Top 6 Bài soạn "Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử" của Thúy Lan lớp 6 hay nhất
"Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử" của Thúy Lan, in trên báo "Người Hà Nội" ghi lại những sự kiện lớn có liên quan đến cây cầu này đồng thời thể hiện tình cảm ... xem thêm...yêu mến tự hào về cây cầu đã gắn liền với những chiến công vinh quang của Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
I. Đôi nét về tác phẩm: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
1. Xuất xứ
Văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” của tác giả Thúy Lan, in trên báo Người Hà Nội
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đâu đến “anh dũng của thủ đô Hà Nội”): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại
- Phần 2 (tiếp đó đến “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”): Cầu Long Biên – một nhân chứng sống của lịch sử
- Phần 3 (còn lại): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại
3. Giá trị nội dung
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả đất nước
4. Giá trị nghệ thuật
- Phép nhân hóa
- Lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài vănII. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 2): Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến anh dũng của thủ đô Hà Nội): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
+ Đoạn 2 (tiếp… nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương nhưng anh hùng.
+ Đoạn cuối (phần còn lại): Hình ảnh cầu Long Biên trong hiện tại và tình cảm của tác giả.
Câu 2 (trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 2): Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả, người đọc thấy được:
+ Lịch sử tên của cầu: cầu Đu- me
+ Chiều dài: 2290 m
+ Nặng 17 nghìn tấn
+ Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
+ Kĩ thuật: Sản phẩm của văn minh cầu sắt và bằng mồ hôi của bao người.
Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.
Câu 3
a, Cảnh vật và sự kiện được ghi lại:
+ Màu xanh của bãi mía, nương dâu, vườn chuối.
+ Chiều xuống, đèn mọc như sao sa.
+ Gợi nhớ đoàn quân ra đi 1946
+ Những năm tháng oanh liệt cây cầu chống trọi những lần đánh bom của Mỹ.
Những ngày nước sông Hồng đỏ rực, cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…
→ Cảnh vật và sự kiện cho ta thấy hình ảnh của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.
b, Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong đó cầu Long Biên là nhân chứng sống.
c, Cách kể của đoạn "Cầu Long Biên khi mới khánh thành… bị chết trong quá trình làm cầu", tình cảm tác giả bộc lộ rõ ràng hơn:
- Ngôi kể: sự chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
- Phương thức biểu đạt: phương thức thuyết minh là chủ yếu.
- Từ ngữ: từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, quyến rũ, khao khát, bi thương, nhói đau, hùng tráng…
Câu 4: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
Tên tác phẩm: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, không thể thay thế từ nhân chứng bằng chứng tích:
- Nhân chứng- thủ pháp nhân hóa, coi Cầu Long Biên là người đương thời, người chứng kiến thăng trầm lịch sử.
- Những sự kiện cầu Long Biên đã "chứng kiến":
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947- Trung đoàn rút khỏi Hà Nội theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
→ Cầu Long Biên trường tồn, chứng kiến biết bao đau thương và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
b, Câu cuối trong bài diễn đạt dài nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.
- Nhịp cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con tim bởi vì cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng".
-
Trả lời câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
Lời giải chi tiết:
Bài văn chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 : Từ đầu đến: “nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
Trả lời câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Em biết được điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?
Lời giải chi tiết:
* Đoạn văn cho biết những thông tin tương đối cụ thể về cầu Long Biên:
- Tên gọi đầu tiên là “ cầu Đu me năm 1945 được đổi tên là cầu Long Biên.
- Qui mô của cầu:
+ Dài 2290 mét
+ Nặng 17 nghìn tấn.
- Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Về kĩ thuật: là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
- Nó được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của hàng nghìn người dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.
* So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương (ở phần đọc thêm) thì qui mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng, nhưng xét về kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt lúc bấy giờ.
Trả lời câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì vể lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
Lời giải chi tiết:
a) Cảnh vật và sự việc được ghi lại:
- Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.
- Buổi chiều, đèn mọc như sao.
- Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.
- Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chống không lực Hoa Kì: những lần đầu bị đánh bom.
- Những ngày nước cao: sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử cho cả thế kỉ XX với cảnh đời đau thương dưới thời Pháp thuộc của dân tộc, với những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau 1954, những năm tháng chống Mĩ cứu nước anh hùng, và cả một sự kiện lịch sử không thể nào quên vào mùa đông năm 1946 khi Trung đoàn thủ đô chui qua gầm cầu ra đi kháng chiến ... Cây cầu soi bóng trên sóng nước sông Hồng hay chính nó đã soi bóng vào lịch sử dân tộc.
b) Việc trích thơ và nhạc đã tạo nên “ chứng nhân ” vẻ nghệ thuật với cây cầu. Nó gắn bó cây cầu với kí ức với tâm hồn con người.
c) Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên. Người kể xưng tôi tức là kể về chiếc cầu thông qua cảm nhận rất riêng tư, nó là hồi ức của kỉ niệm. Tác giả đã kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc khiến cho những kỉ niệm thành những nhân chứng sống động, có hồn.
- Việc sử dụng từ ngữ cũng rất gợi cảm (...cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng ;... ánh đèn mọc lên như sao sa... )
Trả lời câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
Lời giải chi tiết:
a) Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên: Không gọi cầu là vật chứng hay chứng tích mà gọi là chứng nhân và nhân chứng. Cách nhân hoá đó đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.
Các sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên chứng kiến:
+ Thời thuộc Pháp
+ Năm 1945
+ Kháng chiến chống Pháp
+ Thời hoà bình
+ Kháng chiến chống Mĩ
+ Những mùa lũ.
Như vậy cầu Long Biên đã chứng kiến lịch sử dân tộc trong một thời gian không dài nhưng rất nhiều biến đổi. Nó trở nên sống động.
Sự sống động ấy có phần của các sự kiện đau thương (hàng nghìn người chết vì làm cầu, bom Mĩ ném rách cầu tả tơi) và anh dũng (Những đoàn quân ra đi, cầu được hàn, sửa trong chiến tranh)
b) Hình ảnh cuối bài là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc: từ chiếc cầu sắt nối khoảng cách đôi bờ, tác giả nghĩ đến một nhịp cầu vô hình để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Đó là một kết thúc hay, để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc.
Luyện tập
Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.
Lời giải chi tiết:
Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việc thống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự chính xác và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu: Một trong những kiến trúc rất độc đáo, một ngôi chùa gắn liền với lịch sử đó chính là chùa Một Cột
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thải Tông (Lý Phật Mà). Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng.
- Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu cho vua sông lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
- Theo một xuất xứ khác, theo văn bia dựng năm Canh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đại ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hai Thông thời Đường... dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Ọuan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy.
- Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng.
- Khi Lý Thái Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng . Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử.
- Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột được mở ra việc thờ cúng...”
b. Kết cấu
- Tòa đài sen (Liên Hoa Đài), chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều ba mét, mái cong dựng lên cột đá hình trụ cao bốn mét (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2 mét.
- Trụ đá gồm hai khốỉ, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền.
- Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt một cột đá.
- Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy tinh vi hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gồ bằng thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo.
- Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông).
- Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch.
c. Ý nghĩa
- Chùa Một Cột là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam.
- Là một trong những hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội ngày nay.
3. Kết bài
- Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa độc đáo.
- Chúng ta cần phải gìn giữ và mang hình ảnh của chùa đến với bạn bè quốc tế năm châu.
Nội dung chính
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
-
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tác phẩm:
Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử được xem như là một “văn bản nhật dụng". Đồng thời tác phẩm là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
Văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chắt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự những không phóng túng như trong tùy bút.Tóm tắt tác phẩm:
Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.
Bài làm:
Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội".
=> Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
Đoạn 2: Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc".
=> Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
Đoạn 3: Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết
=> Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.Câu 2: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2
Em biết được điểu gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (sách giáo khoa) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?
Bài làm:
Đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu cho thấy: Bên cạnh xuất phát điểm nhìn từ ngôi thứ ba, tác giả còn sử dụng phương thức thuyết minh nhằm cung cấp cho người đọc về lai lịch, đọ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu; mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội. Từ đó, khẳng định vai trò “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên.
So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm về cầu Thăng Long và Chương Dương, ta có thể thấy được tuy cầu Long Biên có quy mô nhỏ hơn nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong nhiều mặt suốt gần 100 năm khi mà cầu Thăng Long và cầu chương Dương chưa xuấtCâu 3: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “chứng nhân” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, ...)
Bài làm:
Câu a: Cảnh vật được ghi lại và cho ta biết những điều về lịch sử:
Cầu Long Biên từng đi vào sách giáo khoa.
Đứng trên cầu Long Biên ngắm cảnh:
Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.
Buổi chiều, đèn mọc như sao sa phía Hà Nội.
Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.
Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chông không lực Hoa Kì: những lần cầu bị đánh bom.
Những ngày nước cao: sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…
Cảnh và việc cho ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử:
Đặc biệt là đoàn quân ra đi năm 1946.
Những lần giặc Mĩ ném bom và cây cầu bao lần thương tích.
Đối chọi với lũ lụt hung dữ của dòng sông Hồng.
Câu b: Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một chứng nhân sống.
Câu c: So với đoạn đã phân tích ở câu 2 là từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” đến “ bị chết trong quá trình làm cầu” và đoạn văn này có chỗ khác nhau là:
Về ngôi kể:
đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể,
đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).
Về phương thức biểu đạt:
đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.
Về cách sử dụng từ ngữ:
đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
=> Nhờ sử dụng một vài phương thức nghệ thuật khác nhau mà trong đoạn này tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.Câu 3: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “chứng nhân” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, ...)
Bài làm:
Câu a: Cảnh vật được ghi lại và cho ta biết những điều về lịch sử:
Cầu Long Biên từng đi vào sách giáo khoa.
Đứng trên cầu Long Biên ngắm cảnh:
Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.
Buổi chiều, đèn mọc như sao sa phía Hà Nội.
Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.
Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chông không lực Hoa Kì: những lần cầu bị đánh bom.
Những ngày nước cao: sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…
Cảnh và việc cho ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử:
Đặc biệt là đoàn quân ra đi năm 1946.
Những lần giặc Mĩ ném bom và cây cầu bao lần thương tích.
Đối chọi với lũ lụt hung dữ của dòng sông Hồng.
Câu b: Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một chứng nhân sống.
Câu c: So với đoạn đã phân tích ở câu 2 là từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” đến “ bị chết trong quá trình làm cầu” và đoạn văn này có chỗ khác nhau là:
Về ngôi kể:
đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể,
đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).
Về phương thức biểu đạt:
đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.
Về cách sử dụng từ ngữ:
đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
=> Nhờ sử dụng một vài phương thức nghệ thuật khác nhau mà trong đoạn này tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.Câu 4: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2
a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
Bài làm:
Câu a: Tác giả đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử là hợp lí vì việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong tên của bài văn giúp người đọc có cảm giác tác giả thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thơi của những thăm trầm lịch sử.
=> Và vì vậy không thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích hay dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua.
Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên được chứng kiến là:
Cuộc kháng chiến chống Pháp: mùa Đông băn 1946 – khi Trung đoàn thủ đo rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;
Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.
Trong quá trình tồn tại, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, sự ra đi của các người chiến sĩ, đồng bào,... vì vậy cầu Long biên chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.
Câu b: So sánh nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn ta thấy:
Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).
Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.LUYỆN TẬP
Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.
Bài làm:
Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việc thống kê, tìm hiểu những di tích lịch sử có ở địa phương mình. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử"
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Cầu Long Biên- nhân chứng lịch sử của Thúy Lan ghi lại những sự kiện lớn có liên quan đến cây cầu này đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến tự hào về cây cầu đã gắn liền với những chiến công vinh quang của Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả đất nước
2. Giá trị nghệ thuật
Giọng điệu trữ tình được nâng cao.
Phép so sánh, nhân hóa, từ ngữ giàu cảm xúc,… từ đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác, cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc. -
I. Về thể loại
Văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử thuộc kiểu văn bản nhật dụng. Xét về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khỏe, quyền trẻ em, hiểm họa, ma túy,…
Văn bản nhật dụng sử dụng đa dạng các phương thức biểu đạt. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín,…
II. Tóm tắt
Văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử giới thiệu chủ yếu về cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Chính vì thế, cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau năm 1954 và cả những năm tháng chống Mĩ cứu nước gian khổ của dân tộc ra. Bây giờ, bắc qua sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, có lẽ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Nhưng đối với tác giả nói riêng, đối với toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung, cầu Long Biên vẫn còn nhiều ý nghĩa.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu => “nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại
Đoạn 2: tiếp => “vẫn dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
Đoạn 3: còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại và trong cảm nghĩ của tác giả.Câu 2:
* Đoạn văn “Cầu Long Biên từ khi mới khánh thành” cho đến “bị chết trong quá trình làm cầu” cho chúng ta biết những thông tin tương đối cụ thể về cây cầu Long Biên: tên gọi, chiều dài cầu, trọng lượng cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu và đời sống lịch sử – xã hội, qua đó khẳng định vai trò “chứng nhân lịch sử” của cây cầu Long Biên.
* So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm về cầu Chương Dương và cầu Thăng Long thì về quy mô và tính chất hiện đại, cầu Long Biên không bằng hai cây cầu trên, nhưng nó có vai trò quan trọng về nhiều năm trong suốt gần 1 thế kỷ trước khi hai cây cầu trên được xây dựng.
Câu 3:
Đoạn văn từ “Năm 1945” đến “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”.
a) Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại:
Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối
Buổi chiều, đèn mọc như sao
Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946
Nhìn lên bầu trời, nhớ lại những năm tháng oanh liệt giặc Mĩ ném bom xuống Hà Nội.
Những ngày nước dâng cao, sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa,…
Những cảnh vật và sự việc đó đã cho chúng ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử:Những ngày giặc Mĩ ném bom và cây cầu bao lần chịu thương tích
Đoàn quân ra đi năm 1946
Đối chọi với những trận lũ lụt hung dữ của dòng sông Hồng
b) Việc trích dẫn bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên chính là một nhân chứng sống.c) Cách kể ở đoạn này bộc lộ được tình cảm của tác giả một cách rõ ràng và tha thiết hơn so với đoạn trên:
Về ngôi kể: nếu ở đoạn văn trước, tác giả sử dụng ngôi thứ 3 để kể, thì ở đoạn này, tác giả trực tiếp xưng “tôi” (ngôi thứ nhất)
Về phương thức biểu đạt: ở đoạn trước, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức thuyết minh
Về từ ngữ: ở đoạn văn này, tác giả sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ hơn như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, hùng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu,…Câu 4:
a) * Tác giả đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử và không thể thay thế từ “chứng nhân” bằng từ “chứng tích” bởi vì cách dùng từ “chứng nhân” là dùng thủ pháp nhân hóa. Cách nhân hóa này đã đem lại linh hồn, sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành “người đương thời” của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước và của người dân Việt Nam.
* Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với sự kiện lịch sử vào mùa đông năm 1946 khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá
Như vậy, cầu Long Biên đã chứng kiến lịch sử dân tộc trong một khoảng thời gian không được gọi là dài nhưng lại là khoảng thời gian lịch sử đau thương và chứa nhiều biến đổi nhất. Chính vì thế, có thể nói cầu Long Biên chính là nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói chung.b) So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: “Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam”. Câu cuối của bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.
Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim là bởi vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử sống động, đau thương và anh dũng của người Việt Nam khiến du khách nước ngoài phải “trầm ngâm”, đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu mỗi khi đến thăm nơi đây.
-
Câu 1. Bài văn có thể chia ra làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.
Trả lời
Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến anh dũng của thủ đô Hà Nội): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
+ Đoạn 2 (tiếp… nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương nhưng anh hùng.
+ Đoạn cuối (phần còn lại): Hình ảnh cầu Long Biên trong hiện tại và tình cảm của tác giả.
Câu 2. Em biết được những gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?
Trả lời
Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả, người đọc thấy được:
+ Lịch sử tên của cầu: cầu Đu-me
+ Chiều dài: 2290 m
+ Nặng 17 nghìn tấn
+ Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
+ Kĩ thuật: Sản phẩm của văn minh cầu sắt và bằng mồ hôi của bao người.
Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.
Câu 3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể chuyện của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, …).
Trả lời
a) Cảnh vật và sự kiện được ghi lại:
+ Màu xanh của bãi mía, nương dâu, vườn chuối.
+ Chiều xuống, đèn mọc như sao sa.
+ Gợi nhớ đoàn quân ra đi 1946
+ Những năm tháng oanh liệt cây cầu chống trọi những lần đánh bom của Mỹ.
Những ngày nước sông Hồng đỏ rực, cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…
– Cảnh vật và sự kiện cho ta thấy hình ảnh của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.
b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong đó cầu Long Biên là nhân chứng sống.
c) Cách kể của đoạn “Cầu Long Biên khi mới khánh thành… bị chết trong quá trình làm cầu”, tình cảm tác giả bộc lộ rõ ràng hơn:
– Ngôi kể: sự chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
– Phương thức biểu đạt: phương thức thuyết minh là chủ yếu.
– Từ ngữ: từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, quyến rũ, khao khát, bi thương, nhói đau, hùng tráng…
Câu 4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
– Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
Trả lời
a) Tên tác phẩm: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, không thể thay thế từ nhân chứng bằng chứng tích:
– Nhân chứng- thủ pháp nhân hóa, coi Cầu Long Biên là người đương thời, người chứng kiến thăng trầm lịch sử.
– Những sự kiện cầu Long Biên đã “chứng kiến”:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947- Trung đoàn rút khỏi Hà Nội theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
– Cầu Long Biên trường tồn, chứng kiến biết bao đau thương và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
b) Câu cuối trong bài diễn đạt dài nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.
– Nhịp cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con tim bởi vì cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử “sống động, đau thương và anh dũng”.
II. Luyện tập
Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.
Trả lời
Những di tích chứng nhân lịch sử nôit tiếng ở Hà Nội như:
– Cột cờ Hà Nội
– Hoàng Thành Thăng Long
– Văn Miếu Quốc Tử Giám.
-
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Thúy Lan
2. Tác phẩm
Thuộc kiểu văn bản nhật dụng
II. Hướng dẫn Soạn Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
Câu 1 trang 127 SGK văn 6 tập 2
Bố cục
Đoạn 1: Từ đầu đến "thủ đô Hà Nội"- Giới thiệu chung về cây cầu.
Đoạn 2: Từ "Cầu Long Biên khi." đến " dẻo dai, vững chắc"- Cầu Long Biên chứng nhân sống động đau thương và anh dũng.
Đoạn 3: còn lại- Cầu Long Biên trong đời sống hiện đại và cảm nghĩ của tác giả.Câu 2 trang 127 SGK văn 6 tập 2
Qua đoạn văn từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu” em hiểu thêm về cầu Long Biên đó là:
Vị trí: Bắc qua sông Hồng.
Cầu Long Biên nặng 17 nghìn tấn, dài 2290m
Có hình dáng như một dải lụa
Để có được cây cầu, bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống.
Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.Câu 3 trang 127 SGK văn 6 tập 2
Đoạn văn từ “Năm 1945” đến “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”
a) Những cảnh vật và sự việc được ghi lại:
Màu xanh của bãi mía, nương dâu, vườn chuối.
Chiều xuống, đèn mọc như sao sa.
đoàn quân ra đi 1946
những lần đánh bom của Mỹ xuống cầu
Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết về hình ảnh của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên.
c) So sánh cách kể của đoạn văn này với đoạn đã phân tích ở câu 2:
Ngôi kể: chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
Phương thức biểu đạt: chủ yếu là phương thức thuyết minh
Từ ngữ: từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh.Câu 4 trang 127 SGK văn 6 tập 2
a)
Tác giả đặt tên của bài là “Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử” vì cầu Long Biên cầu Long Biên đã trải qua rất nhiều những thăng trầm, biến động trong lịch sử dân tộc, có thể nói, cầu không chỉ chứng kiến mà còn chịu cùng đau, cùng xót với nhân dân.
Không thể thay thế từ “chứng nhân” thành từ “chứng tích” bởi gọi cầu Long Biên là “chứng nhân” là tác giả có ý nhân hóa, coi cầu như một con người, là nhân chứng sống cho lịch sử, còn từ “chứng tích” chỉ là dùng để chỉ một sự vật vô tri.
Những sự kiện cầu Long Biên đã "chứng kiến":Cuộc kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947- Trung đoàn rút khỏi Hà Nội
Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
b) Câu cuối bài có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.Câu rút gọn: Tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim những du khách để họ ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" nên nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con timIII. Luyện tập Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
Tìm hiểu ở địa phương những di tích nào có thể gọi là “chứng nhân lịch sử”