Top 6 Bài soạn "Bánh Chưng, bánh Giầy" lớp 6 hay nhất

Bình An 105 0 Báo lỗi

Mỗi khi Tết đến, xuân về nhà nhà đều quây quần bên nồi bánh chưng thơm mùi khói bếp với cánh đào phai khoe sắc thắm, những cặp bánh giầy trắng trong cùng câu ... xem thêm...

  1. Câu 1( trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già

    - Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

    - Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi


    Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:

    - Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất

    - Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.

    - Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.


    Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

    - Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động

    - Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

    → Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.


    Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

    - Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

    - Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

    - Đề cao lao động, đề cao nghề nông

    - Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.


    LUYỆN TẬP (sgk trang 12)

    Câu 1 (phần Luyện tập trang 12): Trao đổi ý kiến ở lớp: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

    Hướng dẫn:

    Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là:

    + Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa.

    + Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.


    Câu 2 (phần Luyện tập trang 12): Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

    Hướng dẫn:

    Các em có thế nêu theo sự cảm nhận của mình, song có 2 chi tiết giàu ý nghĩa nhất là:

    - Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...".

    → Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính, được ưa thích của cư dân; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

    - Lời vua nói với mọi người về hai loại bánh.

    → Đây là cách “đọc”, cách “thưởng thức”, nhận xét về văn hóa. Những cái bình thường, giản dị xong lại chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của vua về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh này nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh vào ngày tết.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. A. Bố cục:

    - Phần 1: Từ đầu.... chứng giám : Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

    - Phần 2: Tiếp .... hình tròn : Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

    - Phần 3: Còn lại : Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy.


    B. Tóm tắt:

    Hùng Vương có tới hai mươi người con trai. Lúc về già, để chọn người kế ngôi, nhà vua bèn ra điều kiện : Không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu, chỉ có Lang Liêu - người con trai thứ mười tám là buồn, vì mẹ bị ghẻ lạnh và đã mất. Không như các lang khác có thể sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển, Lang Liêu chỉ quen việc trồng khoai, trồng lúa, và chàng lại nghĩ : khoai lúa tầm thương quá !

    Một đêm, chàng mộng thấy thần và được thần gợi ý, chàng làm ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua rất vừa ý, chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất và Tiên vương. Bánh hình tròn được đặt tên là bánh giầy, còn bánh hình vuông được đặt tên là bánh chưng và Lang Liêu được vua truyền ngôi cho. Từ đấy, bánh chưng, bánh giầy là hương vị không thể thiếu trong ngày Tết.


    I. Đọc - Hiểu văn bản

    Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ?

    - Trong hoàn cảnh: đất nước thanh bình và nhà vua đã già.

    - Ý định của vua: người nối ngôi phải nối được ý chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.

    - Hình thức chọn: thử tài (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).


    Câu 2: Vì sao trong các con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?

    - Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.

    - Tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" - sống cuộc sống như dân thường.

    - Chàng là người hiểu được ý thần : "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo" ; đồng thời chàng tự sáng tạo để thực hiện được ý đó : lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.


    Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ?

    - Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

    + Bánh giầy là tượng Trời; bánh chưng là tượng Đất, có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự "đùm bọc nhau".

    + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên vương.

    - Lang Liêu được chọn kế vị ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

    + Đề cao được sự kính thờ trời đất vả tổ tiên.

    + Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông, mong mang lại ấm no, thái bình cho dân.


    Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

    Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.


    II. Luyện tập

    Câu 1. Trao đổi ý kiến ở lớp: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

    Đây là một phong tục có ý nghĩa:

    - Đề cao lao động

    - Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta

    - Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng. Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.


    Câu 2. Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?

    Đọc truyện, mỗi người có thể thích một chi tiết khác nhau, chẳng hạn:

    Chi tiết nhà vua gọi các con lại và nói : "...ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám." vì đây là chi tiết tạo nên sự hồi hộp cho người nghe ; nó có tính chất như câu đố trong một cuộc thi. Các "dữ kiện" đặt ra vừa rõ ràng (không nhất thiết là con trưởng), vừa hàm chứa nhiều khả năng dự đoán bất ngờ (nối được chí ta, làm vừa ý ta).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Đọc - hiểu văn bản

    Bài 1 - Trang 12 sgk

    Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

    Trả lời

    - Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:

    + Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

    + Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.

    - Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.

    - Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.


    Bài 2 - Trang 12 sgk

    Vì sao trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được Thần giúp đỡ.

    Trả lời

    Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

    - Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

    - Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được.


    Bài 3 - Trang 12 sgk

    Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên Vương vì:

    Trả lời

    - Hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

    - Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.


    Bài 4 - Trang 12 sgk

    Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:

    Trả lời

    - Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

    - Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

    - Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

    ⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.


    III. Luyện tập

    Bài 1 - Trang 12 sgk

    Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

    Trả lời

    Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

    Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.


    Bài 2 - Trang 12 sgk

    Đọc truyện “Bánh Chưng, bánh Giầy‘, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

    Trả lời

    - Có thể chọn chi tiết “thi tài”, Lang Liêu được thần giúp đỡ.

    => Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian (Sơn Tinh, Thủy Tinh biểu diễn phép thuật; Tấm và Cám thi bắt nhiều cá, tép để giành Yếm thắm…).

    => Chi tiết này tạo tình huống cho truyện phát triển gây hấp dẫn bất ngờ; nó phân ra được hai phe, qua đó mà làm nổi bật được tính cách của Lang Liêu (chủ yếu qua suy nghĩ và hành động).

    - Hoặc chi tiết: Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: “Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo…“.

    => Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ.

    => Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sông bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính.

    => Thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tìm hiểu chung về bài Bánh chưng bánh giầy

    1. Khái niệm

    · Truyền thuyết là loại truyện được kể bằng hình thức truyền miệng, nên mang tính chất kỳ ảo, đậm trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Qua đó, truyền thuyết thể hiện một cách sâu sắc thái độ và quan điểm của nhân dân buồn, vui, yêu, ghét… đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
    · Truyện Bánh chưng bánh giầy là một trong những tác phẩm trong kho tàng truyện truyền thuyết của Việt Nam.


    2. Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy

    - Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người truyền vị, nhà vua có hai mươi người con trai mà chưa biết chọn ai. Nhân ngày lễ Tiên vương, nhà vua muốn thử tài những người con của mình để tìm người xứng đáng. Chính vì thế, nhà vua truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ, làm vừa ý vua cha để dâng lên cúng các bậc đế vương thì sẽ nhường ngôi cho người đó.

    Các lang đua nhau lên rừng, xuống biển hòng tìm được những đặc sản, tinh hoa của đất trời để hòng làm đẹp lòng ý vua. Tuy chỉ có Lang Liêu, chàng hoàng tử thứ mười tám từ nhỏ đã sống trong cảnh nghèo khó nên vẫn chưa tìm được sản vật làm lễ. Một đêm nọ, chàng được thần báo mộng, dạy chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Sáng dậy, theo lời chỉ bảo, Lang Liêu làm hai loại bành dâng lên vua cha. Nhà vua nhìn chồng bánh do Lang Liêu đem tới thì vô cùng vừa ý, nhà vua nói: " Bánh hình vuông của Lang Liêu tượng chưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu".

    Từ đó, mỗi dịp lễ tết, nhân dân ta lại có tục gói bánh chưng, bánh giầy dâng lên tổ tiên như một sự biết ơn, thành kính.


    II. Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy đọc hiểu văn bản

    1. Câu 1 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

    · Vua hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cành khi giặc dã đã dẹp yên, nhân dân no ấm, ngai vàng được giữ vững, nhà vua tuổi đã cao
    · Nhà vua có ý định muốn tìm người tài đức vẹn toàn, không nhất thiết phải là con trưởng
    · Nhà vua chọn hình thức thử tài các con qua việc tìm lễ vật nhân ngày lễ Tiên vương

    2. Câu 2 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

    Trong các con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ do

    Chàng từ nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi, xa rời cung vua, quen cuộc sống lam lũ vất vả đồng áng nên hiểu được nỗi khó nhọc của nhân dân, biết đồng cảm với những người lao động.
    Chàng thông minh lanh lợi, không những hiểu được ý thần mà còn sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

    3. Câu 3 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

    Bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, tế Đất và Tiên vương vì:

    · Bánh thể hiện được những thành tựu cho nền văn minh nông nghiệp của dân tộc ta trong những ngày đầu dựng nước
    · Hai loại bánh thể hiện cho trời, cho đất, thể hiện sự thờ kính Trời, đất, thiên nhiên, cây cỏ và tổ tiên của nhân dân
    · Chính vì thế, nhà vua chọn Lang Liêu làm người kế vị vì chàng thông minh, lanh lợi, thể hiện được sự hiếu thảo của mình đối với các bậc đế vương đi trước, vừa thể hiện được nhà vua là người coi trọng người tài đức. Qua đó, cũng cho thấy được sự công bằng của nhân dân và cái nhìn khách quan đối với những bậc hiền tài


    III. Luyện tập Bánh chưng bánh giầy

    1. Câu 1 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

    Ý nghĩa của phong tục làm Bánh chưng bánh giầy ngày tết của nhân dân ta:

    · Thể hiện nét đẹp văn hóa, sự giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
    · Ngoài ra, còn thể hiện sự tôn trọng, uống nước nhờ nguồn đối với tổ tiên. Đồng thời, luôn nhắc nhở con cháu luôn phải biết gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp mà cha ông ta gây dựng.


    2. Câu 2 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

    Truyện Bánh chưng bánh giầy có nhiều chi tiết hấp dẫn, nhưng đoạn truyện Lang Liêu nghe lời thần dạy bảo làm bánh cuốn hút em nhất. Bởi qua tình tiết này đã chứng minh được rằng chàng là người không những chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn thông minh lanh lợi, và có một đôi bàn tay khéo léo. Những loại bánh mà chàng làm ra đã làm vua cha và quần thần cảm phục.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Tìm hiểu chung tác phẩm

    Thể loại: Truyện truyền thuyết

    Bố cục: Gồm 3 phần
    Phần 1: Từ đầu -> chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
    Phần 2: Tiếp -> hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật giẵ các lang.
    Phần 3: Còn lại: Kết quả cuộc thi tài.


    Sự việc chính trong truyện:
    Nhân lúc về già, vua Hùng Vương thứ 7 trong ngày lễ Tiên vương có ý định chọn người nối ngôi.
    Các lang cố ý làm vừa lòng vua bằng những mâm cỗ thật đầy, thật hậu.
    Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng hai loại bánh dâng lễ Tiên Vương.
    Vua Hùng chọn bánh để lễ Tiên Vương và tế trời đất, nhường ngôi báu cho chàng.
    Từ đời Vua Hùng thứ 7, nước ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong các dịp lễ tết.

    Câu 1:
    Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào,..

    Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

    Trả lời:

    Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:
    Giặc ngoài đã dẹp yên
    Vua muốn nhân dân được ấm no
    Nhà vua đã già
    Ý định của vua Hùng là: Người nối ngôi phải được chí vua, không nhất thiết phải là con trai trưởng.
    Hình thức chọn người nối ngôi: Nhân ngày lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
    =>Vua Hùng là người biết lo cho dân và rất sáng suốt trong việc chọn người nối ngôi.


    Câu 2
    : Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

    Trả lời:

    Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

    Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.
    Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường.
    Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.
    =>Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.


    Câu 3:
    Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn ...

    Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

    Trả lời:

    Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương vì:
    Hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất, cỏ cây muôn loài. Là biểu tượng cho sự đùm bọc.
    Hai thứ bánh cũng hợp với ý vua chứng tỏ Lang Liêu là người hiểu được ý vua, nối được chí vua.
    Lang Liêu là người được nối ngôi vua vì:
    Lang Liêu có tài đức hơn hẳn các Lang
    Là người thiệt thòi nhất.
    Là người duy nhất hiểu được ý vua, nối được chí vua.

    Câu 4:
    Hãy nêu ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy?

    Trả lời:

    Ý nghĩa của chuyện bánh chưng, bánh giầy:
    Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền và tập tục làm bánh chưng, làm bánh giầy vào dịp tết.
    Đề cao tục thờ cúng tổ tiên, trời đất.
    Đề cao lao động, nghề nông trồng lúa nước
    Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.

    Luyện tập

    Câu 1: Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết ...

    Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

    Trả lời:

    Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

    Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.


    Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

    Trả lời:

    Đọc truyện này, em thích nhất là chi tiết Lang Liêu nằm mộng và được thần đến mách bảo.

    Vì, chi tiết vị thần này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, đồng thời đây là chi tiết thường hay gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động là ở hiền sẽ gặp lành, khi gặp khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

    Hoàn cảnh vua Hùng chọn người nối ngôi đó là vì giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung lo cho dân cuộc sống ấm no mặt khác vua cũng đã già và muốn chọn người nối ngôi.

    Theo truyền thuyết thời Hùng Vương, khi vua cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Tuy nhiên, trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, ý định của vua Hùng khi chọn người nối ngôi lại có phần khác biệt đó là phải “nối được chí của ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Ý định của vua là phải chọn được người tài, giúp cuộc sống của nhân dân ấm no và hạnh phúc. Bởi vì, trước đó giặc Ân đã nhiều lần xâm lược bờ cõi, nhân dân ta đã phải chịu cực quá nhiều. Chính vì thế, ý định chọn ngôi của vua Hùng là một quyết định đúng đắn và phù hợp với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

    Hình thức chọn người nối ngôi của vua Hùng dường như là một câu đố thử tài các lang: “Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”. Đây có thể nói là một hình thức lựa chọn sáng suốt, ai làm vừa lòng và hiểu được “chí” của ta thì sẽ có ngôi báu.


    Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

    Trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ là vì: Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, mẹ chàng thì bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết, chàng chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Hơn nữa, Lang Liêu mặc dù là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường. Quan trọng, chàng là người hiểu được ý thần “Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo […]Các thứ tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được […]. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Lang Liêu hiểu ý của thần đã biết lấy gạo nếp đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông rồi đem nấu một ngày một đêm cho chín. Ngoài ra, cùng với nguyên liệu đó chàng đã đem giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Có thể nói: Lang Liêu là một người sáng tạo dùng những chất liệu có sẵn của nhà nông để làm ra hai loại bánh thơm ngon. Còn các lang khác chỉ biết mang sơn hào hải vị mà những món ăn ấy con người không trồng và làm ra được.


    Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

    Trong vô vàn các món sơn hào hải vị của các lang và chồng bánh giản dị của người con mồ côi thiệt thòi, vua Hùng đã chọn hai loại bánh dân dã đó để cúng Tổ tiên là bởi vì Hùng Vương đã hiểu được ý nghĩa sâu sắc của hai thứ bánh ấy. Trước hết, Lang Liêu là người biết quý trọng hạt gạo, biết dùng những thứ so bàn tay mình làm ra để lễ Tiên vương. Nó thể hiện được sự tôn kính, kính trọng trời, đất, tổ tiên. Mặt khác, nguyên liệu làm ra thứ bánh đó ai cũng có thể kiếm và tự tay mình trồng ra được. Hơn nữa, việc gói hai thứ bánh ấy lại rất dễ làm nên bất kể người giàu hay người nghèo đều có thể làm hai thứ bánh ngon này dâng lên lễ Tổ tiên để thể hiện tấm lòng của mình. Chính vì ý vua cha hiểu được ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh đó nên đã chọn Lang Liêu là người nối ngôi.


    Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?

    Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy đồng thời tái hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước qua hình ảnh vua Hùng trong người tài đức nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. Lang Liêu là người có tài năng, đức độ thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình. Ngoài ra, truyện còn phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.


    II. LUYỆN TẬP:

    Câu 1: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

    Từ xưa đến nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Chính vì vậy, trong phong tục ngày Tết nhân dân ta luôn làm bánh chưng và bánh giầy để đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa. Hơn nữa, đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta. Bởi mỗi lần Tết đến xuân về gia đình sẽ được đoàn tụ và cùng nhau gói, trông nồi bánh chưng, bánh giầy. Phong tục gói bánh chưng, bánh giầy giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.


    Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

    Em thích nhất chi tiết Lang Liêu gặp được thần bởi vì:

    Đây là một chi tiết rất truyền thuyết và cổ tích làm cho câu chuyện có phần lý thú. Nhưng điều thú vị ở đây là ở chỗ thần không làm hộ , thần chỉ mách bảo và gợi ý. Hơn nữa, chi tiết gặp thần sẽ cho ta thấy được thần không phải ai cũng sẽ giúp mà sẽ giúp những người có hoàn cảnh éo le hơn những người khác, người đó phải có tài, tâm và đức. Ngoài ra, người được thần giúp phải hiểu được ý thần bởi thần ở đây chính là đại diện cho nhân dân – người nhân dân tin tưởng, biết lo và xây dựng được đất nước của nhân dân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy