Top 6 Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh lớp 6 hay nhất

Bình An 148 0 Báo lỗi

“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn của tác giả Tạ Duy Anh đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong. Qua câu ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" số 1

    Bố cục:

    - Đoạn 1 (Từ đầu ... phát huy tài năng) : Tài năng của em gái được phát hiện.

    - Đoạn 2 (tiếp ... anh cùng đi nhận giải) : Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

    - Đoạn 3 (còn lại) : người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.


    Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.


    Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

    a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

    b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.


    Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

    Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

    a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ của Mèo là chuyện trẻ con.

    - Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

    - Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái

    b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

    - Mặc cảm về bản thân thua kém em

    - Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

    - Cảm thấy ghen tị với em

    c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

    - Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

    - Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

    - Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.


    Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

    Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

    - Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

    - Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

    => Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.


    Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

    Nhân vật người em trong truyện:

    + Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh

    + Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh

    + Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai

    + Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

    => Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.


    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

    Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.


    Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

    Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:

    - Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.

    - Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" số 2

    Tác giả

    Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm) tên khai sinh là Tạ Viết Dãng, sinh năm 1959; quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

    Tác phẩm đã xuất bản: Bước qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991), Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992), Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa cho thiếu nhi, 1993), Luân hồi (tập truyện, 1994); ánh sáng nàng (tập truyện, 1997); Quả trứng vàng (tập truyện thiếu nhi, 1998); Vó ngựa trở về (tập truyện thiếu nhi, 2000)…

    Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội; Giải thưởng truyện ngắn trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong; Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.


    Trả lời câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

    Lời giải chi tiết:

    Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình


    Trả lời câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:

    a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

    b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

    Lời giải chi tiết:

    a) Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.

    b) Truyện được kể theo lời nhân vật người anh. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.


    Trả lời câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Em hãy cho biết:

    a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

    b) Vì sao khi tài năng hội hoạ ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

    c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

    Lời giải chi tiết:

    a)

    - Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt kẻ cả, không để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.

    - Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa.

    - Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.

    - Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.

    b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.

    c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái: "Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Cậu thấy hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.


    Trả lời câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?

    Lời giải chi tiết:

    - Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối, bị thuyết phục, tự thức nhận về bản thân, về em gái.

    - Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu chỉ là nhất thời. Sự hối hận, day dứt nhận ra tài năng, quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng nhân hậu của em gái chứng tỏ cậu cũng là một người biết sửa mình, muốn vươn lên, biết được tính ghen tị là xấu xa.


    Trả lời câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này?

    Lời giải chi tiết:

    - Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và có lòng nhân hậu.

    - Điều làm em cảm mến nhất ở Kiều Phương chính là tình cảm trong sáng, tốt đẹp dành cho người anh.


    Luyện tập

    Trả lời câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi trước bức tranh được giải nhất của em gái.

    Trả lời:

    Đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh giật mình sững người. Chẳng hiểu sao anh phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, anh trai hoàn hảo đến thế ư? Anh trai nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới con mắt anh thì ...

    - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.

    Người anh không trả lời vì anh muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói với mẹ, anh nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!"


    Trả lời câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

    Trả lời:

    “Tiến ơi! Cố lên! Tiến ơi! cố lên! ”. Những tiếng hô cổ vũ đồng thanh vang dậy cùng với tiếng vỗ tay rập ràng như tiếp thêm sức mạnh cho Tiến băng băng sải những bước chân cuối cùng. Vượt qua các đối thủ, Tiến chạm đích đầu tiên và đoạt giải nhất cuộc thi chạy cự ly 100 mét dành cho học sinh lớp 6 trong Hội khoẻ Phù Đổng năm nay.

    Từ hai bên đường, thầy cô và các bạn ùa ra vây quanh Tiến. Thầy Hiệu trưởng ôm chặt Tiến vào lòng và xúc động nói lời khen ngợi bạn ấy đã giành được Huy chương vàng, tô đẹp thêm thành tích thể dục thể thao vốn có của nhà trường. Cô Vân chủ nhiệm thay mặt cho lớp 6A tặng bạn Tiến một bó hoa tươi thắm.

    Có lẽ chưa bao giờ lớp em vui đến thế. Các bạn nam tung Tiến lên cao rồi đỡ lấy giữa tiếng reo hò náo nhiệt. Các bạn nữ cùng hô vang: “Tiến Kều số một! Tiến Kều số một! ” khiến cho mọi người cười rộ. Còn Tiến thì đỏ mặt lên vì sung sướng và xấu hổ. Chúng em đặt cho bạn ấy biệt danh là Tiến Kều vì Tiến cao lênh khênh. Đôi chân dài tạo cho Tiến lợi thế hơn hẳn đối thủ trên đường chạy.


    Bố cục

    Bố cục: 3 đoạn

    - Đoạn 1 (Từ đầu … đến "phát huy tài năng"): Tâm trạng người anh trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện.

    - Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "cùng đi nhận giải"): Tâm trạng người anh khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện.

    - Đoạn 3 (Còn lại): Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của em.


    Nội dung chính:

    Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" số 3

    A. Kiến thức trọng tâm

    1. Giới thiệu tác giả

    Tạ Duy Anh (sinh năm 1959) tên khai sinh là Tạ Việt Đãng.
    Quê quán: Huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
    Bút danh: Lão Tạ, Chu Qúi, Bình Tâm
    Ông là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới.


    2. Giới thiệu tác phẩm

    Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” đạt giải nhì trong cuộc thi viết “ tương lai vẫy gọi” của báo thiếu niên tiền phong.


    3. Tóm tắt tác phẩm

    Chuyện kể về anh em nhà Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Mèo có sở thích vẽ, khi tài năng của Mèo được phát hiện, cả bố và mẹ đều rất vui mừng, trong khi đó anh trai lại rất buồn vì mình không có tài năng và bị lãng quên. Từ đó, cậu trở nên khó chịu, hay gắt gỏng với em gái. Sau đó, em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 : Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

    Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

    Bài làm:
    Chuyện kể về anh em nhà Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Mèo có sở thích vẽ, khi tài năng của Mèo được phát hiện, cả bố và mẹ đều rất vui mừng, trong khi đó anh trai lại rất buồn vì mình không có tài năng và bị lãng quên. Từ đó, cậu trở nên khó chịu, hay gắt gỏng với em gái. Sau đó, em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.


    Câu 2: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
    Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:
    a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
    b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
    Bài làm:
    a) Nhân vật chính của truyện: Nhân vật Kiều Phương và nhân vật người anh đều là nhân vật chính. Tuy nhiên, nhân vật chính người anh thể hiện được chủ đề của tác phẩm, đó là quá trình tự nhận thức để hoàn thiện nhân cách con người, vì thế nhân vật người anh là nhân vật trung tâm.
    b) Truyện được kể theo lời nhân vật người anh. Cách kể này giúp tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực bằng chính lời của nhân vật ấy.


    Câu 3: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
    Em hãy cho biết:
    a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.
    b) Vì sao khi tài nãng hội hoạ ở em gái minh được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
    c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
    Bài làm:
    Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:
    Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.
    Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.
    Khi tài năng của em gái được phát hiện:
    Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.
    Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
    Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
    =>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.
    Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:
    Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.
    Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.
    Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.


    Câu 4: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
    Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?
    Bài làm:
    Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.
    Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.


    Câu 5: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
    Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến e cảm mến nhất ở nhân vật này?
    Bài làm:
    Điều làm em cảm mến nhất ở cô em gái không phải là tài năng hội họa mà là tấm lòng nhân hậu, vị tha.
    Trước thái độ cáu gắt, khinh khỉnh của anh, cô em gái vẫn cứ hồn nhiên như không có chuyện gì.
    Bí mật vẽ bức tranh về chân dung của anh, quả là một quà tặng bất ngờ. Tuy anh đối xử với mình chưa tốt, nhưng bức chân dung về anh lại vô cùng hoàn hảo.


    Phần luyện tập
    Câu 1: Trang 35 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

    Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?
    Bài làm:
    Tham khảo đoạn văn sau:
    Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" số 4

    Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

    - Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.

    - Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiên phong, sau được in trong tập truyện “Con dế ma” (1999).

    + Nội dung chính: Kể về tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.

    + Bố cục: Chia làm 4 phần

    Phần 1 (Từ đầu đến "…Có vẻ vui lắm”): Giới thiệu về Kiều Phương.
    Phần 2 (Tiếp theo đến "...phát huy tài năng”): Tài năng hội họa của kiều Phương được phát hiện bất ngờ.
    Phần 3 (“Kể từ hôm đó…” đến "...nhận giải”): Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự thành công của em.
    Phần 4 (Còn lại): Thành công của Kiều Phương và sự ân hận của người anh.

    Đọc - hiểu văn bản

    Câu 1 - Trang 34 SGK

    Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi ?

    Trả lời:

    Cách kể 1: Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

    Cách kể 2: Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

    Cách kể 3: Chuyện kể về hai anh em Kiều Phương. Anh trai bực mình vì em gái hay nghịch bẩn, bừa bãi. Kiều Phương bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ của bé được bất ngờ phát hiện. Người anh buồn, coi thường, ghen tị và trở nên gắt gỏng với em vô cớ bởi thấy mình thua kém em. Em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiều Phương, người anh hối hận vô cùng.


    Câu 2 - Trang 34 SGK

    Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau:

    a. Nhân vật chính trong truyện là ai? (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai?) Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

    b. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy đã có tác dụng gì?

    Trả lời:

    a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Có thể khẳng định cả hai đều là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác, là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

    b. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.


    Câu 3 - Trang 34 SGK

    Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết:

    a. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

    b. Vì sao sau khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

    c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

    Trả lời:

    Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

    a. Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ của Mèo là chuyện trẻ con.

    – Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

    – Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái.

    b. Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

    – Mặc cảm về bản thân thua kém em

    – Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

    – Cảm thấy ghen tị với em

    c. Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

    – Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên.

    – Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

    – Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.


    Câu 4 - Trang 34 SGK

    Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?

    Trả lời:

    - Đoạn kết của truyện, người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”. -> Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối, bị thuyết phục, tự thức nhận về bản thân, về em gái.

    - Người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ. Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu chỉ là nhất thời.

    – Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái. Sự hối hận, day dứt nhận ra tài năng, quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng nhân hậu của em gái chứng tỏ cậu cũng là một người biết sửa mình, muốn vươn lên, biết được tính ghen tị là xấu xa.

    => Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.


    Câu 5 - Trang 34 SGK

    Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu,…)?

    Trả lời:

    Nhân vật người em trong truyện:

    + Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh

    + Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh

    + Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai

    + Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

    => Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.


    Luyện tập

    Câu 1-Trang 35 SGK

    Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi trước bức tranh được giải nhất của em gái.

    Trả lời:

    Đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh giật mình sững người. Chẳng hiểu sao anh phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, anh trai hoàn hảo đến thế ư? Anh trai nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới con mắt anh thì ...

    - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.

    Người anh không trả lời vì anh muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói với mẹ, anh nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!"


    Câu 2 - Trang 35 SGK

    Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

    Trả lời:

    “Chiến ơi! Cố lên! Chiến ơi! cố lên!”. Những tiếng reo hò hô vang ấy cứ vang vọng cùng với những tiếng trống tiếng kèn hô hào của các học sinh lớp 6A cổ vũ, cổ động Chiến trong cuộc thi chạy cự ly 100m. Và rồi, Chiến là người chạm đích đầu tiên và đoạt giải nhất.

    Từ hai bên đường, thầy cô và các bạn ùa ra vây quanh Chiến. Thầy hiệu trưởng ôm chặt Chiến vào lòng và trao cờ lưu niệm dành cho lớp có thành viên chiến thắng. Cô Giang - giáo viên chủ nhiệm thay mặt cho lớp 6A tặng bạn Chiến một bó hoa tươi thắm.

    Có lẽ chưa bao giờ lớp em vui đến thế. Các bạn nam tung Chiến lên cao rồi đỡ lấy trong tiếng reo hò náo nhiệt. Các bạn nữ cùng hô vang: “Chiến Tếu số một! Chiến Tếu số một!” khiến cho mọi người cười vang còn Chiến thì đỏ ửng là khuôn mặt. Đây có thể nói là niềm vui lớn nhất trong năm học này của chúng em, như một chiến thắng chung của tập thể khiến ai cũng tự hào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" số 5

    Bố cục

    – Phần 1 (từ đầu đến phát huy tài năng): tài năng của cô bé Kiều Phương được phát hiện

    – Phần 2 (tiếp đến muốn cả anh cùng đi nhận): sự thay đổi trong tình cảm của người anh với em gái Kiều Phương

    – Phần 3 (còn lại): người anh nhận ra những nhược điểm của mình và tình cảm trong trẻo, nhân hậu của em gái


    Đọc hiểu văn bản

    Câu 1: Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

    Trả lời:

    Kiều Phương là cô bé có năng khiếu hội họa. Tài năng ấy được phát hiện khi chú Tiến Lê, một người bạn của bố đến chơi. Cả nhà ai cũng vui mừng chăm chút cho tài năng của cô bé. Thấy vậy người anh rất buồn vì cảm thấy bị coi thường , thấy mình bất tài nên luôn gắt gỏng cau có khó chịu với em. Còn cô bé vẫn hồn nhiên như trước kia. Rồi Kiều Phương đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi cô bé có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy bức tranh của Kiều Phương đạt giải nhất. Cô bé muốn cả anh đi nhận giải với mình. Ngắm nhìn bức tranh với tựa đề Anh trai tôi người anh thấy vô cùng hối hận vì mình quá nhỏ nhen trước tâm hồn nhân hậu, hồn nhiên của đứa em gái.


    Câu 2: Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:

    a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

    b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

    Trả lời:

    a. Nhân vật chính của câu chuyện là Kiều Phương, bởi vì mọi chi tiết mọi nhân vật khác đều xoay quanh làm rõ nhân vật này, ý đồ nghệ thuật của tác phẩm cũng được tác giả gói gọn trong nhân vật này

    b. Truyện được kể theo lời nhân vật người anh

    → Tác dụng: đem lại giá trị khách quan cho câu chuyện


    Câu 3: Em hãy cho biết:

    a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

    b) Vì sao tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

    c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ.

    Trả lời:

    a. Diễn biến tâm trạng người anh

    – Lúc trước khi thấy em gái tự chế màu vẽ người anh rất tò mò quyết định theo dõi em

    – Khi tài năng hội họa của cô bé được phát hiện người anh mặc cảm ghen tị với anh: cảm thấy mình bất tài, chỉ cần một lỗi nhỏ của nó là tôi gắt um lên,…

    – Khi đứng trước bức tranh được trao giải nhất người anh ngỡ ngàng, hãnh diện rồi hối hận vô cùng vì sự nhỏ nhem của bản thân

    b. Khi tài năng của em gái được phát hiện người anh không thể thân với em gái như trước kia bởi người anh tấy mình bất tài luôn bị đẩy ra ngoài thêm vào đó là sự ghen tị nhỏ nhen với em gái

    c. Giải thích tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh:

    – Ngỡ ngàng vì quá bất ngờ

    – Hãnh diện bởi vì mình rất đẹp cả về lí trí lẫn tâm hồn được thể hiện trong bức tranh

    – Xấu hổ do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình


    Câu 4: Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?

    Trả lời:

    – Đoạn kết của truyện người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của mẹ mà cậu ta lại hiểu câu nói của mẹ một cách đầy ẩn ý thể hiện sự hối hận và đã có thái độ hoàn tòan khác với người em nhân hậu

    – Nhân vật người anh có tâm hồn nhạy cảm trung thực nhận ra những điều chưa tốt ở mình

    Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này?

    Trả lời:

    – Cô em gái trong truyện rất hồn nhiên, vô tư trong sáng

    – Điều khiến em cảm thấy mến nhất ở nhân vật này là lòng độ lượng và nhân hậu, chính tấm lòng này đã cảm hóa người anh


    Luyện tập

    Câu 1: Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi trước bức tranh được giải nhất của em gái.

    Trả lời:

    Đoạn văn tham khảo

    Sau lời hỏi của mẹ trong lòng tôi bỗng trào lên một cảm giác khó tả. Em tôi có một tấm lòng nhân hậu và một tâm hồn thật đẹp. Tôi trách bản thân mình quá ích kỉ, không nhận ra điều đó. Tôi cũng hãnh diện ra mặt thì ra trong lòng em tôi , tôi luôn là cậu bé trong bức tranh này: nhân hậu, hồn nhiên, trong sáng. Tôi thầm nhủ sau này sẽ thay đổi bản thân để những gì hiện hình trang vẽ của em gái tôi sẽ thành sự thực


    Câu 2: Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

    Trả lời:

    Bài tham khảo:

    Tháng trước gia đình em vừa nhận được tin vui đó là anh trai em đã vinh được nhận danh hiệu: Học sinh tiêu biểu của Thủ đô. Khi nghe anh kể, bố mẹ em cứ ngỡ anh nói đùa. Nhưng chỉ một lúc sau cô giáo chủ nhiệm của anh đã gọi điện thông báo. Cả nhà em khuôn mặt ai cũng vui mừng rạng rỡ hẳn lên. Ông bà tự hào vì con cháu chăm ngoan hiếu học. Bố mẹ vui như trẻ ra mấy tuổi bao vất vả của ngày lao động mệt nhọc đều tan biến. Mẹ xoa đầu em bảo: Cố gắng noi gương anh nha con. Em cũng rất vui cho anh. Em biết anh là động lực cho em phấn đấu hết mình. Em tự nhủ sẽ giống như anh đem về cho bố mẹ nhiều niềm vui hơn nữa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" số 6

    I. Đôi nét về tác giả: Tạ Duy Anh
    Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

    II. Đôi nét về tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi
    1. Xuất xứ
    “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong
    2. Tóm tắt
    Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
    3. Bố cục (3 phần)
    - Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện
    - Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh
    - Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái
    4. Giá trị nội dung
    Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình
    5. Giá trị nghệ thuật
    - Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật
    - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo


    Chú ý:

    Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

    Biết trình bày bằng miệng một cách trôi chảy một số nội dung về quan sát, nhận xét, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh khi miêu tả.


    Chú thích:

    Tự chế: tự làm ra.

    Bại lộ: bị lộ ra, có nhiều người biết, không còn giữ kín được nữa.

    Thiên tài: người có tài năng đặc biệt như là bẩm sinh mà có.

    Bất ngờ: không ngờ tới.

    Chứng kiến: mắt nhìn thấy rõ.

    Phát huy tài nâng: làm cho tài năng thêm nẩy nở.

    Bất tài: không có tài.

    Năng khiếu: khả năng đặc biệt.

    Nhập tâm: ghi sâu vào trí nhớ.

    Hoàn hảo: rất tốt đẹp, tốt đẹp về các mặt.

    Nhân hậu: giàu lòng yêu thương đối với mọi người, ăn ở rất có tình có nghĩa.


    ĐỌC - HIỂU BÀI VĂN

    Câu 1. Kể tóm tắt cốt truyện:

    Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi hay gọi nó là Mèo. Mèo bí mật tự chế ra những lọ phẩm màu để vẽ. Chú Tiến Lê, một họa sĩ, đến chơi phát hiện ra tranh của Mèo vẽ rất đẹp. Cả nhà cùng vui mừng và tạo điều kiện cho Mèo phát triển tài năng, chỉ có tôi là thầm ganh tị với nó.

    Chú Tiến Lê giới thiệu cho Mèo tham gia trại thi vẽ quốc tế. Mèo đoạt giải nhất. Tôi lại càng kém vui. Nó rủ tôi cùng tới lãnh thưởng. Khi xem bức tranh nó vẽ và đạt giải cao tôi mới giật mình: nó đã vẽ tôi với một gương mặt thật hoàn hảo, thật đáng yêu. Tôi xấu hổ về sự ghen tị nhỏ nhen của mình. Tôi không dám nhận mình là người trong tranh vì người trong tranh không phải là tôi mà chính là lòng nhân hậu, là tâm hồn trong sáng của em tôi.


    Câu 2. Suy nghĩ và thảo luận:

    a) Nhân vật chính trong truyện là ai?

    - Nhân vật chính trong truyện này là người anh.

    - Đó là nhân vật chính vì tác giả đã tập trung miêu tả sự diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật này qua nhiều sự việc.

    b) Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của người anh. Việc lựa chọn cách kể này rất thuận lợi cho việc biểu lộ tâm trạng và việc bày tỏ thái độ của nhân vật chính.


    Câu 3. Đọc kĩ truyện và chú ý đến tâm trạng người anh.

    a) Diễn biến tâm trạng của người anh:

    - Từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh cố ý coi thường cô em gái mặt luôn bị bôi bẩn và hay lục lọi các đồ vật.

    - Khi tài năng hội họa ở cô em gái được phát hiện: người anh cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, những lúc ngồi bên bàn học, chỉ muốn gục xuống khóc.

    - Khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ: người anh trút ra một tiếng thở dài, sau đó hay quát nạt em và nhìn em luôn thấy như nó đang chọc tức mình.

    - Khi đứng trước bức tranh được giải nhất trong phòng trưng bày: người anh giật sững người, phải bám chặt vào tay mẹ. Thoạt tiên là ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ, khi mẹ hỏi thì muốn khóc.

    b) Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa vì anh ta đã quá ghen tức, đố kị.

    c) Sở dĩ người anh có tâm trạng "thoạt tiên là ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ" khi đứng trước bức tranh được giải của cô em gái vì:

    Anh ta đâu có ngờ em gái lại vẽ mình.

    Anh ta hãnh diện vì mình đã thành một nhân vật trong tranh.

    Anh ta xấu hố vì mình đối xử với em không tốt mà nó vẫn vẽ anh ta với một tấm lòng yêu thương, trìu mến.


    Câu 4. Đoạn kết của truyện viết thật ngắn mà rất hay:

    "Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”

    Người anh không trả lời mẹ được vì anh ta đang muốn bật khóc. Anh ta muốn bật khóc vì thấy xấu hổ về sự ghen tị nhỏ nhen hẹp hòi của mình. Anh ta không muốn nhận mình là nhân vật trong tranh vì anh ta thấy mình không xứng đáng. Anh ta hiểu được tấm lòng đứa em gái: nó biết anh ta không ưa gì nó nhưng nó vẫn yêu mến anh mình, vẫn lấy người anh làm nhân vật trong tranh, vẫn vẽ người anh với một khuôn mặt suy tư mơ mộng rất dễ thương. Nó còn đề tên cho bức tranh là "Anh trai tôi". Tất cả những điều đó chứng tỏ nó là một cô bé hồn nhiên, tốt bụng, dễ tha thứ và vẫn rất yêu mến người anh ruột thịt của mình. Bởi thế người anh mới có ý nghĩ bức tranh là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

    Người anh trong truyện, đến lúc này, không chỉ xúc động trước tấm lòng khoan dung, nhân hậu của đứa em gái mà thấy rõ thói ghen tị hẹp hồi, xấu xí của mình. Anh ta rất ân hận về điều này. Chúng ta tin chắc rằng anh ta sẽ từ bỏ được tính xấu đó và trở nên một người anh thật đáng yêu.


    Câu 5. Về cô em gái trong truyện:

    Đó là một cô gái thật hồn nhiên, độ lượng, nhân hậu và thật sự có tài năng. Em gái này đã bí mật tìm tòi sáng chế ra màu vẽ cho mình, biết người anh không ưa gì mình nhưng khi vẽ tranh vẫn chọn anh làm nhân vật chính và khi vẽ đã làm nổi bật lên những nét đẹp của nhân vật chính.

    Tất cả những điều này đã làm ta cảm mến nhân vật Mèo họa sĩ.


    Tóm tắt:

    Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế' ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.


    LUYỆN TẬP

    Một thành viên trong lớp đạt thành tích xuất sắc nào đó. Thành tích ấy gây nên phản ứng khác nhau. Hãy thuật lại diễn biến câu chuyện và bày tỏ thái độ của mình.

    Vài nét gợi ý

    Cô giáo trả bài Văn kiểm tra Học kì I.

    Cô cho Minh điểm 10 và cô hết sức khen Minh trước lớp. Cô đọc to bài văn của Minh cho cả lớp nghe và phân tích cách viết chân thực, đầy xúc cảm của Minh về người mẹ của mình.

    Nhiều bạn trong lớp cũng hết sức đồng tình với cô giáo. Có bạn tự liên hệ bài viết của Minh với bài viết của mình và thấy rõ sự hời hợt, nông cạn của mình. Nhiều bạn đề nghị cô cho chép lại bài văn đó và dán lên báo tường của lớp để mọi người cùng tham khảo thêm.

    Nhưng cũng có vài bạn tỏ ý không tán thành ý kiến của cô giáo. Có bạn cậy mình con nhà giàu đã nói: "Bà mẹ Minh là một bà bán xôi chè rong trên phố thì có gì đáng nói". Thật là đáng ghét. Có bạn lại bỏ nhỏ vào tai người ngồi cạnh: "Bài của tớ viết cũng hay chẳng kém nhưng cô giáo đã thiên vị con Minh nên cho nó điểm cao hơn”. Mấy anh chàng lười nhác thì chặc lưỡi: "Chà bọn này chỉ cần đủ năm điểm để được lên lớp là tốt rồi, cố gắng làm chi cho mệt!".

    Nghe các bạn xì xào bàn tán tôi đã thấy rõ thái độ ghét ghen đố kị của một số người. Tôi cũng chê trách mấy bạn lười nhác không chịu phấn đấu vươn lên. Riêng tôi, tôi rất thích bài viết của Minh. Tôi thấy mình cần phải gắng sức nhiều hơn nữa để không chỉ giỏi toán mà còn giỏi cả văn như bạn Minh để cô giáo và cha mẹ tôi được vui lòng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy