Top 6 Bài soạn "So sánh (tiếp theo)" lớp 6 hay nhất

Bình An 41 0 Báo lỗi

So sánh là một biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng nhiều trong viết văn. Thông qua biện pháp so sánh, các sự vật, hiện tượng, con người trở nên gần gũi với ... xem thêm...

  1. I. Các kiểu so sánh

    Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.


    Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Từ so sánh trong câu a “chẳng bằng”

    - Từ so sánh trong câu b “là”


    Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Những từ ngữ so sánh ngang bằng khác: bao nhiêu… bấy nhiêu, tựa như, chừng như

    - Những từ ngữ so sánh hơn kém khác: chưa được, chẳng là


    II. Tác dụng của so sánh

    Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Phép so sánh:

    + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không do dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.


    Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

    - So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết


    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    a, “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

    - So sánh ngang bằng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.

    b, “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    “ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.

    -> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

    c, Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    - Kiểu so sánh: ngang bằng- không ngang bằng: cụ thể hóa, nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác


    Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Câu so sánh thú vị: “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đúc đồng… hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    -> Vẻ đẹp rắn rỏi, kiên cường của con người trước khó khăn, thử thách.


    Bài 3 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Cảnh Dượng Hương Thư vượt thác được coi là một trong những đoạn đặc sắc nhất mà tác giả Võ Quảng viết về hành trình người lao động chinh phục khó khăn, thử thách. Nước từ trên cao đổ xuống hung hãn như muốn nuốt con thuyền. Dượng Hương Thư bình tĩnh ghì chặt đầu sào, chuyển hướng thuyền lao nhanh về phía trước. Nhìn dượng lúc đó oai hùng hơn một dũng sĩ rừng xanh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. CÁC KIỂU SO SÁNH

    Trả lời câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:

    Những ngôi sao thức ngoài kia

    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

    Đêm nay con ngủ giấc tròn

    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

    (Trần Quốc Minh)

    Lời giải chi tiết:

    Trong đoạn thơ có hai phép so sánh:

    - Những ngôi sao thức ngoài kia

    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (1)

    - Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (2)


    Trả lời câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?

    Trả lời:

    Hai phép so sánh trên sử dụng các từ ngữ so sánh khác nhau: chẳng bằng (phép so sánh 1); là (phép so sánh 2). Vậy có thể kết luận ràng chúng khác nhau. Đây là hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng (là) và so sánh hơn kém (chẳng bằng).


    Trả lời câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Tìm thêm các từ ngữ chí so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.

    Trả lời:

    Những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng: như, tựa như, là, kém, kém hơn, khác...


    II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH

    Trả lời câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Tìm phép so sánh trong đoạn văn:

    Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơ, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

    (Khải Hưng)

    Lời giải chi tiết:

    Phép so sánh có trong đoạn văn:

    - Có chiếc lá rụng tựa mũi tém nhọn, tự cành cây rơi xuống cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.

    - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không ...

    - Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của sự vật chỉ ở hiện tại...

    - Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngai, rụt rè, rồi nhớ gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.


    Trả lời câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?

    - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?

    - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết.

    Lời giải chi tiết:

    Tác dụng của phép so sánh:

    - Đối với sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả, đó là các cách rụng khác nhau của lá.

    - Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp cho người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. Cụ thể trong đoạn văn phép so sánh thể hiện quan niệm cùa tác giả về sự sống và cái chết.


    III. LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

    a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

    (Tế Hanh)

    b)

    Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

    (Tố Hữu)

    c) Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng

    (Minh Huệ)

    Lời giải chi tiết:

    a)

    - So sánh: Tâm hồn tôi như một buổi trưa hè

    - Dùng từ so sánh: là. Đây là so sánh ngang bằng.

    - Tác dụng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.

    b)

    - Các so sánh: Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm- Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

    - Dùng từ so sánh: chưa bằng. Đây là so sánh không ngang bằng.

    - Tác dụng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

    c)

    (1)

    - So sánh: Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng

    - Dùng từ so sánh: như. Đây là so sánh ngang bằng.

    (2)

    - So sánh: Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng

    - Dùng từ so sánh :hơn. Đây là so sánh không ngang bằng.

    - Tác dụng: hình ảnh này nói lên vẻ đẹp kì vĩ của Bác Hồ. Bác như ngọn lửa sưởi ấm cho người dân Việt Nam.


    Trả lời câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

    Lời giải chi tiết:

    Những câu văn có phép so sánh:

    - Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

    - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống một một hiệp sĩ cùa Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    - Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa bụi lúp xúp nom xa như những cụ vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

    Em thích hình ảnh so sánh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc…giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh.

    Vì: Tác giả đã tưởng tượng ra một Dượng Hương Thư khỏe, đẹp và hào hùng. Ngoài ra, đã thể hiện rất tốt sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.


    Trả lời câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Dựa vào bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.

    Lời giải chi tiết:

    Hướng dẫn viết đoạn văn:

    - Hình thức: Từ 3- 5 câu diển đạt mạch lạc.

    - Nội dung: tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.

    - Kĩ năng: Sử dụng hai kiểu so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

    Đoạn văn tham khảo

    Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I. CÁC KIỂU SO SÁNH

    "Những ngôi sao thức ngoài kia

    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

    Đêm nay con ngủ giấc tròn

    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."

    1. Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên là:

    “Những ngôi sao thức” – “chẳng bằng” – “mẹ đã thức”

    “Mẹ” – “là” – “ngọn gió”.

    2. Nhận xét về nghĩa của các từ chỉ ý so sánh (chẳng bằng, là) trong đoạn thơ trên.

    "chẳng bằng": chênh lệch, không ngang bằng

    "là": ngang bằng.

    3. Một số từ so sánh khác:

    Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...
    Không ngang bằng: hơn, kém, khác, ...
    Ví dụ:

    Dế Mèn đứng lặng tự như chết nhìn Dế Choắt thoi thóp.

    Cuối kì, Lan đạt số điểm Toán cao hơn Vân.


    Ghi nhớ:

    Có hai kiểu so sánh:

    So sánh ngang bằng
    So sánh không ngang bằng


    II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH

    Đọc đoạn văn sau:

    Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

    (Khái Hưng)


    1. Phép so trong đoạn văn là:

    "Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ."

    "Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên."

    "Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…"

    "Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành."


    2. Phép so sánh có tác dụng:

    Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc:
    Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau.

    Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết:
    Bởi việc sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn, tác giả thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,…

    Ghi nhớ:

    So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đấy. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

    a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

    (Tế Hanh)

    b) Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

    (Tố Hữu)

    c) Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    (Minh Huệ)


    Trả lời

    a) - So sánh: Tâm hồn tôi như một buổi trưa hè
    - Dùng từ so sánh: là. Đây là so sánh ngang bằng.
    - Tác dụng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.

    b)
    - Các so sánh: Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm- Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
    - Dùng từ so sánh: chưa bằng. Đây là so sánh không ngang bằng.
    - Tác dụng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

    c)
    (1) - So sánh: Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng
    - Dùng từ so sánh: như. Đây là so sánh ngang bằng.
    (2)- So sánh: Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng
    - Dùng từ so sánh :hơn. Đây là so sánh không ngang bằng.
    - Tác dụng: hình ảnh này nói lên vẻ đẹp kì vĩ của Bác Hồ. Bác như ngọn lửa sưởi ấm cho người dân Việt Nam.

    Tác dụng gợi hình và gợi cảm của một phép so sánh trong câu thơ mà em thích:


    Tham khảo:

    "Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:
    "Anh đội viên mơ màng
    Như nằm trong giấc mộng
    Bóng Bác cao lồng lộng
    Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)
    Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."

    (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB GD, 2001)


    Câu 2: Trang 43 sgk ngữ văn lớp 6
    Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
    Bài làm:
    Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
    “Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
    “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
    “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
    "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
    Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là:
    Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.


    Câu 3: Trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.
    Bài làm:
    Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
    Kiểu so sánh trong đoạn văn:
    So sánh ngang bằng: dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt
    So sánh không ngang bằng: Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.


    Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng miêu tả cảnh sân trường em giờ ra chơi có sử ít nhất 2 phép so sánh

    Bài làm:

    Bài tham khảo 1:
    " Tùng ! Tùng ! Tùng ! " tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra ngoài như đàn ong vỡ tổ. Khuôn mặt của đứa nào cũng hào hứng, vui tươi hơn! Các bạn bắt đầu vui đùa, nhảy dây, đá bóng, chạy nhảy nói cười rộng ràng cả khoảng sân, phá tan đi không gian yên tĩnh trước đó. Những cành cây như cũng đang vui cười, trò chuyện cùng mấy bạn học sinh. Ôi ! Giờ ra chơi thật vui !

    Bài tham khảo 2:
    Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, ấy là lúc học sinh chúng em có cho mình những giây phút thư giãn sau những giời học tập mệt mỏi. Học sinh từ cá lớp ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Bạn nào bạn nấy vui chơi thỏa thích dưới bóng cây xanh mát. Chỗ này bạn nam đá cầu, chỗ kia bạn nữ nhảy dây, bịt mắt bắt dê,.... ồn ào như chợ vỡ. Dưới bóng cây xanh mát, lũ học trò tinh quái bày đủ trò nghịch ngợm cùng nhau . Cảnh vui tươi, nhộn nhịp trở thành những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của tuổi thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Các kiểu so sánh

    1 - Trang 41 SGK

    Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:

    Những ngôi sao thức ngoài kia

    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

    Đêm nay con ngủ giấc tròn

    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

    (Trần Quốc Minh)

    Trả lời:

    Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.


    2 - Trang 42 SGK

    Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?

    Trả lời:

    – Từ so sánh trong câu a “chẳng bằng”

    – Từ so sánh trong câu b “là”


    3 - Trang 42 SGK

    Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.

    Trả lời:

    – Những từ ngữ so sánh ngang bằng khác: bao nhiêu… bấy nhiêu, tựa như, chừng như

    – Những từ ngữ so sánh hơn kém khác: chưa được, chẳng là


    II. Tác dụng của so sánh

    1 - Trang 42 SGK

    Tìm phép so sánh trong đoạn văn dưới đây:

    Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại trên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

    (Khái Hưng)

    Trả lời:

    Phép so sánh:

    + Có chiếc tự mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không so dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.


    2 - Trang 42 SGK

    Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?

    – Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?

    – Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?

    Trả lời:

    – So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

    – So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết


    III.Luyện tập

    1 - Trang 43 SGK

    Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

    a)

    Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

    (Tế Hanh)

    b)

    Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

    (Tố Hữu)

    c)

    Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    (Minh Huệ)

    Trả lời:

    a. “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

    – So sánh ngang bằng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.

    b. “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    “Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

    -> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

    c. Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    – Kiểu so sánh: ngang bằng - không ngang bằng: cụ thể hóa, nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác


    2 - Trang 43 SGK

    Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

    Trả lời:

    Câu so sánh thú vị: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đúc đồng… hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    -> Vẻ đẹp rắn rỏi, kiên cường của con người trước khó khăn, thử thách.


    3 - Trang 43 SGK

    Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.

    Trả lời:

    Cảnh Dượng Hương Thư vượt thác được coi là một trong những đoạn đặc sắc nhất mà tác giả Võ Quảng viết về hành trình người lao động chinh phục khó khăn, thử thách. Nước từ trên cao đổ xuống hung hãn như muốn nuốt con thuyền. Dượng Hương Thư bình tĩnh ghì chặt đầu sào, chuyển hướng thuyền lao nhanh về phía trước. Nhìn dượng lúc đó oai hùng hơn một dũng sĩ rừng xanh.


    Tổng kết

    Có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
    Tác dụng so sánh là gợi hình và giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việt được cụ thể và sinh động hơn mà vẫn biểu hiện được tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. CÁC KIỂU SO SÁNH

    Câu 1. Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:

    Những ngôi sao thức ngoài kia

    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

    Đêm nay con ngủ giấc tròn

    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

    - Những ngôi sao thức ngoài kia - được so sánh với: mẹ đã thức vì chúng con.

    - Mẹ được so sánh như ngọn gió.


    Câu 2. Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có khác nhau:

    - Ở phép so sánh thứ nhất từ ngữ chỉ ý so sánh là: chẳng bằng.

    - Ở phép so sánh thứ hai từ ngữ chỉ ý so sánh là: là (ngụ ý ngang bằng).

    • Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng: như, giốóng như, y như, hệt như, tương tự...

    • Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh không ngang bằng: hơn, kém, thua...

    Chú ý:

    Có hai kiểu so sánh: - So sánh ngang bằng;

    - So sánh không ngang bằng.


    II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH

    Câu 1. Tìm phép so sánh trong đoạn văn đã cho:

    - Có chiếc tựa mũi tên nhọn...

    - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không...

    - Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè...


    Câu 2. Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng:

    - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: phép so sánh làm cho sự vật, sự việc trở nên sinh động hơn, mỗi chiếc lá rơi theo một cách riêng, mỗi chiếc lá cũng có hồn riêng.

    - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: qua các hình ảnh so sánh người viết đã thể hiện rõ tình cảm vui buồn và còn gửi vào đó những suy nghĩ về cuộc đời, về lẽ tử sinh.

    Ghi nhớ:

    So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.


    III. LUYỆN TẬP

    Câu 1. Chỉ ra các phép so sánh. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh.

    a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

    - Tâm hồn tôi được so sánh với một buổi trưa hè. Đây là kiểu so sánh ngang bằng.

    (Trong đoạn thơ còn có hai hình ảnh: nước gương trong và tóc những hàng tre nhưng đó không phải so sánh mà là ẩn dụ).

    b) Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

    - Trăm núi ngàn khe con đã đi được so sánh với muôn nỗi tái tê lòng bầm. (Đây là kiểu so sánh không ngang bằng).

    - Mười năm con đi đánh giặc được so sánh với sáu mươi năm đời bầm khó nhọc (so sánh không ngang bằng).

    c) Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng

    - Trạng thái mơ màng của anh đội viên được so sánh với trạng thái trong giấc mộng (so sánh ngang bằng).

    - Bóng Bác được so sánh với ngọn lửa hồng (so sánh không ngang bằng).

    + Phân tích hình ảnh so sánh: Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.


    Hình ảnh so sánh này gợi ra những năm dài trường kì đánh giặc cứu nước của nhân dân ta. Trong cuộc chiến đấu gian khổ đó, các anh bộ đội là những người đã phải chịu gian nan vất vả nhiều nhất. Các anh đã đeo ba lô, vác súng đạn hành quân qua nhiều miền của đất nước. Chân các anh đã băng rừng, lội suối, vượt đèo. Các anh đã từng sống những ngày đói cơm, thiếu muối, phải hái rau rừng thay gạo, đốt củi thay chăn chống lại cái lạnh của sương đêm. Các anh còn bị bệnh tật dày vò mà không đủ thuốc dùng... nhưng những gian nan vất vả đó so với công lao của các mẹ già đã hai sương một nắng cày cấy trên đồng, đổ mồ hôi sôi nước mắt làm ra hạt lúa củ khoai để nuôi chồng, nuôi con, lo toan cho cuộc sống gia đình thì chẳng thấm vào đâu! Các anh đi đánh giặc mười năm còn các mẹ thì âm thầm tần tảo lo toan đã sáu, bảy chục năm, hay nói đúng hơn là cả một đời người! Dùng hình ảnh so sánh, hai câu thơ ngắn gọn đã có sức khơi gợi sâu sắc và chan chứa tình cảm yêu thương, biết ơn đối với các mẹ già, những người mẹ quần đen, áo nâu, những người mẹ chiến sĩ đã sẵn sàng cho con đi bộ đội.


    Câu 2. Những câu văn trong bài Vượt thác có sử dụng phép so sánh:

    Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

    Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc ... như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.


    Câu 3. Viết một đoạn năm câu tả dượng Hương Thư (có sử dụng so sánh):

    Như một dũng sĩ vào trận đánh, dượng Hương Thư đứng vững chãi trên thuyền. Hai tay của Dượng nổi bắp cuồn cuộn cầm chắc cây sào tre dài đầu bịt sắt nhọn. Dòng thác dữ ào ào tuôn xuống như muốn đẩy thuyền lùi trở lại, nhưng con sào của Dượng đã nhanh chóng cắm phập xuông lòng sâu. Cứ thế con thuyền trụ lại được giữa dòng rồi nhích lên: sức người đã mạnh hơn sức nước!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. 1. Các kiểu so sánh

    Câu 1 trang 41 SGK văn 6 tập 2

    Các phép so sánh trong khổ thơ:

    Những ngôi sao thức- chẳng bằng mẹ thức vì chúng con
    Mẹ- là ngọn gió của con suốt đời


    Câu 2 trang 41 SGK văn 6 tập 2

    Từ ngữ chỉ so sánh trong khổ thơ:

    Chẳng bằng: So sánh không ngang bằng
    Là: So sánh ngang bằng
    Sự khác nhau giữa các từ so sánh đó là

    Phép so sánh không ngang bằng: Thể hiện tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với con vô vàn không đong đếm được.
    Phép so sánh ngang bằng: Lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với người mẹ.


    Câu 3 trang 41 SGK văn 6 tập 2

    Những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng:

    So sánh ngang bằng: là, như, y như, giống như, tựa, tựa như, bao nhiêu…bấy nhiêu...
    So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, kém hơn, không bằng, chẳng bằng, chưa bằng…


    2. Tác dụng của so sánh

    Câu 1 trang 42 SGK văn 6 tập 2

    Phép so sánh trong đoạn văn:

    Có chiếc tựa mũi tên nhọn
    Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không


    Câu 2 trang 42 SGK văn 6 tập 2

    Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng:

    Miêu tả sự vật sự việc một cách rõ ràng, sinh động hơn
    Thể hiện rõ tư tưởng, tính cảm của người viết một cách sâu sắc


    II. Luyện tập

    Câu 1 trang 43 SGK văn 6 tập 2

    Các phép so sánh trong những khổ thơ:

    Nước sông trong như gương soi: so sánh ngang bằng
    Tâm hồn là một buổi trưa hè: so sánh ngang bằng
    Con đi trăm núi ngàn khe- chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm: so sánh không ngang bằng
    Con đi đánh giặc mười năm- chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi: so sánh không ngang bằng
    Anh đội viên mơ màng- như nằm trong giấc mộng: so sánh ngang bằng
    Bóng Bác cao lồng lộng- ấm hơn ngọn lửa hồng: so sánh không ngang bằng
    Phép so sánh mà em thích đó là:

    Bóng Bác cao lồng lộng- ấm hơn ngọn lửa hồng
    Qua phép so sánh, hình ảnh Bác hiện lên cao lớn mà lại gần gũi, vĩ đại mà ấm áp, hình ảnh ấy như sưởi ấm trái tim người chiến sĩ còn hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm giá rét.


    Câu 2 trang 43 SGK văn 6 tập 2

    Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác” là:

    Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
    Những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh như cắt
    Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
    Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
    Hình ảnh so sánh mà me thích đó là:

    Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
    Em thích hình ảnh này vì qua hình ảnh so sánh, dáng vóc con người hiện lên sinh động, oai phong và đặc biệt nhà văn đã sử dụng đến hai hình ảnh so sánh trong một câu văn.


    Câu 3 trang 43 SGK văn 6 tập 2

    Dựa theo bài “Vượt thác”, viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ, trong đoạn văn sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu:

    Thác nước thật dữ dội, ngồi trên thuyền mà ngắm nhìn nó vần vũ thì có cảm tưởng nó y như một con thủy quái đang thách thức gan dạ của con người. Trước con thủy quái ấy, dượng Hương Thư như bộc lộ rõ con người mình trong những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh hơn cắt. Những đợt sóng đập vào mạn thuyền tung bọt trắng xóa đẩy con thuyền theo hướng mà con người không mong muốn khiến cho dượng Hương Thư phải dung sức mạnh của mình giữ cây sào cản đường đi không mong đợi ấy. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy