm phá, chú ý đến đường nét ngoại hình, lấy đó để diễn tả nội tâm. Hơn nữa, những dường nét ngoại hình ấy được nhìn bằng con mắt khác: con mắt của người anh. Có đến không ít hơn ba lần, người anh nhìn thấy vết nhọ khi thì trên mặt, khi thì trên tay của đứa em nghịch ngợm. Phải chăng những vết "lem nhem" ngoại hình này phản chiếu một tâm hồn rất trong, rất sáng, và cũng rất hồn nhiên.
Con gái còn bé bỏng như Kiều Phương chưa biết cách làm dáng, nhưng rất thật thà. Một đặc điểm nữa của nhân vật bé Phương là chưa một lần tự ái dù không phải em không có ý kiến riêng. Anh mắng không cãi lại (tuy có lúc đã biết vênh mặt lên bướng bỉnh) đã đành, chỉ biết xịu mặt xuống (miệng dẩu ra đầy cá tính) cả những khị chẳng biết mình có sai thực hay không. Nhưng có lẽ cái đáng quý nhất của bé Phương là những khao khát, ước mơ mà em giấu kín trong lòng và nhất quyết thực hiện cho được những ước mơ, khao khát ấy. Cùng với nó là lòng vị tha, là cách nhìn đời, nhìn người thật nhân hậu. Ngược lại, nhân vật người anh lại được ngòi bút nhà văn tập trung đi vào dời sống nội tâm, những ấm ức không dễ giãi bày. Tâm trạng bất an về sự ghen ghét đố kị của cậu ta không hoàn toàn đơn giản.
Cùng với việc miêu tả nhân vật còn là cách kể chuyện của nhân vật "tôi" ở ngôi thứ nhất. Nó tạo được không khí gần gũi, chân thực với người nghe vì cậu ta chính là người trong cuộc. Cách sắp xếp, dựng truyện tuy không mấy công phu nhưng nhìn chung sự việc, chi tiết phát triển hợp lí, tự nhiên, không gò ép. Câu chuyện cứ nhẹ nhàng như không, rồi dẫn đến một kết thúc bất ngờ và bài học nhân sinh toát ra thật thấm thìa. Viết cho trẻ em, bằng ngôn ngữ và giọng điệu trẻ em với nhà văn là một thử thách. Tạ Duy Anh đã vượt qua được thử thách ấy để có một truyện ngắn khá "ngon lành", một trái chín ngọt ngon không chỉ là cho lớp trẻ.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 6
Bài “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện xảy ra với 2 đứa trẻ nhưng có thể nói ý nghĩa của nó mang tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn, có thể nhận thấy qua câu chuyện tác giả muốn gửi đến chúng ta một thông điệp hãy luôn chiến thắng thói đố kị tầm thường bằng long khiêm tốn của chính mình.
Qua câu chuyện dù không quá dài nhưng người đọc có thể thấy được tài xây dựng nhân vật và kể chuyện của Tạ Duy Anh vô cùng ấn tượng. Sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện, tác giả vào vai người anh trai để kể về cô em gái của mình cũng như bộc lộ tâm trạng và tình cảm một cách sâu kín nhất. Đồng thời vẻ đẹp của cô em gái đã được thể hiện một cách rõ nét hơn.
Với ngôi kể thứ nhất diễn biến tâm trạng của anh trai được dẫn dắt rất từ từ và tự nhiên qua từng tình huống làm người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tâm trạng theo mạch của câu chuyện rất cụ thể: Thoạt đầu khi thấy em gái vẽ và tự chế màu vẽ người anh coi đó chỉ là trò nghịch của em mình, sự coi thường đó thể hiện qua từ cách gọi cô em gái của người anh. Khi tài năng vẽ tranh của cô em gái được phát hiện thì tâm trạng người anh trai cũng biến đổi theo. Chú Tiến Lê bất ngờ phát hiện ra tài năng vẽ tranh của em gái, bố mẹ cảm thấy vui mừng, duy chỉ có người anh thấy buồn vì ngay lúc đó người anh nghĩ rằng mình bị cho ra ngoài, cả nhà đã quên mất mình.
Chính vì thế tình cảm của người anh trai không còn như trước đến mức chỉ cần em gái mắc một lỗi nhỏ người anh cũng gắt um lên… Đây là một dạng tâm lý thường thấy ở nhiều người đó chính là long tự ái khi thấy người khác hơn mình. Chắc chắn Tạ Duy Anh là một người rất am hiểu tâm lý trẻ em nên mới có thể mô tả được tâm trạng của người anh một cách tự nhiên là liên kết như vậy.
Đến cuối truyện khi người anh được tặng bức tranh đoạt giải của người em và điều bất ngờ là người trong bức tranh chính là mình thì người anh trai đã thực sự bất ngờ. Và bất ngờ hơn khi trong mắt em gái cậu bé không đáng ghét mà lại rất đỗi thân thương, với đôi mắt như tỏa ra một thứ ánh sáng lạ. Lúc này bỗng chốc con người cậu trở nên mềm nhũn, cậu bé bất ngờ, hãnh diện và rồi tự thấy xấu hổ. Tâm trạng xấu hổ của người anh lúc này cũng chính là lúc để nhân vật tự thức tỉnh con người ích kỷ của mình. Câu hỏi bỏ lửng “dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến kia ư? như nói lên sự dằn vặt, sự tỉnh giấc trong con người của cậu bé.
Qua câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ngoài cảm nhận được vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương, sự thức tỉnh của người anh cũng nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân. Qủa là một bài học về nhân cách rất sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt lại.
Câu chuyện bức tranh của em gái tôi kể về một trong rất nhiều những câu chuyện đời thường, những mối quan hệ thường thấy, nhưng bằng sự sáng tạo và tài năng của tác giả, câu chuyện thành công trong việc khắc họa các nhân vật với lời kể dung dị, chân thật và xúc động. Qua đó giúp người đọc cảm nhận được mối quan hệ sâu sắc, cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc sống quá đỗi bình dị này.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 7
Nhà văn Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế hệ nhà văn trước đây. Văn của ông giàu cảm xúc và làm lay động lòng người bằng tính chân thực, bằng những trải nhiệm và cảm xúc thật sự của con người. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chính là “Bức tranh của em gái tôi”. Tác phẩm đã làm lay động người đọc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ đã khơi gợi lên tình thương trong lòng của người anh trai.
Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh của Kiều Phương, một cô bé có năng khiếu về hội họa nhưng lại rất thích lục lọi đồ và làm bôi bẩn lên mặt nên đã được người anh trai đặt biệt danh là Mèo. Câu chuyện bắt đầu bằng lời kể của người anh trai để tạo ra tâm lý gần gũi, chân thực hơn với cuộc sống đời thường. Thông qua những lời bộc bạch, tâm sự của người anh trai, người đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ, những cách đánh giá và những tâm sự thầm kín trong lòng của người anh trai.
Khi thấy em tự sáng tạo ra màu vẽ thì người anh trai luôn cho mình là người lớn và những việc làm của em làm bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên: Đó là những trò chơi của những đứa trẻ con vẫn hay làm, vậy nên sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu em mình làm như vậy. Tuy nhiên, khi người họa sĩ Lê Tiến phát hiện được tài năng thực sự của đứa em gái thì người anh trai bắt đầu cảm nhận được sự mặc cảm, tự ti và có chút ghen tị, thua thiệt hơn so với chính đứa em gái thân thiết của mình. Qua những lời kể của người anh trai, trước những lời tự bộc bạch của người anh trước việc tự xem lén những bức tranh của em gái vẽ rồi trút tiếng thở dài. Tiếng thở dài đó là tiếng thở dài của sự thất vọng, của sự chán nản và sự kém cỏi của chính bản thân mình. Phải chăng người anh cảm nhận được lãng quên mình, khi mà mọi sự chú ý đều tập trung vào người em gái, mọi sự quan tâm và những lời ngợi khen luôn được dành cho người em trong khi về phần mình thì người anh luôn cảm giác mình bị đẩy ra ngoài và không ai để ý đến mình chỉ vì mình không có tài năng giống em? Và cứ như thế, tâm trạng của người anh dần dần rơi vào tuyệt vọng để rồi sau đó lại luôn đối xử tệ với chính đứa em gái ruột thân thương nhất của mình.
Những lý do không tên, những điều không đáng để tức giận thì bây giờ nó như cái cớ để người anh trút giận lên em và ngày càng xa lánh em của mình hơn. Cứ tưởng như khi người em gái nhận được sự đối xử như vậy sẽ ghét anh trai của mình hơn, nhưng không, thực sự là không phải như vậy, em vẫn yêu quý và kính trọng anh trai của mình như trước kia và điều đó được thể hiện thông qua bức vẽ của em: “Anh trai tôi”. Một bức tranh thấm đẫm tình cảm mà em dành cho anh, Không phải là những lần anh cáu gắt hay ghen tị với em mà trong bức tranh ấy, hình ảnh của người anh lại hiện lên đẹp đến như vậy. Đó là một người anh trai luôn yêu thương em, luôn hoàn hảo trong mắt của em gái mình.
Khi nhìn thấy bức tranh đó, niềm tự hào mãnh liệt được dâng lên trong lòng người anh trai – đó là sự tự hào, niềm hãnh diện mà người anh trai không thể thốt lên bằng lời và đó cũng chính là sự xấu hổ đối với em gái và đối với chính bản thân mình bởi vì những hành động dại dội và nông nổi của mình. Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.
Những suy nghĩ trong đầu của người anh trai cứ như muốn bùng lên mà không thể nào có thể thốt lên bằng lời: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Bằng những giọt nước mắt của người anh, đã cho người anh nhận ra được một bài học cho chính bản thân mình, người anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh và anh cũng đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Nếu như trước đây chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây nó lại là vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Và chính sự nhân hậu và bao dung đó đã làm thức tỉnh tình cảm của người anh trai.
Khép lại câu chuyện, tác giả đã cho chúng ta thấy, nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Thông qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một bài học sâu sắc về lòng bao dung và tình cảm yêu thương sâu sắc của con người.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 8
Sự đố kị ở con người thường dẫn đến những hậu quả khôn lường và vô cùng tai hại. Nó làm vẩn đục những quan hệ vốn đẹp đẽ, vô tư, dẫn đến việc đối xử thiếu công bằng (với kẻ hơn mình) và chính nó cũng làm cho con người (bản thân mình) bé lại. Xét cho cùng, cái nhìn đen tối ấy chẳng có lợi cho bất kì ai. Bức tranh của em gái tôi viết về câu chuyện dường như có thật của nhân vật “tôi”. Điều đó dẫn đến hai định hướng: Thứ nhất, nhân vật chính của truyện là nhân vật người anh (người anh tự kể chuyện mình), và thứ hai, sự hấp dẫn nghệ thuật không được tạo ra bởi các chi tiết hư cấu, tưởng tượng, li kì mà từ cuộc sống hằng ngày có thật. Nhưng nhờ vào tính cụ thể của nghệ thuật mà sức khái quát của truyện khá cao. Nó cảnh báo những nguy cơ ở tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc.
Là một truyện ngắn, tác phẩm được viết theo thi pháp truyện ngắn nghĩa là có tình huống, cao trào và kết thúc. Sợi dây liên kết tạo ra mạch truyện ở đây có khả năng cuốn hút người nghe. Lúc đầu, tài năng hội họa của bé Kiều Phương chưa được phát lộ. Nó chỉ mới hiện ra dưới dạng hành vi. Bởi thế, với người anh điều này còn là vô hại. Nhân vật “tôi” nhìn nó còn rất vô tư. Việc đặt biệt danh cho Kiều Phương là Mèo cũng phản ánh thái độ vô tư đó. Dù có một cái gì gia trưởng (lấy quyền làm anh mà tùy tiện coi thường đứa em gái của mình), nhưng chưa có thể gọi là ác ý. Nếu người anh có bực bội với Kiều Phương cũng chỉ vì cái thói nghịch ngợm một cách trẻ con như bất cứ đứa nào ở lứa tuổi của nó mà thôi.
Quả thật, khi đặt cái tên thứ hai cho em, thấy Kiều Phương “vui vẻ chấp nhận”, người anh cũng rất hài lòng. Ngay cả khi cái tính “rất hay lục lọi các đồ vật” trở thành có mục đích (“Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”), nhân vật “tôi” có một thoáng ngạc nhiên nhưng cũng chẳng mấy để tâm. Cùng lắm nó chỉ kích thích trí tò mò ở người anh và “tôi” cũng tỏ ra thích thú về sự tò mò ấy: “Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,… đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không”. Dưới con mắt hồn nhiên của người anh trai, hình ảnh Kiều Phương được thu vào cận cảnh đến từng chi tiết (cả hành động và tâm lí) mà nó đâu hay biết. Nhưng dù bắt được quả tang, nhân vật người anh không thể kết tội em về bất cứ điều gì, vì Kiều Phương có làm gì mờ ám, hơn nữa vì tấm lòng người anh chưa có “con rắn ghen tị luồng vào” (Ét-môn-đô A-mi-xi).
Nhưng thái độ của người anh bắt đầu thay đổi khi chú Tiến Lê phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Ngày hôm đó đối với người anh đúng là một ngày định mệnh. Trong lúc mọi người sung sướng vì có được một niềm vui to lớn và rất bất ngờ thì tâm trạng của nhân vật “tôi” hoàn toàn ngược lại. Cái vô tư ở người anh biến mất. Nó đã bị lòng đố kị thay vào đó. Tài năng của Kiều Phương đối với nhân vật “tôi” lại là một cản trở. Những dằn vặt không đáng có đã diễn ra: “Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc”. Câu văn miêu tả tâm lí rất hay. Nó nói đúng được cái không khí giả tạo vô hình mà người anh tưởng tượng ra.
Và cũng người anh do mặc cảm mà cho rằng trong cuộc chạy đua giữa hai anh em, mình là người thua cuộc. Cái thứ tổn thương không dấu vết này tuy với nhân vật “tôi” – người trong cuộc là sâu sắc, nhưng thực ra nó cũng rất ngây thơ. Ngây thơ trong ý nghĩ: “tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì”. Ô hay, năng khiếu là chuyện trời cho, đâu phải người nào cũng được ban phát. Nó thuộc về số ít, vì vậy chẳng nên vì thế mà ghen tị, buồn phiền. Ngây thơ trong cả hành vi ứng xử. Tài năng của Kiều Phương là vô tội, chẳng có cớ gì mà người anh phải xa cách lạnh lùng. Một lần nữa, người anh đã tạo ra một ám ảnhchỉ có trong tưởng tượng mà chính anh ta không hiểu “Không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước đây được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tội gắt um lên”.
Trong bối cảnh tâm trạng u ám của nhân vật “tôi” như thế, việc xem trộm tranh là một chi tiết rất đắt. Một mặt, nó phản ánh tâm lí tò mò của người anh muốn biết hư thực ra sao, vì sao mà mọi người ngưỡng mộ, một mặt, đứng về mạch truyện, nó có tính chất bắc cầu để cái ghen tức, đố kị không còn là một lí do để người anh day dứt nữa. Về những điều này, lúc xem tranh, nhân vật “tôi” đã có thể “gỡ” ra cho mình không ít. Tài năng của Kiều Phương chính là điều mình không có: “Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến”. Tài năng của Kiều Phương đã thổi hồn vào sự sống, làm cho nghệ thuật thăng hoa. Nhân vật người anh đã hoàn toàn bị thuyết phục. Song tâm lí tự ti, mặc cảm vẫn còn. Chỉ có điều anh ta “lén trút ra một tiếng thở dài” nho nhỏ để không ai nghe thấy mà thôi.
3- Đứng trước bức tranh được trao giải nhất của Kiều Phương, lẽ ra người anh phải buồn, nhưng tâm trạng ấy ở đây đã hoàn toàn không như thế. Sự biến đổi về tâm lí này đã xuất hiện từ trước lúc xem tranh (ở chi tiết có tính chất bắc cầu như trên đã nói). Đến đây nó đi theo một hướng mà chính nhân vật “tôi” cũng không ngờ. Lòng ghen tức hoàn toàn được rũ bỏ. Thay thế nó là sự cảm phục đến ngạc nhiên. Cảm phục tài năng của đứa em yêu quý đã đành, cảm phục cả tấm lòng trong sáng vô tư của nó nữa. Hai sự ngưỡng mộ ấy gặp nhau đã làm cho nhân vật “tôi” mới như choáng ngợp: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau cùng là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì,..”. Tâm trạng của nhân vật “tôi” thật bối rối với rất nhiều cảm xúc đan xen khó lòng tách bạch nổi. “Sững người” diễn tả thái độ ngạc nhiên trước một sự lạ đến không ngờ. Sự chao đảo cần đến bàn tay người mẹ làm chỗ dựa. Tâm trạng giật mình là một thứ thừa số, làm nền để lần lượt những điều nói được, cả những điều không thể nào nói được ùa về trong tâm tưởng. Điều có thể gọi thành tên là cái ngỡ ngàng, sự hãnh diện, cả sự xấu hổ nữa. Còn điều không thể gọi thành tên thì người đọc có thể thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông mà đọc lên cái kí hiệu không lời (dấu ba chấm). Đây là sự ân hận. Thái độ ân hận có hơi muộn màng một chút nhưng thật cần thiết lúc này. Nó có tác dụng giải tỏa cho bao nhiêu ngộ nhận ở người anh và nâng cấp tinh thần cho những phẩm chất quý báu mà Kiều Phương vốn có. Bởi thế sự cảm động mới đến mức rưng rưng (tôi muốn khóc quá). Nước mắt cũng giống như trận mưa. Nó sẽ gột rửa những vết nho trong tâm hồn (như sự nhỏ nhen, đố kị) và bầu trời trong sáng sau đó sẽ hiện ra. Câu trả lời trong ý nghĩ của người anh với mẹ hay là với chính bản thân mình: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!”.
Nhân vật Kiều Phương tuy không ở vào vị trí trung tâm đóng vai kể chuyện, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân vật người anh. Đành rằng cô bé tài năng ấy trong bản chất đã có những phẩm chất tuyệt vời. Chẳng hạn như sự trong sáng vô tư. Nhưng nếu đặt sự trong sáng, vô tư ấy vào mạch truyện thì ý nghĩa của những phẩm chất sáng ngời này càng nổi bật hẳn lên. Trước thái độ không công bằng của người anh lúc đầu, Kiều Phương chẳng những không cãi lại mà còn hóm hỉnh giải thích về hành vi lục lọi của mình “Mèo mà lại”. Đến khi vô cớ bị người anh “gắt um lên”, gương mặt lúc nào cũng lem nhem của nó cũng chỉ biết “xịu xuống” chứ không cãi lại một lời. Đừng tưởng rằng Kiều Phương vô tâm, dửng dưng hay không hề hay biết gì ngoài những bức tranh mà nó vẽ. Chứng cớ là những cái gì xấu xí, thô kệch ở ngoài đời khi bước vào tranh, nó lược bỏ hẳn đi. Cả sự không hoàn thiện ở người anh cũng thế.
Chính là với bản lĩnh vững vàng này mà khi xem trộm tranh của Kiều Phương, nhân vật người anh có gì như ngờ ngợ,bán tín bán nghi: “Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lờ đi vì không chấp trẻ em”. Nhất là sau này, khi đã hiểu ra, nhân vật “tôi” mới hiểu vì sao sắp đi thi quốc tế rồi “nó có vẻ cứ hay xét nét tôi” đến thế. Thì ra ý đồ nghệ thuật của Kiều Phương đã rõ. Với đề tài tự chọn, nó đã nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”. Vậy cái người “thân thuộc nhất” đối với Kiều Phương là ai nếu không phải là người anh trai mà em vô cùng yêu quý? Chỉ có điều khi hình ảnh người anh đi vào nghệ thuật, Kiều Phương đã gạn chắt đi để chỉ còn những cái gì thân thuộc nhất với cháu”. Nghệ thuật trong trường hợp này không phải là giả dối. Cái đẹp bao giờ cũng có ý nghĩa nhân văn.
Và quan trọng hơn, để làm được điều này, người nghệ sĩ phải có một tâm hồn trong sáng. Chỉ với điều kiện ấy, bức tranh của Kiều Phương mới chân thực, mới sinh động: “trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Sự trong sáng trong tâm hồn Kiều Phương mới là điều đáng nói. Bởi thế, cảm giác của nhân vật “tôi” khi không nhận ra mình trong bức tranh được giải của em cũng có lí do của nó. Vì giữa người thật và tranh có một khoảng cách đáng kể.
Những người ngoài không ai nhìn ra, kể cả người mẹ của hai đứa trẻ. Chỉ có nhân vật “tôi” chưa bao giờ như bây giờ cảm nhận thấm thía về sự thiếu hụt (nhân cách) của mình mới nhận ra khoảng trống ấy. Nhưng có điều: với lòng quý trọng thương mến người anh, Kiều Phương đã lấp đầy, lấp đầy không phải bằng nghệ thuật mà bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô họa sĩ tí hon tốt bụng.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 9
“Bức tranh của em gái tôi” – một câu chuyện rất nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Tác giả Tạ Duy Anh chỉ xoay quanh một bức tranh và hai đứa trẻ nhưng lời nhắn nhủ về lòng ích kỷ, sự vi tha và giàu yêu thương trong đó lại được gửi đến tất cả mọi người.
Tạ Duy Anh đã tự mình đóng vai người anh kể lại câu chuyện để được bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên và chân thực nhất. Dưới con mắt của người anh, cô em gái tên Kiều Phương hoàn toàn không có chút tài hoa gì về vẽ tranh. Khi thấy em vẽ, anh chỉ xem đó là trò nghịch ngợm của em. Nhưng khi chú Tiến Lê phát hiện ra sự thật ngược lại suy nghĩ của anh, em gái Kiều Phương không những vẽ tranh đẹp mà còn có năng khiếu nữa.
Từ đó, mọi người chú ý đến em nhiều hơn, người anh thấy vậy, tự cho mình bị bỏ rơi, bị lãng quên nên đã tỏ lòng ganh ghét em. Thế nhưng sự đố kỵ và lòng ích kỷ của anh đã không làm cho người em phản ứng tiêu cực. Mà ngược lại, nhân vật anh đã chợt thức tỉnh khi món quà nhận được từ em gái lại chính là bức tranh em vẽ mình. Em vẽ không những đẹp mà còn thể hiện đó là một người anh hiền hậu với đôi mắt “tỏa ra một thứ ánh sáng lạ”. Cho đến lúc này, “bức tranh của em gái tôi” đã hóa giải tất cả những đố kỵ trong lòng anh khiến anh thấy xấu hổ và hối hận vô cùng.
Người anh trong câu chuyện chính là sự hiện thân của những con người hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình và coi thường người khác. Trong xã hội hiện nay, có không ít những con người như vậy. Họ sống mà không quan tâm, giúp đỡ người khác, sống chỉ vì lợi ích của bản thân mà quên mất mọi người xung quanh. Ngược lại, người em tuy còn nhỏ nhưng trong suy nghĩ của em, người anh lại là một con người hoàn toàn khác, một con người hoàn hảo có ánh mắt phát ra thứ ánh sáng lạ, một con người mà khi em vẽ lên đã xứng đáng nhận giải.
Bức tranh ấy chính là cái gương để người anh soi lại bản thân mình. Anh ngỡ ngàng vì sau tất cả những gì mình đối xử với Kiều Phương, em vẫn yêu thương và trân trọng mình đến thế. Trong con mắt của em, anh vẫn là một người anh tốt và hoàn mỹ. Bức tranh khiến cho anh thức tỉnh và hối hận.
Có lẽ tác giả đã cố tình xây dựng tình huống xảy ra giữa hai đứa trẻ nhỏ để ngầm nói rằng, ngay cả một đứa con nít còn có lòng vị tha huống chi là người lớn. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đã tạo tiếng vang lớn trong lòng người đọc. Đồng thời, đây chính là lời nhắc nhở cho em cũng như bao bạn khác tự nhìn nhận lại bản thân mình, tự bỏ đi những phút giây còn ích kỷ hẹp hòi, thay vào đó là yêu thương nhiều hơn, vị tha nhiều hơn.
-
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bức tranh của em gái tôi" số 10
Với truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi", tên tuổi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh trở nên thân thiết đối với hàng triệu độc giả thiếu nhi trên mọi miền Tổ quốc. Một truyện ngắn xinh xắn, với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo nên một tác phẩm chan chứa tình yêu thương, đó là lòng yêu quý anh trai của đứa em gái - họa sĩ tí hon, tác giả bức tranh "Anh trai tôi", bức tranh được giải nhất trại thi vẽ quốc tê. Nhân vật Kiều Phương, nữ họa sĩ tí hon ấy đã để lại bao ấn tượng đẹp, đầy cảm mến đối với mỗi chúng ta.
Kiều Phương hình như đang học Tiểu học (chúng ta có cảm nhận ấy, niềm tin ấy)? Cô bé này thật đáng yêu. Rất ngây thơ, hồn nhiên và yêu đời, hiếu động. Bộ mặt xinh xắn lại hay tự tay mình "bôi bẩn". Có niềm "thích thú" riêng là hay "lục lọi" các đồ vật trong gia đình. Được anh trai tặng cho biệt hiệu "Mèo", cô em gái "vui vẻ chấp nhận", còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tuổi thơ, đứa em nào mà chẳng có lúc "cãi lại" hoặc "bắt nạt" chị gái, anh trai trong gia đình? Kiều Phương cũng thế. Bị anh trai phàn nàn về chuyện hay "lục lọi", thì Kiều Phương đã "vênh mặt" cãi lại: "Mèo mà lại! Em không phá là được...".Đó là một thái độ "bướng bỉnh" đáng yêu của cô bé này, của tuổi thơ.
Kiều Phương là một đứa con ngoan. Sau công việc "tự chế" thuốc vẽ, em đã làm những công việc bố mẹ phàn công, em "vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm". Chăm chỉ siêng năng là một nét đẹp đáng yêu của Mèo. Kiều Phương càng đáng yêu hơn. Chắc là cô bé học rất giỏi. Cô bé này có một đời sống nội tâm phong phú, có một sở thích riêng rất yêu hội họa và có năng khiếu mĩ thuật bẩm sinh. Không vòi vĩnh bố mẹ mưa sắm "đồ nghề". Em tự chế thuốc vẽ. Em cũng có một "kho báu" riêng, đó là bốn cái lọ nhỏ "cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục...". Các nghệ nhân dân gian Đông Hồ ngày xưa vẽ tranh "Thầy đồ Cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh đu", tranh Gà, tranh Lợn... bằng thứ "màu dân tộc". Màu đen được họ sáng chế từ than lá tre. Thi sì nào đã viết câu thơ này nhỉ:
"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấyđiệp"...
Nữ họa sĩ tí hon Kiều Phương cũng có cách điều chế thuốc vẽ màu đen rất độc đáo. Đít xoong chảo đã bị cô “cạo trắng cả”để có một chất liệu mới "màu đen nhọ nồi". Hoạt động mĩ thuật của Kiểu Phương rất lặng lẽ và bí mật. Bố mẹ cũng không biết. Anh trai phải "bí mật theo dõi" mới biết em gái mình đang “chế thuốc vẽ”.Và cũng chỉ biết thế thôi! Tác phẩm nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của Kiều Phương là "mọi thứ trong ngôi nhà" rất gần gũi thân thiết với em. Là cái bát múc cám lợn, sứt một miếng. Là con mèo vằn... vô cùng dễ mến,... Em vẽ bằng "những nét to tướng..." ngộ nghĩnh... Khán giả thứ nhất được xem tranh vẽ Kiều Phương là bé Quỳnh, con gái họa sĩ Tiến Lê. Bé dã "reo lên khe khẽ" khi xem tranh. Khán giả thứ hai là chú Tiến Lê với niềm vui "rạng rỡ lắm" sau khi thưởng thức tác phẩm "đồng nghiệp".
Cha mẹ bé Kiều Phương là sung sướng nhất. Người mẹ thì "không kìm được cơn xúc động". Bố thì “ôm thốc Mèo lên”: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn", sau khi nghe họa sĩ Tiến Lê nói: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không”. Tranh vẽ của Kiều Phương qua sự "thẩm định" của họa sĩ Tiến Lê là "rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào".Với bé Kiều Phương thì nghệ thuật là sự say mê, là tình yêu thương, là sự phát sáng, nên chúng ta lại thêm quý mến "họa sĩ Mèo".
Kiều Phương rất đáng mến, vì em có một tấm lòng nhân hậu bao la. Lòng nhân hậu biểu hiện sâu sắc nhất ở tình yêu thương quý mến anh trai của mình; tình yêu thương, lòng nhân hậu ấy đã được em gửi gắm, trang trải vào những bức tranh vẽ "rất độc đáo" của mình. Có lúc Mèo đã bị anh trai "quát" thì “xịu xuống,miệngdẩu ra!”,làm cho anh trai tưởng là em gái "chọc tức" mình. Yêu quý anh trai, họa sĩ Mèo đã chủ định đưa hình ảnh anh trai vào tranh vẽ của mình khi được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế, nên trước khi đi em "có vẻ hay xét nét" anh trai mình. Em đang quan sát hình mẫu, em đang tìm cảm hứng, nhưng anh trai đâu có biết! Từ trại thi sáng tác trở về, Kiều Phương đã giành được giải nhất, em muốn được san sẻ niềm vui vinh quang với anh trai. Em đã "ôm cổ" anh trai "thì thầm" vào tai anh trai: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải". Kiều Phương nhân hậu biết bao! Vì có anh trai thì mới có bức tranh của em gái được giải. Vì có yêu quý anh trai thì Kiều Phương mới "muốn cả anh cùng đi nhận giải".
Bức tranh được giải nhất của Kiều Phương là sự kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, tài năng của họa sĩ Mèo tí hon. Đó là hình ảnh "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh". Tư thế ngồi và cái nhìn ấy thể hiện một ước mơ, một hoài bão lớn. "Mặt chú bé như tỏa ra một thử ánh sáng rất lạ", thứ ánh sáng của tài năng và trí tuệ cao siêu. Chú bé còn có một tâm hồn "rất mơ mộng nữa". Đó là hình ảnh của người anh trai hiện tại, và là hình bóng người anh trai lí tưởng của ngày mai. Bức tranh ấy đã được "đóng khung, đóng kính"treo trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, mà bốn bức tường đã treo kín những bức tranh của thí sinh.
Người mẹ xúc động tự hào, hồi hộp, hai lần "thì thầm" nói với cậu con trai thơ bé yêu thương: "Con có nhận ra con không...", "Con đã nhận ra con chưa?". Nghệ thuật đích thực đã nhân đạo hóa đồng loại "làm cho người gần người hơn", đã "thanh sạch hóa hồn người". Bức tranh của Kiều Phương cũng vậy, nó đã làm người anh trai trong tuổi ấu thơ "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Bức tranh của em gái đã làm cho người anh trai vô cùng xúc động "giật sững người", rồi như bị thôi miên khi nhìn vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Người anh trai "muốn khóc quá". Cậu bé dễ thương sẽ nói với mẹ rằng, sau khi nghe mẹ nhắc: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Thi hào nào đã viết câu thơ này nhỉ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"? Chữ "tâm" đã tỏa sáng bức tranh "Anh trai tôi", là sự hội tụ lòng nhân hậu, tình yêu thương, quý mến của Kiều Phương đối với người anh trai của mình.
Con đường nghệ thuật của Kiều Phương chỉ mới là bước đầu; những kiệt tác làm nên một sự nghiệp lớn còn ở chân trời tương lai. Có điều, cái hiện hữu của Mèo: Tình yêu quý anh trai bằng tất cả tấm lòng nhân hậu, niềm say mê hội họa của một tài năng chớm nở - đã để lại trong lòng tuổi thơ mỗi chúng ta bao cảm mến nồng hậu. Nhân vật Kiều Phương đã làm đẹp trang văn của Tạ Duy Anh.