Top 6 Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" lớp 6 hay nhất
“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện truyền thuyết giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng ... xem thêm...thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, truyện đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả và gắn liền với tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" hay nhất đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" số 1
Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
Luyện tập
Bài 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng…
Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy…
-
Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" số 2
Tóm tắt
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Trả lời câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Lời giải chi tiết:
* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1, từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.
- Đoạn 2, tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
- Đoạn 3, phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với các thời đại vua Hùng, gắn với công cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
Trả lời câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật chính trong truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
* Trong cuộc giao tranh:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...
* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.
Trả lời câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Lời giải chi tiết:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các ý nghĩa sau:
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Các em tự đọc và thực hiện kể trước lớp.
Trả lời câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ truyện Sơn Tinh, Thủv Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời:
Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng thêm hàng triệu héc ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt, ngăn chặn nó, quyết tâm chiến thắng. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới.
Trả lời câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.
Trả lời:
Một số tên truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Mai An Tiêm, Sự tích trầu cau.
Nội dung chính
Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
-
Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" số 3
Đọc - hiểu văn bản
Câu 1 - Trang 33 sgk
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1. Từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể.
- Đoạn 2. Tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân": Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.
- Đoạn 3. Phần còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - gắn với công cuộc trị thủy thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
Câu 2 - Trang 34 sgk
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.
Trả lời
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
- Sơn Tinh: "Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".
- Thủy Tinh: "Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về".
- Trong cuộc giao tranh:
+ Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
+ Sơn Tinh: Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...
- Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật
+ Sơn Tinh: Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến → Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
+ Thuỷ Tinh: Tài năng của Thuỷ Tinh thể hiện sự tàn phá, huỷ diệt, mang lại hiểm hoạ cho cuộc sống. Thuỷ Tinh là một hung thần đáng sợ → Thuỷ Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe doạ cuộc sống con người.
Câu 3 - Trang 34 sgk
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời
Ý nghĩa của truyện:
Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
==> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.Luyện tập
Câu 1 - Trang 34 sgk
Hãy kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
Trả lời
Muốn kể chuyện diễn cảm em phải nắm vững các sự việc và xác định giọng điệu thích hợp.
- Vua Hùng kén rể → Giọng hân hoan
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn → Giọng điệu ngạc nhiên
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể→ Giọng điệu thể hiện sự băn khoăn
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đánh nhau → Giọng sôi nổi, dồn dập, hào hùng.
- Kết quả trận đánh → Giọng trầm xuống, lắng đọng.
- Đoạn cuối → Giọng chậm rãi.
Câu 2 - Trang 34 sgk
Từ truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em nghĩ gì về chủ trương củng cố đê điều, trồng rừng và nghiêm cấm nạn phá rừng của Nhà nước ta hiện nay.
Trả lời
Chủ trương củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng; và trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của nước ta hiện nay là hoàn toàn đúng đắn và nó được đưa rahằm mục đích ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ môi trường sống.
Nạn lũ lụt hiện nay vẫn là một tai hoạ hàng đầu và sức ảnh hưởng của nó là vô cùng đáng sợ. Hàng năm ở nước ta trên cả ba miền BắcTrung Nam liên tiếp hết cơn lũ này, đến cơn lũ khác, thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng. Bao nhiêu nhà cửa, tài sản, bao nhiêu tính mạng của con người bị thiệt hại. Vì vậy hơn lúc nào hết chúng ta phải gấp rút tìm nhiều biện pháp hữu hiệu đế ngăn chặn lũ lụt.
Câu 3 - Trang 34 sgk
Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.
Trả lời
Các em có thể kể một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng như:
- Con Rồng, cháu Tiên
- Bánh chưng, bánh giầy
- Thánh Gióng
- Chử Đồng Tử
- Hùng Vương chọn đất đóng đô
- Thành Phong Châu
- Con voi bất nghĩa
- Vua Hùng dạy dân cấy lúa
- Vua Hùng trồng kê tra lúa
- Vua Hùng đi săn
- Người anh hùng làng Dóng.
-
Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" số 4
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Xem lại mục I. 1. bài Con Rồng cháu Tiên (trang 5).
2. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt thường diễn ra trên lưu vực sông Hồng, gây những thiệt hại lớn cho cuộc sống của nhân dân; đồng thời thể hiện ước mơ chinh phục và chiến thắng thiên nhiên của người xưa.
3. Tóm tắt truyện
Biết tin Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho Mị Nương, Sơn Tinh (Thần Núi) và Thuỷ Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện : Hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh đành rút quân.
Từ đấy, hằng năm Thuỷ Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
1. a) Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể chia thành ba đoạn :
- Đoạn một (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”) : Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể.
- Đoạn hai (từ tiếp theo đến “thần Nước đành rút quân”) : Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, kết quá Sơn Tinh thắng.
- Đoạn ba (phần còn lại) : Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thuỷ Tinh.
b) Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng 4000 năm và kéo dài chừng 2000 năm).
2. Trong truyện Sơn Tinh, Tliuỷ Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Mỗi nhân vật chính đó, được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo:
- Nhân vật Sơn Tinh: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”. Sơn Tinh có thể “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”.
- Nhân vật Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Nhân vật Thuỷ Tinh : “gọi gió, gió đến ; hô mưa, mưa về”. Thuỷ Tinh có thể “hô mây, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời”.
- Nhân vật Thuỷ Tinh tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người,
3. Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, ThuỷTinh :
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Muốn kể (diễn cảm) được trụyện này, các em cần thể hiện :
- Giọng kể chậm thể hiện nội dung đoạn một;
- Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thể hiện nội dung đoạn hai;
- Giọng kể chậm thể hiện nội dung đoạn ba.
2. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nêu lên hiện tượng lũ lụt kinh hoàng và ước mơ khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. Ngày nay, ước mơ đó đã trở thành hiện thực khi Nhà nước và nhân dân tích cực xây dụng và củng cố hệ thống đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng trong giai đoạn hiện nay.
3*. Một số truyện kể dân gian có liên quan đến thời đại các vua Hùng như : Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Vương, MỊ Châu - Trọng Thuỷ,... (theo Truyền thuyết Hùng Vương, Hội Vãn học - Nghệ thuật Vĩnh Phú, 1987).
-
Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" số 5
I. Tìm hiểu chung về bài Sơn Tinh Thủy Tinh
1. Khái niệm
Truyện truyền thuyết là loại truyện được kể với tính chất tưởng tượng, kỳ ảo, nhằm giải thích những hiện tượng thiên nhiên, sự vật, nhân vật lịch sử thể hiện ước mơ, mong mỏi của nhân dân
2. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ 18, có một nàng công chúa vô cùng xin đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén rẻ cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai cùng đến cầu hôn, một người là thần núi Sơn Tinh, một người là thần Nước Thủy Tinh. Nhà vua vô cùng băn khoăn không biết chọn ai vì cả hai chàng trai đều vô cùng tài giỏi, đành ra một điều kiện:Hôm sau, ai mang sinh lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho người đó. Lễ vật là: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chin ngà, gà chịn cựa, ngựa chin hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Hôm sau, Sơn tính mang lễ vật tới trước và được đón Mị Nương về. Thủy tinh đến sau, không lấy được công chúa thì vô cùng nổi giận, đùng đùng dâng nước đánh Sơn Tính nhằm cướp được công chúa. Nhưng Thủy Tinh dâng nước cao tới đâu, Sơn Tinh dời núi ngăn nước tới đó. Thủy tinh thua đành rút quân về.
II. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh
1. Câu 1 trang 34 SGK tập 1
Bố cục truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Đoạn một: Từ đầu cho tới “mỗi thứ một đôi”. Đoạn 1kể về chuyện Hùng Vương thứ 18 muốn kén rể cho con gái là Mị Nương, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn nàng. Nhà vua ra điều kiện kén rể
Đoạn 2: Tiếp cho tới “Thần Nước đành rút quân”. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần. Kết quả của cuộc giao tranh thần Nước thua đành phải rút quân về
Đoạn 3: Còn lại. Kể về việc Thủy Tinh hằng năm vẫn nhớ thù cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều gặp thất bại.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được gắn cùng thời đại vua Hùng Vương thứ 18, thời đại mở đầu trong lịch sử của Việt Nam, khi đất nước bắt đầu được hình thành.2. Câu 2 trang 34 SGK tập 1
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ cậu chuyện là: Sơn Tinh và Thủy Tinh
Hai nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kỳ ảo như sau:
Nhân vật Sơn Tinh: Chàng là người có thể: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi”. Trong cuộc chiến với Thủy Tinh, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước song dâng lên cao ba nhiêu, đồi núi dâng lên cao bấy nhiêu.”.
Nhân vật Thủy Tinh: Thủy Tinh có thể: “gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về”. Thần có thể “hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn…”.
Ý nghĩa tưởng tượng của những nhân vật trong truyện là:Nhân vật Sơn Tinh: Thể hiện cho khát vọng chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta, mong muốn có được sức mạnh và ý chí khắc phục thiên tai của cha ông ta
Nhân vật Thủy Tinh: Là nhân vật tượng trưng cho thiên nhiên, mua bão. Sự xuất hiện của nhân vật này nhằm khắc họa những hiểm nguy, sự tàn phá của thiên nhiên đối với con người.3. Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Qua truyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh, câu chuyện được kể với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo, qua đó ông cha ta muốn giải thích nguồn gốc của thiên tai, lũ lụt. Qua đó, nêu cao ý chí, mong muốn chiến thắng thiên nhiên, chế ngự thiên tai của nhân dân ta
III. Luyện tập bài Sơn Tinh Thủy Tinh
1. Câu 1 trang 34 SGK tập 1
Muốn kể truyền đạt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chúng ta cần nắm vững nội dung câu chuyện, bố cục văn bản và tính cách các nhân vật
Đoạn 1 và đoạn 3: Kể chuyện chậm rãi, hân hoan khi vua Hùng kén rể. Khi kết thúc trận đánh giọng chậm rãi.
Đoạn 2: Giọng kể chuyện mạnh mẽ hào hùng khi kể về cuộc giao chiến giữa hai vị thần.2. Câu 2 trang 34 SGK tập 1
Qua truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, ta có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng hàng triệu hecta dừng của nhà nước ra trong giai đoạn hiện nay là một quyết định vô cùng sáng suốt.
Nó cho thấy sự quan tâm của nhà nước trong việc ngăn chặn thiên tai, ngăn chặn lũ lụt nhằm bảo vệ cho sự an toàn của nhân dân.3. Câu 3 trang 34 SGK tập 1
Một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các Vua Hùng dựng nước mà em biết:
Bánh chưng bánh giầy
Thánh Gióng
Con rồng cháu tiên
Chử Đồng Tử
Vua Hùng đi săn
Vua Hùng dạy dân cấy lúa … -
Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" số 6
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm 3 phần:
- Từ đầu đến “ một đôi”: vua Hùng kén rể.
- Tiếp theo đến “rút quân”: Sơn Tinh – Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
- Còn lại: Thủy Tinh trả thù hằng năm.
Truyện gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18.
Câu 2: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
*Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
-Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.
- Thủy Tinh – thần nước.
*Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.
Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Trong cuộc giao tranh:
-Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.
* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.
- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” muốn giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt hằng năm xảy ra ở miền Bắc nước ta và sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
II. LUYỆN TẬP:
1. Hãy kể diến cảm truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
2. Từ truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” mượn hình ảnh hai thần để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt xảy ra hằng năm trên đất nước ta. Chính vì thế, nhà nước có chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt và ngăn chặn nó.
3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết:
- Sự tích quả dưa hấu.
- Vua Hùng dạy dân cấy lúa.
- Bánh chưng, bánh giầy.