Top 6 Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô Gia Văn Phái lớp 9 hay nhất

Bình An 1434 0 Báo lỗi

"Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô Gia Văn Phái (nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì) là tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà ... xem thêm...

  1. Bố cục:

    + Phần 1 (từ đầu đến 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788): quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta

    + Phần 2 (tiếp… rồi kéo vào thành): chiến thắng thần tốc của đạo quân dưới sự dẫn dắt tài ba, trí lược của vua Quang Trung.

    + Phần 3 (còn lại): Quân Thanh đại bại và tình cảnh thảm hại vua Lê Chiêu Thống


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 72 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Đại ý: Vua Nguyễn Huệ thần tốc tiến quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước bỏ chạy theo giặc.

    - Đoạn 1 (từ đầu… năm Mậu Thân): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

    - Đoạn 2: (tiếp… nỗi kéo vào thành): Cuộc hành quân thần tốc, chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung

    - Đoạn 3 (còn lại): sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống

    + Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.


    Câu 2 (trang 72 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Hình tượng Quang Trung- Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược của vị anh hùng dân tộc

    - Hành động mạnh mẽ, dứt khoát:

    + Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay

    + Lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc dẹp giặc

    + Trưng cầu ý kiến của người hiền tài (hỏi Nguyễn Thiếp)

    + Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, ra phủ dụ, chỉ ra kế hoạch đánh giặc

    - Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

    + Chỉ ra tình thế, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc

    + Lời lẽ chặt chẽ, sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ

    + Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng giặc…)

    + Biết dùng người dùng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng

    - Ý chí độc lập, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc

    - Hình tượng vua Quang Trung được miêu tả với đầy đủ phẩm chất của vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt

    Tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê, nhưng vẫn ca ngợi vua Quang Trung bởi tinh thần dân tộc, sự tài tình, tấm lòng yêu nước của Nguyễn Huệ


    Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    * Số phận thảm bại của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống :
    - Quân tướng nhà Thanh :
    + Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”.
    + Binh lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối ; tan tác chạy tranh nhau sang sông, rơi xuống nước làm sông tắc nghẽn.
    - Vui tôi nhà Lê : trở thành kẻ phản động “cõng rắn cắn gà nhà” ; cướp thuyền bỏ chạy, mấy ngày không ăn mệt lử, cuống quýt, than thở, oán giận, chảy nước mắt.


    Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (của quân tướng nhà Thanh, của vua tôi Lê Chiêu Thống)

    + Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: thảm hại, hèn hạ trước sự miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận

    + Âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc khiến chúng tan tác, thảm hại…

    + Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi

    - Có sự khác biệt là do: sự tôn trọng tính khách quan khi viết sử, nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận với quân tướng nhà Thanh

    + Tác giả miêu tả với tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống- đó là vương triều mình phụng thờ


    Luyện tập

    Sau khi lên ngôi vua, vào tối 30 Tết vua Quang Trung đã lập tức lên đường ra Bắc. Quân ra đến sông Gián làm tan vỡ nghĩa binh trấn thủ. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, nghĩa quân bao vây Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi đánh bại quân Thanh làm nên chiến thắng oanh liệt.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    Câu 1. Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động. Nội dung này được cụ thể bằng những ý chính trong ba đoạn sau:

    Đoạn từ đầu đến "hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).": Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.
    Đoạn từ "Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh" cho đến "vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành...": cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.
    Đoạn từ "Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê" cho đến hết: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.


    Câu 2. Hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược... của một vị anh hùng dân tộc:

    Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

    Tiếp được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay;
    Lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc;
    Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu;
    Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc;
    Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:

    Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc;
    Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủ dụ;
    Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh...);
    Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.
    Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)...

    Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.


    Câu 3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân:

    Quân tướng nhà Thanh:

    Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: "chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao"...
    Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi "ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng"; ở đồn Ngọc Hồi quân thì "bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết", tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì "đều hết hồn hết vía, vội trốn"; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy "đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa."...
    Vua tôi Lê Chiêu Thống:

    Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;
    Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;
    Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt", rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh...


    Câu 4. Về bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

    Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác...

    Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

    Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận; đối với quân tướng nhà Thanh, tác giả miêu tả với một tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống - dẫu sao thì cũng là vương triều mình đã từng phụng thờ.


    II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

    Văn bản này được trích từ Hồi 14 - tiểu thuyết chương hồi của Ngô gia văn phái - tái hiện lại những diễn biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Mặc dù là một tiểu thuyết lịch sử nhưng Hoàng Lê nhất thống chí (biểu hiện cụ thể ở đoạn trích này) không chỉ ghi chép lại các sự việc, sự kiện mà đã tái hiện khá sinh động hình ảnh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân xâm lược cùng với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản dân, hại nước.

    Khi đọc, chú ý giọng đối thoại và giọng của tiểu thuyết chương hồi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Kiến thức cơ bản

    1.Tác giả: Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm do một số người cùng trong dòng họ Ngô Thì (Ngô gia phái) viết trong nhiều thời điểm nối tiếp nhau. Có hai tác giả chính là:

    - Ngô Thì Chí (1753 – 1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống. Ông là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhâm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787), dâng Trung Hưng sách bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghĩa binh chống Tây Sơn nhưng trên đường đi ông bị bệnh, mất tại Gia Bình (Bắc Ninh). Nhiều tài liệu nói ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm.

    - Ngô Thì Du (1772 – 1840), anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới triều Tây Sơn, ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (nay thuộc Hà Nam). Thời nhà Nguyễn, ông ra làm quan, được bổ Đốc học Hải Dương, đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả bảy hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí (trong đó có hồi mười bốn được trích giảng ở đây).

    Còn lại ba hồi cuối có thể do một người khác viết vào khoảng đầu triều Nguyễn.


    2. Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử, chịu ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Các tác giả rất chú ý tôn trọng sự thật lịch sử. Điều đó trở thành một quan điểm trong việc phản ánh hiện thực, cho nên mặc dù nhiều người viết và viết ở nhiều thời điểm khác nhau những tác phẩm về cơ bản vẫn giữ được tính nhất quán. Có ý kiến cho rằng tác phẩm có thể xếp vào loại kí sự lịch sử. Nhưng xét về hình thức, nghệ thuật, đa số người nghiên cứu xem Hoàng lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử. Tính xác thực của các sự kiện lịch sử, xã hội. nhân vật... có thể xem là một nét đặc thù của văn học Việt Nam thời kì mà quan niệm văn sử bất phân còn khá sâu đậm trong giới nho sĩ trí thức.

    Tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối của thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Khởi đầu là sự sa đoạ, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến cao nhất Lê Chiêu Thống “đê hèn khuất phục” trước giặc Mãn Thanh ông vua cuối cùng Lê Duy Mật “chỉ là một cục thịt trong cái túi da" bên phủ cơ kia, Trịnh Sâm hoang dâm vô độ, gây loạn từ trong nhà, anh em đánh giết lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, phong trào nông dân Tây Sơn là một tất yếu. Rồi Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan giặc xâm lược Mãn Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn. Nhưng chúa Nguyễn lại dần dần khôi phục thế lực, dẹp Tây Sơn, xây dựng vương triều mới (1802). Kết thúc tác phẩm là tình cảnh thảm hại, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nương thân ở nước người.

    Tất cả những sự kiện lịch sử trên được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. Nổi bật lên trên cái nên thời đại ấy là vóc dáng của những con người thuộc các phe phải đối lập, đặc biệt là hình ảnh của Quang Trung Nguyễn Huệ - người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của cả dân tộc.

    Trong văn học Việt Nam thời trung đại, có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết.


    3. Giá trị nội dung

    Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống


    4. Giá trị nghệ thuật

    Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh


    5. Tóm tắt (hồi thứ mười bốn)

    Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long.

    Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy toán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân.

    Câu 1 - Trang 72 SGK

    Tìm đại ý và bố cục đoạn trích.

    Trả lời

    Bài văn trích Hồi thứ mười bốn (Đánh Ngọc Hồi, quận Thanh bị thua trận - bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài) trong Hoàng Lê nhất thống chí. Sau khi Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện, quận Thanh kéo sang xâm lược nước ta, đóng ở Thăng Long. Hay tin này, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, điều quân ra Bắc, đánh tan quân Thanh.

    Bố cục đoạn trích

    - “Nhắc lại, Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui... Nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788): Được tin báo quân Thanh tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đẻ, tập hợp tưởng sĩ, tiến quân ra Bắc.

    - “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh... rồi kéo vào thành”: cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung: đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long.

    - “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở Thăng Long... Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.


    Câu 2 - Trang 72 SGK

    Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào ? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này ?

    Trả lời

    Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên với những nét phẩm chất:

    - Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.

    - Trí tuệ sáng suốt nhạy bén.

    - Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.

    - Tài dùng binh như thân.

    - Trong trận chiến hiện lên thật lẫm liệt.

    - Là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

    Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng này là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc. Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bởi thế họ vẫn có thể viết thực và hay như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

    Xem thêm: Phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí


    Câu 3 - Trang 72 SGK

    Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào ? Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt ? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

    Trả lời

    a) Bọn xâm lược chủ quan và hết sức kiêu căng. Tướng cầm đầu Tôn Sĩ Nghị xem thường, cho là vô sự, không đề phòng gi cả... lại thêm kiêu căng, buông tuồng. Bọn tướng tá cũng càng chơi bời, tiệc tùng, không để ý gì đến việc quân.

    - Không nắm được thực lực quân tình của Tây Sơn, không hiểu rõ thiên tài quân sự Quang Trung, lại huyênh hoang kiêu ngạo, rốt cuộc bọn chúng bị thảm bại, tháo chạy nhục nhã, tử vong thê thảm. Sâm Nghi Đống tự thắt cổ chết, Tôn | Sĩ Nghị sợ mất mật, người ngựa không yên giáp, chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chay. Trước đó, quận Thanh tại Hà Hồi rụng rời sợ hãi, liều xin ra hàng. Khi Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy, quận Thanh tranh nhau qua cầu phao sông | Hồng, xô đẩy nhau rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

    b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân.

    Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương (xem phần giới thiệu bài), và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bế tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông", “luôn mấy ngày không ăn". May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.

    Nhận xét về lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.


    Câu 4 - Trang 72 SGK

    Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.

    Trả lời

    So sánh hai đoạn văn miêu tả hai cuộc tháo chạy, một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống chúng ta thấy tất cả đều là tả thực với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại rất khác nhau. Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau..." ngòi bút miêu tả khách quan, nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm hại của lũ cướp nước, ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thường cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thinh tình “giết gà làm cơm” là kẻ bề tôi... Giọng tường thuật có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.


    Luyện tập

    Yêu cầu: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)

    Trả lời

    Đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung

    Ngày 30 tháng chạp, vua Quang Trung mở tiệc khao quân, tuyên bố với mọi người mồng 7 sẽ vào thành ăn mừng chiến thắng. Những lời nói đó của nhà vua đã đốc thúc được lòng quân, giúp quân sĩ lấy được tinh thần chiến đấu. Quang Trung chia quân sĩ thành năm đạo. Đạo chủ lực do ông trực tiếp chỉ huy, tấn công vào thành Thăng Long. Cả năm đạo quân đúng ngày lên đường, khí thế của quân sĩ rất hùng dũng và oai nghiêm. Đêm ba mươi Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt toàn bộ quân địch, không để cho tên nào chạy thoát nên quân Thanh đóng ở Thăng Long không hay biết gì. Nửa đêm ngày mồng ba Tết, đến làng Hà Hồi, Quang Trung dùng kế nghi binh, lặng lẽ cho quân bao vây xung quanh làng rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân sĩ luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng. Lúc bấy giờ trong đồn mới biết, quân giặc sợ hãi xin hàng, nộp toàn bộ khí giới và lương thực. Mờ sáng ngày mồng 5, quân ta tiến sát đến Ngọc Hồi. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng hai mươi vạn quân tinh nhuệ. Mở đầu trận đánh, hơn một trăm voi chiến của quân ta ào ạt tiến vào, tiếp sau là đội mang những tấm lá chắn bằng gỗ tẩm rơm ướt bên ngoài, đội bảo vệ bộ binh theo sau. Khi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi, vua truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới, quân Thanh nổ súng nhưng không trúng bèn phun khói lửa nhưng không ngờ gió đổi hướng, quân Thanh tự làm hại mình. Được lệnh, đội quân khiêng ván vừa che vừa xông lên, khi đã chạm vào nhau thì quăng ván xuống, dùng dao ngắn chém bừa, những quân sĩ đằng sau cũng nhất tề xông lên. Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ trốn. Quân sĩ nghe tin hốt hoảng tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết. vua Lê nghe tin quân Thanh thua trận, sợ hãi bỏ chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu, Quang Trung cùng đoàn quân tiến vào Thăng Long trong tiếng hò reo vui mừng của nhân dân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    - Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
    - Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
    - Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống
    - Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn


    2. Tác phẩm

    * Xuất xứ: Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí được trích phần lớn hồi thứ mười bốn trong tổng số 17 hồi của cuốn tiểu thuyết cùng tên, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

    * Thể loại: Văn bản được viết theo thể loại chí (một lối văn ghi chép sự vật, sự việc).


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí có thể được chia làm 3 phần:

    Phần 1: từ đầu => “năm Mậu Thân (1788)” : Nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm đóng thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân ra Bắc dẹp giặc.
    Phần 2: tiếp => “rồi kéo vào thành” : Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh.
    Phần 3: còn lại : Sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.


    Câu 2:

    * Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ:

    Mạnh mẽ, quyết đoán, có kiến thức, am hiểu lịch sử, bình dị, gần gũi với mọi người.
    Là một người có tài năng quân sự: hành quân thần tốc, có phán đoán tài tình, mưu kế kì diệu.
    Sáng suốt trong việc dùng người, có tầm nhìn xa trông rộng: ông hiểu rõ được bản chất của bọn Sở, Lân và kế lui quân của Ngô Thì Nhậm, định sẵn mưu lược, tính kế lâu dài
    Thấu tình đạt lí: Ông tha tội cho tướng Sở, Lân mặc dù họ thua trận, đánh giặc vì đại nghĩa.
    * Theo em, nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ là tư tưởng trung quân của Nho giáo trong tác giả với nhà Lê. Ngô gia văn phái vốn rất trung thành với nhà Lê nhưng họ lại viết về vua Quang Trung với đầy tinh thần ngợi ca vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Chính nhờ đó đã tạo cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao và tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Và đây cũng là đặc điểm quan trọng của một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử.


    Câu 3:

    Sự thảm bại của quân tương nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả:

    * Quân tướng nhà Thanh:

    Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”
    Quân lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối; tan tác chạy tranh nhau sang sông, rơi xuống nước làm sông tắc nghẽn.
    * Vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân:

    Lê Chiêu Thống vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động “cõng rắn cắn gà nhà”; cướp thuyền bỏ chạy, mấy ngày không ăn mệt lử, cuống quýt, than thở, oán giận, chảy nước mắt, đau đớn, nhục nhã trước quân Thanh.
    Ngòi bút miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có sự khác biệt. Trong đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của Lê Chiêu Thống rơi vào tình cảnh khốn quẫn, nhưng vẫn gửi gắm vào đó một chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.


    Câu 4:

    Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích: Đoạn trích không ghi chép những sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Đoạn trích đã miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân: xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    • Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan tới thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
    • Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết theo thể chí (một thể văn vừa mang tính văn học vừa mang tính lịch sử) ghi lại nhiều biến cố lịch sử sau khi vua Lê giành được quyền thế từ tay chúa Trịnh. Cuốn sách ghi chép một cách khá đầy đủ, chân thực.
    • Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động.
    • Tóm tắt: Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết ,nghĩa quân đại thắng. Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.

    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 72 SGK) Tìm đại ý và bố cục đoạn trích.

    Bài làm:
    Hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có thể chia thành 3 đoạn như sau:
    Đoạn 1 từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788).”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.
    Đoạn 2 từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” cho đến “tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.
    Đoạn 3 từ “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê” đến hết: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống


    Câu 2 (Trang 72 SGK) Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
    Bài làm:
    Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng
    Tài dụng binh chiêu quân: cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Ngày 25/12 bắt đầu xuất phát ở Phú Xuân (Huế) ngày 29 đã đến Nghệ An, vượt qua khoảng 340 km núi đèo. Tại đây vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn, chỉ trong một ngày. Hôm sau tiến ra Tam Điệp (150 km). Vậy mà đến 30 tháng Chạp đã lập tức lên đường tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Hành quân xa như vậy, nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài tổ chức của người cầm quân.
    Ông có tài năng quân sự, điều binh khiển tướng tài tình: Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc tiêu diệt giặc; lời lẽ sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ, có tư tưởng nhân đạo,...; lên kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh,...).
    Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc; gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ; biết dùng người, đối đãi công bằng.
    Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Tất cả qua đó đã hiện lên rõ nét hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần, là một người đóng góp công lao vô cùng to lớn cho đất nước. Tác phẩm cũng phản ánh đúng hiện thực lịch sử chú không né tránh hay bỏ qua những thất bại của những nghĩa quân.


    Câu 3 (Trang 72 SGK) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
    Bài làm:
    Đoạn trích đã miêu tả rõ sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân và trong đó tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị.
    Quân tướng nhà Thanh lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”. Số quân Thanh đông hơn rất nhiều so với quân Tây Sơn (hai mươi vạn), vậy mà chưa đánh trận đã tan tác, hỗn loạn, nhục nhã trở về nước trước sức mạnh như vũ bão của quân Tây Sơn. Dưới sự chỉ huy tài tình, quyết đoán của vua Quang Trung, chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chông trả.
    Tác giả miêu tả: Quân Thanh ở trong đồn Hà Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi thì “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, quân sĩ “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa ”,...
    Hình ảnh tướng Tôn Sĩ Nghị bất tài, hèn nhát nhưng lại kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của minh chuồn trước qua cầu phao, rồi nhăm hướng bắc mà chạy”, sầm Nghi Đống thì thắt cổ chết,...
    Vua tôi Lê Chiêu Thống:
    Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;
    Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;
    Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…
    Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, Nhưng qua đó cũng chan chứa bao tình cảm, cảm xúc của tác giả đau xót, ngậm ngùi cho một bi kịch của dân tộc.


    Câu 4 (Trang 72 SGK) Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.
    Bài làm:
    Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này thể hiện như sau:
    Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…
    Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.
    Việc tác giả ở đây thuật lại một cách rất chân thực sâu sắc cho người đọc thấy được như mình đang ở trong cuộc chiến đó, trong niêm vui chiến thắng và cũng cho thấy được nỗi căm phẫn khi đất nước rơi vào tay những kẻ bất đức. Cách thuật lại một cách rất thật như vậy cho thấy ngòi bút của tác giả không né tránh những điều đau thương hay thất bại của quân dân mà nhìn thẳng vào đó để biết được thực tế và có cách đối diện với thực tế đó. Đó cũng là tình cảm chân thực của tác giả thể hiện qua từng câu văn.


    Bài tập: trang 72 sgk Ngữ Văn 9 tập một
    Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)
    Bài làm:
    Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Binh linh đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón xin chịu tội. Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân, hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Vua Quang Trung cho chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc. Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Khi đến sông Thanh Quyết, quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt, vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi. Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi. Tiếng quân lính luân phiên dạ ran vang vọng khắp không gian khiến quân số của ta như có thêm hàng vạn người. Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, vũ khí bị quân ta lấy hết. Vua Quang Trung chiếm được thành Hà Hồi mà không cần phải khởi dụng binh đao. Tiến vào trận Ngọc Hồi, vua Quang Trung sai người lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất thảy được hai mươi bức rồi chọn những người lính khỏe mạnh nhất, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sát phía sau, dàn trận thành chữ nhất. Vua cưỡi voi đốc thúc sát phía sau, đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi. Quân ta khí thế ngút trời, ai nấy đều quyết tâm cao độ tiến vào trận chiến sống mái với kẻ thù. Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào. Nhân có gió bắc, quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách trong gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta rối loạn, mất tinh thần. Nhưng đúng lúc ấy, trời lại nổi gió nam, thánh ra quân Thanh lại lãnh đủ, tự làm hại mình. Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước. Khi hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, cầm dao ngắn xông lên chém bừa, những bính linh theo sát phía sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Tiếng gươm giáo va nhau, tiếng người vang đội, tiếng hò hét vang trời. Vua Quang Trung sừng sững ngồi trên voi chỉ huy trận đánh, tiếng vua vang rền như tiếng sấm khiến cho quân ta càng thêm vững vàng, xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Tìm hiểu chung tác phẩm

    1. Tác giả:

    Ngô gia văn phái – Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, hai tác giả chính là: Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.


    2. Tác phẩm:

    Hồi thứ 14 của tác phẩm.
    Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê
    Tác phẩm có thể được xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi ( 17 hồi ).
    Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử
    Phương thức biểu đạt: Tự sự

    Câu 1
    : Tìm đại ý và bố cục đoạn trích.

    Trả lời:

    Đại ý của bài là: Đoạn trích miêu tả chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân.
    Bố cục đoạn trích:
    Phần 1: Từ đầu…ra Bắc: Quang Trung chẩn bị tiến quân ra Bắc
    Phần 2: Tiếp đó…vào thành: Quang Trung đại phá quân Thanh
    Phần 3: Còn lại =>Số phận của bọn bán nước và cướp nước.

    Câu 2:
    Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

    Trả lời:

    Hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc:

    Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:
    Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:
    Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng
    => Hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần.


    Câu 3:
    Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

    Trả lời:

    Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả:

    Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặt áo giáp chuồn trước qua cầu phao"
    Quân lính "run rời sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết"
    "Quân sĩ các doanh – nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông… nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chạy được nữa…".
    Số phận của bọn vua tôi phản dân, hại nước cũng thảm hại không kém:
    Lê Chiêu Thống vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.
    Đớn hèn nhục nhã trước quân Thanh.
    "chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn"
    Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, nhưng tác giả gửi gắm ở đó một chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.


    Câu 4:
    Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này

    Trả lời:

    Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này thể hiện như sau:

    Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

    Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

    => Ta như chứng kiến tận mắt trận chiến


    Luyện tập

    Câu 1: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)

    Trả lời:

    Chỉ trong vòng chưa tới mười ngày mà năm đạo quân dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung đã tạo nên chiến thắng thần tốc, dẹp tan quân Thanh, khiến vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ trốn trong tình cảnh thảm hại. Trước tiên, quân của vua Quang Trung tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn chúng báo tin cho những đạo quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng binh lính vây chiếm làng Hà Hội mà không cần đổ máu, tước hết khí giới và lương thực của kẻ thù. Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho quân dàn trận chữ nhất, phòng thủ, tấn công đều chặt chẽ, cộng với kế nghi binh, bủa vây tứ phía, tiến sát đồn Ngọc Hồi. Nhờ vào trí lược bày binh bố trận của vua Quang Trung, sự đồng lòng, dũng cảm của binh lính, cùng với sự giúp sức của trời đất, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành, vua tôi nhà Lê bất ngờ, tháo chạy trong tình cảnh tủi nhục, thảm hại.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy