Top 6 Bài soạn "Lượm" của Tố Hữu lớp 6 hay nhất

Bình An 403 0 Báo lỗi

Bài thơ "Lượm" được Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Lượm" số 1

    I. Đôi nét về tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002)

    - Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành

    - Quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

    - Xuất thân:

    Cha là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ.
    Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con.
    → Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ cho Tố Hữu

    - Bút danh: theo lời Tố Hữu tự giải thích thì năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh "Tố Hữu" (Tố Hữu có nghĩa là sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người). Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là "người bạn trong trắng", khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ "hữu".

    - Cuộc đời:

    Ông tham gia hoạt động cách mạng vô cùng mạnh mẽ (từ những năm 1938)
    Sau cách mạng, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước
    Sau năm 1986, ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ nên bị miễn nhiệm các chức vụ về quản lý, chỉ còn giữ chức danh đại biểu quốc hội và các chức danh lãnh đạo về văn học nghệ thuật
    → Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của Việt Nam

    - Sự nghiệp sáng tác:

    Sáng tác từ rất sớm (từ những năm tháng còn thiếu niên)
    Chủ yếu sáng tác với thể loại thơ và cũng rất thành công ở mảng này
    Đánh giá thơ Tố Hữu: thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ, được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh
    Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ điện biên, Khi con tu hú, Ta với ta, Bà má Hậu Giang...
    - Giải thưởng: ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996


    II. Đôi nét về tác phẩm Lượm

    1. Xuất xứ

    - Lượm được nhà thơ Tố Hữu viết năm 1949 - trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và in trong tập Việt Bắc.

    2. Hoàn cảnh sáng tác

    Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

    3. Thể loại

    - Thơ 4 chữ (ngắt nhịp 2/2) - thơ tự sự

    4. Phương thức biểu đạt

    - PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

    5. Ngôi kể

    - Ngôi thứ 3

    6. Bố cục bài thơ

    - Gồm 3 phần:

    Phần 1: Từ đầu → Cháu đi xa dần: Cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu

    Phần 2: "Cháu đi đường cháu" → "Hồn bay giữa đồng": Sự hi sinh anh dũng của Lượm

    Phần 3: Phần còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

    7. Giá trị nội dung bài thơ Lượm

    Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

    8. Giá trị nghệ thuật bài thơ Lượm

    - Thể thơ bốn chữ

    - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

    - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

    - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm


    Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

    - Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.


    Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

    - Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

    - Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

    - Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

    - Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

    - Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

    → Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.


    Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

    - Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

    - Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

    - Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

    → Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

    Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.


    Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

    → Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

    - Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

    - Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.


    Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

    - Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.


    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.


    Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Lượm" số 2

    Trả lời câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

    - Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

    * Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

    - Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” ⟶ Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

    - Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” ⟶ Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

    - Đoạn 3: Còn lại ⟶ Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi


    Trả lời câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

    Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

    Lời giải chi tiết:

    Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

    - Hình dáng: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

    - Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

    - Cử chỉ: rất nhanh nhẹn (Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

    - Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à, ở đồn Mang cá thích hơn ở nhà!).

    * Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Như con chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.


    Trả lời câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

    Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

    Lời giải chi tiết:

    - Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

    - Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

    - Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

    - Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

    ⟶ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

    Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.


    Trả lời câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

    Lời giải chi tiết:

    Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

    - Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

    - Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

    - Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

    - Lượm ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?


    Trả lời câu 5 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    “Lượm ơi, còn không?", câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

    Lời giải chi tiết:

    - Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

    - Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.


    LUYỆN TẬP

    Viết một đoạn văn ngắn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

    Lời giải chi tiết:

    Trận đánh diễn ra ác liệt. Lượm được giao nhiệm vụ đưa thư thượng khẩn. Chú bé cẩn thận bỏ thư vào xắc, vắt chéo ngực rồi chạy như bay trong làn lửa đạn đang vèo vèo trên đầu. Phía bên kia, kẻ thù đã chĩa nòng súng theo chiếc mũ ca lô đứng nhấp nhô giữa đồng. Bỗng một tiếng nổ vang trời, Lượm đã ngã xuống. Chú bé hi sinh trên cánh đồng quê hương, tay còn nắm chặt bông lúa. Hương thơm của lúa non trở thành cái nôi êm ru Lượm vào giấc ngủ vĩnh hằng. Lượm mất đi nhưng tinh thần dũng cảm, hiên ngang của em còn sống mãi với toàn thể đất nước, dân tộc.


    Nội dung chính

    Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Lượm" số 3

    I. Một vài nét về tác giả

    Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 mất năm 2002.
    Ông sinh tại mảnh đất Thừa Thiên Huế, sớm từ nhỏ đã được bồi đắp năng khiếu văn học.
    Ông là một nhà thơ xuất sắc trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Pháp.
    Không chỉ vậy ông còn là một nhà chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết và lòng yêu tổ quốc.
    Phong cách thơ của ông là trữ tình chính luận.
    Tố Hữu có những tập thơ gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc: Từ ấy, Việt Bắc, Máu và hoa, Một tiếng đờn…


    II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    Bài “Lượm” được Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.


    2. Bố cục:

    Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu.
    Phần 2 (7 khổ thơ tiếp theo): Sự hy sinh anh dũng của Lượm.
    Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi cùng với đất nước.


    3. Giá trị nghệ thuật

    Thể thơ bốn chữ.
    Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
    Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
    Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.


    5. Giá trị nội dung

    Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.


    III. Trả lời câu hỏi trong sgk

    Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú.

    Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

    Có thể chia bố cục làm ba phần:

    Phần 1: từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
    Phần 2: “Cháu đi đường cháu” đến "hồn bay giữa đồng...": Sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
    Phần 3: Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.


    Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    - Về trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Đó là trang phục của các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.

    Lượm tự hào bởi công việc của mình.

    - Cử chỉ nhanh nhẹn: Chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên, Cháu cười híp mí, Mồm huýt sáo vang.

    - Lời nói tự nhiên chân thật: Cháu đi liên lạc / Vui lắm chú à / Ở đồn Mang Cá / Thích hơn ở nhà.

    Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu dễ mến.

    Các yếu tố nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.


    Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    - Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách.

    - Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn.

    - Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo).

    - Hình ảnh Lượm anh dũng hy sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    Nằm trên lúa.
    Lúa thơm mùi sữa.
    Hồn bay giữa đồng.
    → Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

    Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.


    Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau:

    - Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

    - Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

    - Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

    - Lượm ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?


    Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.

    Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

    "Cháu nằm trên lúaTay nắm chặt bôngLúa thơm mùi sữaHồn bay giữa đồng"

    Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.


    IV. Luyện tập

    Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

    Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.


    Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

    Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuộm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Lượm" số 4

    A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1.Tác giả:

    Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
    Quê: Tỉnh Thừa Thiên – Huế.
    Sinh ra trong một nha nho nghèo, từ sáu bảy tuổi đã học làm thơ.
    Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.
    Năm 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
    Một số tác phẩm nổi bật: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992).


    2. Tác phẩm:

    Lượm – sáng tác năm 1949, nằm trong tập thơ Việt bắc
    Hoàn cảnh sáng tác: Trong hồi kí Nhớ lại một thời, ở cả hai lần in- Nxb Hội nhà văn – năm 2000 trang 260, NxbVHTT năm 2002 trang 200, Tố Hữu lại cho biết: ông viết bài thơ này vào năm 1952 khi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 3 ngày 21 tháng 1 năm 1952 “ Chính trong Hội nghị Trung ương lần thứ 3 này một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe về những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm” .
    Nội dung của bài thơ: Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

    Bài làm:
    Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú.
    Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
    Có thể chia bố cục làm ba phần:
    Phần 1: từ đầu đến "cháu đi xa dần..."
    => Cuộc gặp gỡ ở Huế.
    Phần 2: “Cháu đi đường cháu” đến "hồn bay giữa đồng..."
    => sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
    Phần 3: còn lại
    => Lượm sống mãi với non sông đất nước.


    Câu 2: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
    Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?
    Bài làm:
    Trong khổ thứ hai đến khổ thứ năm Lượm đã được miêu tả:
    Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
    => Toát lên vẻ ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên.
    Ngoại hình: loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.
    => Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.
    Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.
    => Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy.
    Lời nói: tự nhiên, chân thật
    “Cháu đi liên lạc
    Vui lắm chú à”
    => Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.
    Các yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ là:
    từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh...
    vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...),
    nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Như con chim chích...)
    => góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.


    Câu 3: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
    Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
    Bài làm:
    Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
    "Vụt qua mặt trận
    Sợ chi hiểm nghèo?"
    Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
    "Cháu nằm trên lúa
    Tay nắm chặt bông
    Lúa thơm mùi sữa
    Hồn bay giữa đồng"
    => Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
    Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
    "Ra thế
    Lượm ơi !..."
    => Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
    "Thôi rồi, Lượm ơi !"
    => Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
    "Lượm ơi, còn không ?"
    => Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
    Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.


    Câu 4: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.
    Bài làm:
    Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé.
    Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.
    Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
    Tác dụng: Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó, bài thơ vì thế càng thêm cảm động.


    Câu 5: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
    “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
    Bài làm:
    Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.
    Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
    "Cháu nằm trên lúa
    Tay nắm chặt bông
    Lúa thơm mùi sữa
    Hồn bay giữa đồng"
    Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.


    Luyện tập
    Bài tập 2: trang 77 sgk Ngữ Văn 6 tập 2

    Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
    Bài làm:
    Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Lượm" số 5

    I. Tác giả

    Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên – Huế, ông mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ 6 – 7 tuổi, Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thành niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ lên báo từ những năm 1937 – 1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời, cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.


    Những tác phẩm của Tố Hữu đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946), Việt Bắc (thơ, 1954), Gió lộng (thơ, 1961), Ra trận (thơ, 1972), Máu và hoa (thơ, 1977), Một tiếng đờn (thơ, 1992), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981), Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000).

    Ngoài ra, Tố Hữu đã từng nhận được những giải thưởng: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn Nghệ Việt Nam (1954 – 1955); Giải thưởng Văn học ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt I, 1996).


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Bài thơ kể và tả về Lượm qua những hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu – một chú bé Lượm nhỏ tuổi, hồn nhiên, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh về chú bé vẫn luôn sống mãi.

    Bố cục của bài thơ: Bài thơ Lượm có thể được chia thành 3 đoạn:

    Đoạn 1: từ đầu => “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu
    Đoạn 2: tiếp => “Hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hy sinh anh dũng của Lượm
    Đoạn 3: còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi


    Câu 2:

    Hình ảnh Lượm trong bài thơ từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5 được miêu tả rất rõ nét và sinh động qua những chi tiết nghệ thuật:

    Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho những chiến sĩ liên lạc thời kháng chiến chống Pháp
    => biểu hiện dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh của chú bé Lượm

    Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí
    => biểu hiện của sự ngây thơ, hồn nhiên, có lẽ đo đặc thù công việc đã tạo nên cho chú bé những nét như vậy

    Lời nói: “Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à”
    => đây là lời tâm sự rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc, phải thường xuyên đối diện với cái chết.

    Những yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh của một chú bé liên lạc.


    Câu 3:

    Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn:

    Mặt trận đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh, vượt qua khó khăn.

    Vụt qua mặt trận

    Sợ chi hiểm nghèo?

    Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đường quê vắng vẻ. Và em đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

    Cháu nằm trên lúa

    Tay nắm chặt bông

    Lúa thơm mùi sữa

    Hồn bay giữa đồng.

    => Hình ảnh Lượm – môt chú bé liên lạc thật dũng cảm khiến cho mọi người đều thương mến, cảm phục.

    Trong đoạn này, có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm 1 câu thơ (mà thông thường mỗi khổ có 4 câu thơ). Câu thơ này lại còn được ngắt ra làm 2 dòng (Ra thế/Lượm ơi!…; Thôi rồi, Lượm ơi!…; Lượm ơi, Còn không?…). Chính khổ thơ và câu thơ này đã diễn tả niềm đau xót tiếc thương vô hạn như đã được dồn nén lại và như đứt đoạn ra trước tin về sự hi sinh của chú bé Lượm.


    Câu 4:

    Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:

    Chú bé: đây là cách gọi của một người lớn tuổi với một người em trai nhỏ tuổi, cách xưng hô này cũng thể hiện sự thân mật nhưng chưa đến mức gần gũi, thân thiết
    Cháu: đây chính là cách gọi biểu hiện sự gần gũi, thân thiết như người thân ruột thịt của một người lớn với cháu nhỏ
    Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa trang trọng nhưng cũng thể hiện sự thân thiết, trìu mến đối với một chiến sĩ nhỏ
    Lượm ơi: cách xưng hô này được dùng khi cảm xúc của người kể đã lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán.


    Câu 5:

    “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, tươi vui vì tác giả không tin rằng Lượm đã hi sinh. Nhà thơ khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng với thời gian, sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng đồng bào người dân Huế và trong những thế hệ mãi sau này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Lượm" số 6

    1. Tác giả

    - Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo.

    - Ông là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam.

    - Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    - Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng.

    - Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh.

    - Các tác phẩm nổi bật : bài thơ Việt Bắc, Lượm, Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên, Việt Nam Máu Và Hoa, Từ Cu-ba,...các tập thơ: Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1947 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và Hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn (1978 – 1992),...


    2. Tác phẩm

    - Bài thơ Lượm được viết năm 1949 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc.

    - Nội dung : Bài thơ kể về chú bé liên lạc tên Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

    - Nghệ thuật : Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc cùng với thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần khắc họa thành công hình tượng nhân vật.

    - Bố cục gồm 3 phần:

    + Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.

    + Phần 2 (7 khổ tiếp): Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.

    + Phần 3 (2 khổ cuối): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.


    Đọc - hiểu văn bản

    1 - Trang 76 SGK

    Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

    Trả lời:

    – Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú thông qua 2 sự việc:

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

    - Bố cục bài thơ Lượm

    + Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế.

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ.

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.


    2 - Trang 76 SGK

    Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

    Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

    Trả lời:

    Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

    – Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

    – Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

    – Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

    – Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

    – Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

    → Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.


    3 - Trang 76 SGK

    Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

    Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

    Trả lời:

    – Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm:

    + Rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

    + Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

    + Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ (sợ chi hiểm nghèo)

    – Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

    => Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

    – Khổ thơ có cấu tạo đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!…” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.


    4 - Trang 76 SGK

    Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

    Trả lời:

    - Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

    => Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

    - Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả.

    - Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

    5* - Trang 76 SGK

    “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

    Trả lời:

    – Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

    – Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.


    II. Luyện tập

    1 - Trang 77 SGK

    Học thuộc lòng đoạn thơ từ "Một hôm nào đó..." đến hết bài thơ.

    Trả lời:

    Đoạn trích các em cần học thuộc như sau:

    Một hôm nào đó

    Như bao hôm nào

    Chú đồng chí nhỏ

    Bỏ thư vào bao

    Vụt qua mặt trận

    Đạn bay vèo vèo

    Thư đề “Thượng khẩn”(9)

    Sợ chi hiểm nghèo?

    Đường quê vắng vẻ

    Lúa trổ đòng đòng(10)

    Ca lô chú bé

    Nhấp nhô trên đồng…

    Bỗng lòe chớp đỏ

    Thôi rồi, Lượm ơi

    !Chú đồng chí nhỏ

    Một dòng máu tươi

    Cháu nằm trên lúa

    Tay nắm chặt bông

    Lúa thơm mùi sữa

    Hồn bay giữa đồng…

    Lượm ơi còn không?

    Chú bé loắt choắt

    Cái xắc xinh xinh

    Cái chân thoăn thoắt

    Cái đầu nghênh nghênh.

    Ca lô đội lệch

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường vàng…


    2 - Trang 77 SGK

    Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

    Trả lời:

    Trong bài thơ Lượm ấy, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ đem lại đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Nhưng bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”…: Lượm ngã xuống, trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở. Hình ảnh đó cũng khắc mãi vào trong trí nhớ và tấm gương để ta học hỏi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy