Top 10 Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê (lớp 9) chọn lọc hay nhất

Bài viết dưới đây Toplist đã tổng hợp các bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê (lớp 9) chọn lọc hay nhất, các bạn cùng tham khảo để rèn luyện ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 1

    Từ thời xa xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra những trò chơi để giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi. Những trò chơi đó đã tồn tại đến ngày nay và trở thành trò chơi dân gian không thể thiết trong những ngày lễ hội đặc biệt. Trong đó có một trò chơi vô cùng thú vị đó là trò bịt mắt bắt dê. Trò chơi này có quy tắc chơi vô cùng đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau.


    Bịt mắt bắt dê đã có từ bao đời nay rồi. Chúng ta thường thấy trò chơi dân gian này trên những bức tranh Đông Hồ hay khi làng xóm tổ chức những lễ hội truyền thống thì cũng không thể thiếu trò chơi dân gian này.


    Để chơi được trò bịt mắt bắt dê thì trước tiên chúng ta phải chọn một địa điểm rộng rãi và không có vật cản, tránh cho trường hợp người bị bịt mắt va phải vật cản đó dẫn đến bị thương. Trò chơi này cần có ít nhất 3 người tham gia, nhưng càng có nhiều người chơi thì lại càng tăng thêm phần thú vị.


    Cách chơi bịt mắt bắt dê cũng đơn giản y như tên gọi của nó vậy. Chỉ cần bịt mắt một người và đi tìm đối phương xung quanh khu vực chơi cho đến khi người bịt mắt bắt được một người nào đó và đoán đúng tên của họ. Trước khi bắt đầu thì chúng ta cần phải lựa chọn ra ai là người bịt mắt thông qua cách oẳn tù xì hay một cách nào đó. Sau khi đã lựa chọn được rồi thì chúng ta lấy một mảnh vải thật kín nhưng phải mềm tránh cho mắt người chơi bị khó chịu để bịt mắt người đó lại sao cho người đó không nhìn được. Đối với những người làm dê thì cần phải thật nhanh nhạy, luồn lách thật khéo léo để không bị bắt. Và người làm dê tuyệt đối không được đi ra khỏi khu vực chơi. Bạn cũng phải kêu “be be” để có thể thu hút người bịt mắt đến chỗ của mình. Sau khi nghe thấy tiếng kêu thì người bịt mắt có thể phán đoán được hướng đi của mình mà tìm ra chú dê cần bắt. Những người ở xung quanh không được chỉ cho người bị bịt mắt hướng đi mà phải để họ tự di chuyển. Khi bắt được dê và đoán đúng tên của người đó thì trò chơi sẽ kết thúc và đổi vai cho nhau, người bị bắt sẽ phải bịt mắt và đi tìm dê.


    Mặc dù có cách chơi đơn giản nhưng trò bịt mắt bắt dê không dễ dàng thực hiện đối với người bị bịt mắt. Bởi họ bị bịt mặt lại nên trong quá trình di chuyển sẽ không tránh khỏi việc bị vấp ngã. Chính vì vậy mà nơi tổ chức trò chơi cần phải rộng rãi, bằng phẳng và không có vật cản nào. Tránh cho trường hợp người chơi bị ngã gây ra những chấn thương không mong muốn.


    Trò chơi này thường được tổ chức trong các lễ hội ở vùng thôn quê cùng với sự tham gia của người dân nơi đây. Mọi người thường nghĩ rằng bịt mắt bắt dê là trò chơi của trẻ em tuy nhiên nó cũng là trò chơi chủ yếu của người lớn trong những lễ hội xưa. Trò chơi này không chỉ giúp chúng ta giải trí mà nó còn giúp chúng ta gắn kết với nhau hơn, rèn luyện cho chúng ta khả năng tư duy sáng tạo, giúp chúng ta nhanh nhạy và khéo léo hơn.


    Ngày nay khi xã hội ngày càng hiện đại hơn thì việc tiếp cận với những trò chơi dân gian cũng bị giảm đi không ít. Chính vì vậy chúng ta cần phải tổ chức những trò chơi dân gian như trò bịt mắt bắt dê để thế hệ trẻ em sau này không quên đi nét đẹp truyền thống của nước ta. Bịt mắt bắt dê không chỉ là một trò chơi để giải trí mà nó còn là một phần của nền văn hóa dân tộc, nó góp phần làm cho bản sắc văn hóa nước ta trở lên phong phú và đa dạng hơn.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 2

    “Bịt mắt bắt dê” là một trò chơi dân gian, có từ thời xa xưa và còn lưu truyền cho đến ngày nay. Nó được thể hiện trên các bức tranh dân gian, tuy có những nét khác nhau, nhưng điểm chung là trong trò chơi dân gian ấy nhất thiết phải có một con dê.


    Trong những vật nuôi quen thuộc với con người (Lục súc: Dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu), có lẽ dê là loài ít gần gũi nhất. Vậy tại sao người xưa lại không chọn một con vật nuôi nào khác gần gũi hơn tham gia vào trò chơi mà lại chọn con dê? Lý do có lẽ là do dân gian dựa vào tập tính và đặc điểm sinh học của loài dê. Dê là loài vật có tính khí hiền lành, nhút nhát, ưa chạy nhảy và hiếu động. Chúng khá linh hoạt và di chuyển rất nhanh trong khi kiếm ăn. Chiều cao trung bình của dê khoảng trên dưới một mét.


    Vậy, chọn con dê tham gia trò chơi đuổi bắt là phù hợp nhất: chiều cao của nó vừa với tầm tay của người đuổi bắt, lại khó bắt được nó do dê nhút nhát, chạy nhảy linh hoạt, thì trò chơi mới hấp dẫn và kéo dài. Chọn những con vật có chiều cao thấp quá như gà, vịt chẳng hạn, thì không phù hợp, lại chậm chạp; con chó thì hung dữ, ngộ nhỡ nó nổi giận đớp cho một phát thì chắc phải vào … bệnh viện gấp, hỏng cả trò chơi. Còn chim thì rõ ràng là không được rồi, vì chim sẽ bay mất… mở mắt e còn khó mà bắt được, huống hồ là “bịt mắt”! Đúng như câu thành ngữ “bịt mắt bắt chim” (Chữ Hán là: “Yểm mục bổ tước” có nghĩa là: Làm một việc khó có thể đạt kết quả/ Hành động khờ khạo, thiếu thực tế/ Tự huyễn hoặc, tự dối mình, hy vọng vào điều mong manh.)


    Nhiều người vẫn nghĩ rằng “Bịt mắt bắt dê” là trò chơi trẻ em, tuy nhiên, từ thời xa xưa nó là trò vui chủ yếu dành cho người lớn, hay chính xác hơn là trò chơi của trai thanh gái lịch trong các dịp vui như Hội đầu xuân, Tết Trung thu… Bức tranh dân gian Đông Hồ miêu tả trò chơi “Bịt mắt bắt dê” gồm có hai người tham gia, một thanh niên và một thiếu nữ, cùng với một con dê, ở trong một vòng rào gỗ không khép kín.


    Hai người chơi bị bịt mắt và con dê đều mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm bắt, hai người chơi còn đeo thêm lục lạc ở chân, dê đeo lục lạc ở cổ để khi di chuyển vang lên tiếng lanh canh cho dễ phán đoán, định hướng đuổi bắt hơn. Dường như bức tranh thể hiện cảnh hai người chơi không cố tình tìm bắt con dê, mà chỉ mượn trò chơi làm cơ hội để “bịt mắt bắt …nhau”! Con dê đứng ở khoảng cách an toàn, ngoảnh đầu lại… (ngơ ngác, ngạc nhiên) quan sát hai người chơi (ê, ê, tớ ở đây này; ơ kìa, sao họ không chịu bắt mình nhỉ?)!


    Người xem gồm cả người lớn và trẻ em đứng ngoài vòng rào. Bên cạnh vòng rào có một đôi nam nữ đang chuẩn bị chờ đến lượt vào chơi. Cô gái thì bẽn lẽn, thẹn thùng, ngần ngừ… không biết có nên tham gia không; còn chàng trai thì thao thao bất tuyệt, sôi nổi vung tay bình phẩm, hăng hái giới thiệu và cố thuyết phục cô gái tham gia trò chơi với mình… Phía hậu cảnh của bức tranh là các phần thưởng dành cho người thắng cuộc như xâu tiền, khăn và yếm (áo lót phụ nữ).

    Cũng như trò chơi dân gian “Đánh đu”, trò chơi “Bịt mắt bắt dê” ngày xưa không dành cho trẻ em (chỉ được đứng xem thôi nhá) mà chủ yếu dành cho thanh niên, thiếu nữ (người nhớn) để họ có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận, đụng chạm về thể xác, vui đùa và tìm hiểu nhau vượt qua ranh giới “nam nữ thọ thọ bất tương thân” của lễ giáo phong kiến.

    Giả vờ bịt mắt bắt dê,Để cho cô cậu dễ bề… với nhau!


    Tuy nhiên, trò chơi “Bịt mắt bắt dê” ngày xưa cũng tổ chức cho trẻ em là thú vui hồn nhiên với thể thức chơi khác xa, tương tự ngày nay, như được miêu tả trong một bức tranh dân gian Hàng Trống: Ngày nay, hai trò chơi kể trên rặt chỉ có trẻ em tham gia mà thôi, chứ trai thanh gái lịch thì chẳng khi nào tơ màng đến, vì trong đời sống hiện đại, các anh chị có lắm “trò vui” gấp chán vạn lần, tha hồ mà “mở mắt bắt dê” mọi lúc mọi nơi, chứ chẳng hơi đâu mà ngó ngàng đến cái trò “trẻ con” ấy, lại còn phải hoài hơi mong ngóng chờ đến những dịp hội vui ở tận sân đình, chỉ tổ thêm rách việc!

    Ngày nay, trẻ em từ 6 đến 15 tuổi rất ưa thích trò chơi này, nó rèn luyện cho các em kỹ năng phán đoán, phát triển thính giác và sự nhanh nhạy trong hoạt động. Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” hiện có khá nhiều phiên bản biến thể khác nhau: Số người chơi có thể là hai hoặc nhiều người, trong đó chỉ duy nhất một người bị “bịt mắt” còn những người khác làm “dê”. Những người còn lại nắm tay nhau tạo thành vòng tròn vây quanh, không cho những người chơi vượt ra khỏi vòng. Thay vì mang áo tơi lá và đeo lục lạc tạo âm thanh như trước, thì “dê” có thể vỗ tay, kêu lên “be h…e…e…” mô phỏng tiếng dê kêu, hoặc vỗ vai, sờ lưng người bị “bịt mắt” rồi nhanh chóng di chuyển cách xa người “bịt mắt” để khỏi bị bắt. “Dê” nào bị người “bịt mắt” chạm được vào người thì phải hoán đổi vị trí, thay cho người “bịt mắt” đổi thành “dê” tiếp tục trò chơi…

    Điều khác biệt nhất của trò chơi “Bịt mắt bắt dê” xưa và nay là tuy trò chơi ấy hiện vẫn giữ tên “Bịt mắt bắt dê” như xưa, nhưng thường là không có con dê thật nào cả, chỉ có một hoặc nhiều người đóng vai dê mà thôi, có lẽ để cho trò chơi được cơ động, thuận tiện, dễ tổ chức mọi lúc mọi nơi. Trò chơi cũng không phải chỉ diễn ra ở các lễ hội trang trọng mà có thể tổ chức bất cứ khi nào, ở đâu cũng được, như các buổi sinh hoạt đoàn đội, sinh hoạt lớp…


    Ở các tỉnh Ninh Bình, Ninh Thuận – nơi chăn nuôi nhiều dê nhất ở nước ta hiện nay – người tổ chức trò chơi có thể thu xếp “mượn” một “em dê cỏn” Bách Thảo thật xinh xắn, đáng yêu, cho nó nhảy nhót trong vòng tròn, tiếng “be h…e…e…” vang lên rộn rã, thì trò chơi càng thêm hào hứng, sôi động …


    Và biết đâu đấy, trong Hội xuân Ất Mùi này, trò chơi “bịt mắt bắt dê” xưa như trái đất ấy, chẳng những hào hứng đối với trẻ em, lại còn thu hút, hấp dẫn trai thanh gái lịch sôi nổi tranh tài, không phải để đoạt xâu tiền, khăn, yếm như xưa mà để giành các giải thưởng hiện đại như Iphone, Ipad…

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 3

    Trò chơi Bịt mắt bắt dê, có tên tiếng Anh là Blind-man's-buff, là một trò chơi dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người vẫn nghĩ rằng “Bịt mắt bắt dê” là trò chơi trẻ em, tuy nhiên, từ thời xa xưa nó là trò vui chủ yếu dành cho người lớn, hay chính xác hơn là trò chơi của trai thanh gái lịch trong các dịp vui như Hội đầu xuân, Tết Trung thu… Tiêu biểu là bức tranh dân gian Đông Hồ miêu tả trò chơi “Bịt mắt bắt dê” gồm có hai người tham gia, một thanh niên và một thiếu nữ, cùng với một con dê, ở trong một vòng rào gỗ không khép kín.


    Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” hiện có khá nhiều phiên bản biến thể khác nhau và ngày càng được trẻ em, học sinh đón nhận nhiều hơn. Bởi vì trò chơi này giúp trẻ Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng. Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia, càng đông càng vui. Tuy nhiên để đảm bảo tính trật tự cho trò chơi, số lượng đề xuất là từ 3 - 15 người chơi. Do số lượng người lớn và người chơi phải chạy nhảy di chuyển vì vậy nên chọn sân chơi bằng phẳng, rộng rãi. Tuy nhiên không gian chơi không nên quá rộng khiến trò chơi khó kết thúc.


    Cần chuẩn bị một khăn buộc hoặc vải che đủ kín để che mắt. Những người tham gia chơi tiến hành chơi Oẳn tù tì để loại ra 2 người chơi. Hai người chơi tiếp tục oẳn tù tìm, người thắng làm dê và người thua bị bịt mắt để đi tìm dê. Những người chơi còn lại tay nắm tay thành một hình tròn. Hai người chơi làm dê và đi tìm sẽ đứng trong vòng tròn này và chỉ được di chuyển trong đó. Người làm dê miệng liên tục kêu “ be be” đồng thời né tránh để không bị người tìm dê bắt được.


    Những người ở vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng có quyền mách sai để gây cười. Nếu người tìm dê bắt được dê, thì dê được thay chỗ người đi tìm và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người tìm thắng cuộc trở lại làm hàng rào. Một vòng chơi mới lại bắt đầu.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 4

    Từ xa xưa, " bịt mắt bắt dê " đã trở thành một trò chơi dân gian gắn liền với thời thơ ấu của bao thế hệ. Trò chơi này thường được đám trẻ con trong xóm rủ nhau ra gốc đa, sân đình đầu làng để cùng nhau chơi, nô đùa mỗi buổi trưa, chiều. Cho đến ngày nay, trò chơi dân gian " bịt mắt bắt dê " được và được tổ chức nhiều trong các hội đình làng, các hoạt động ngoại khóa của trường học để các em có thể được tiếp cận với các giá trị văn hóa Việt Nam.


    Theo như nguồn tài liệu của thế giới, thì trò chơi " bịt mắt bắt dê " được cho là có từ thời Hy Lạp cổ đại khoảng năm 600 Công Nguyên. Tại đây, trò chơi có tên gọi là " copper mosquito" nghĩa là " muỗi đồng". Ở Băng - la - đét nó còn được trẻ em trong vùng gọi là " Kanamachi" nghĩa là " ruồi mù". Trò chơi " bịt mắt bắt dê " được mọi người biết đến rộng rãi từ thời Tudor ( 1485 - 1603 ) ở nước Anh. Đây được coi là một trong những trò chơi giải trí quen thuộc của các đại thần của nhà vua Henry VIII. Nó cũng là trò chơi được chơi phổ biến trong thời đại Victoria. Ở Việt Nam, trò chơi " bịt mắt bắt dê" là một trò chơi dân gian quen thuộc của bao thế hệ. Không rõ trò chơi này được lưu truyền vào Việt Nam từ khi nào nhưng nó được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong những bức tranh cũ, bạn vẫn có thể thấy những cô bé, cậu bé và người lớn cùng nhau chơi bịt mắt bắt dê. Chắc hẳn nhiều bạn thắc măvs tại sao lại là " bắt dê". Một lý do cho điều này là dê hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất năng động. Bắt dê mở mắt đã khó, bắt dê bịt mắt còn khó hơn nhiều. Do đó, trò chơi này được đánh giá là khá khó nhưng rất thú vị và vui nhộn.


    Trò chơi " bịt mắt bắt dê" được tổ chức trong một không gian rộng rãi, phù hợp với số lượng người chơi và được khoanh vùng lại để người chơi định hình được các hướng đi lại. Địa hình khu tổ chức trò chơi phải là sân cỏ bằng phẳng, không gồ ghề để tránh người chơi vướng chân và ngã vào các vật nguy hiểm. Số lượng người tham gia trò chơi sẽ không bị giới hạn, bao nhiêu người tham gia cũng được. Nhưng để ổn định và dễ dàng cho những người chơi thì khoảng 5 đến 10 người. Tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn đều có thể tham gia chơi " bịt mắt bắt dê", không phân biệt là nam hay nữ. Để có thể chơi được chúng ta cần phải có thêm một chiếc khăn dài tối màu để có thể bịt mắt người bắt dê lại, không nhìn được gì nữa.


    Luật chơi của trò " bịt mắt bắt dê " cũng rất đơn giản và dễ nhớ. Một người sẽ bị bịt mắt lại, còn những người còn lại sẽ làm dê cho người đó bắt. Cả nhóm sẽ cùng nhau oẳn tù tì hoặc bốc thăm xem ai sẽ bị bịt mắt, ai sẽ làm dê. Cũng có thể là một người đứng ra xung phong bị bịt mắt. Sau khi tìm được người sẽ bị bịt mắt, chúng ta sẽ lấy chiếc khăn tối màu mềm để bịt mắt người đó lại, không được tí hí mắt để tránh trường hợp gian lận khi chơi. Nếu gian lận khi chơi coi như là đã phạm luật. Sau khi nghe hiệu lệnh " bắt đầu " những người làm dê sẽ chạy xung quanh người bị bịt mắt trong khu vực đã quy định và liên tục hò reo tiếng con dê để người bịt mắt có thể định hướng được vị trí để bắt. Chúng ta cũng có thể làm các hành động hò reo nhằm đánh lạc phương hướng, sự chú ý của người bịt mắt. Những người làm dê tuyệt đối không được chạy khỏi khu vực đã quy định từ trước. Đối với những người bị bịt mắt phải thật nhạy bén, linh hoạt để phán đoán vị trí của người làm dê. Mọi người xung quanh khi xem chỉ được hò reo chứ không được nhắc cho người bị bịt mắt vị trí của dê, để họ tự di chuyển. Khi người bị bịt mắt bắt được ai trong những người làm dê thì phải đoán đúng tên người đó thì sẽ giành phần thắng. Người bị bắt sẽ tiếp tục thay thế cho người bị bịt mắt lúc đầu và trò chơi được tiếp tục.


    Trò chơi " bịt mắt bắt dê " thường được tổ chức trong các lễ hội đình làng ở vùng nông thôn với sự tham gia của đông đảo thanh niên, người lớn trong làng hoặc các hoạt động ngoại khóa tại trường học để tạo lên tinh thần đồng đội, gắn kết mọi người gần với nhau hơn. Đây cũng là một trò chơi cần sự khéo léo và nhanh nhẹn, nó rèn luyện cho bản thân chúng ta khả năng biết lắng nghe, phán đoán và quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, việc vui chơi giải trí cũng giúp mọi người giảm stress trong công việc, cuộc sống, mang lại tiếng cười, niềm vui khắp nơi.


    Việc lưu giữ và tổ chức trò chơi " bịt mắt bắt dê " cũng mang lại ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa lịch sử cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự tiếp nối truyền thống văn hóa dân gian từ bao đời nay của người dân Việt Nam ta.


    Xã hội hiện đại phát triển đến mức con người có nhu cầu giải trí nhiều hơn. Tuy nhiên, những trò chơi truyền thống như trò bịt mắt bắt dê vẫn luôn là một phần ký ức tuổi thơ. Mọi người yêu thích những trò chơi này vì chúng là một phần của văn hóa Việt Nam và chúng rất đẹp. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy hình ảnh của những trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 5

    Trò chơi bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian rất phổ biến đối với trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp lễ tết, ngày hội hay những buổi sinh hoạt tập thể. Đây là trò chơi không chỉ mang lại niềm vui, sự sảng khoái mà còn giúp phát triển khả năng vận động, sự nhanh nhạy và tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê cần có một không gian rộng rãi và thoáng đãng, thích hợp cho việc chạy nhảy. Số lượng người tham gia có thể từ 6 đến 10 người hoặc hơn. Một trong những điểm đặc biệt của trò chơi này là sự kết hợp giữa vận động thể chất và trí óc, giúp người chơi rèn luyện sự khéo léo và kỹ năng giao tiếp.


    Cách chơi bịt mắt bắt dê khá đơn giản. Ban đầu, một người trong nhóm sẽ được chọn làm người "bắt dê". Người này sẽ bị bịt mắt lại bằng một chiếc khăn hoặc một vật gì đó không thể nhìn thấy qua được. Những người còn lại sẽ là "dê", và nhiệm vụ của các "dê" là di chuyển quanh không gian chơi, tránh xa người bắt dê để không bị "bắt". Người bị bịt mắt phải dùng khả năng thính giác và cảm giác để tìm kiếm, đuổi theo và "bắt" được các "dê".


    Khi người bị bịt mắt cảm nhận được hoặc nghe thấy ai đó di chuyển gần mình, họ sẽ cố gắng bắt lấy người đó. Nếu "bắt" được ai, người bị bắt sẽ phải đứng yên tại chỗ cho đến khi có người khác đến cứu. Nếu người bị bắt có thể chạy và chạm vào một điểm an toàn, thì người đó sẽ được tự do và tiếp tục tham gia trò chơi. Trò chơi tiếp tục cho đến khi người bị bịt mắt bắt hết tất cả các "dê" hoặc khi các "dê" có thể cùng nhau tạo ra chiến thuật, tìm cách giúp đỡ nhau để tránh bị bắt.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê có một yếu tố vô cùng thú vị đó là sự phối hợp và giúp đỡ giữa các thành viên trong nhóm. Các "dê" phải biết phối hợp với nhau, di chuyển nhịp nhàng và đôi khi tìm cách "bẫy" người bắt dê vào những tình huống lúng túng. Đồng thời, người bắt dê phải sử dụng sự nhanh nhạy, khéo léo của bản thân để nhận ra và bắt được những người đang di chuyển xung quanh mình.


    Trò chơi này không chỉ đơn thuần là một trò giải trí mà còn là một cách để rèn luyện thể chất, tinh thần nhanh nhẹn, nhạy bén, khả năng phán đoán và hợp tác trong tập thể. Trẻ em tham gia vào trò chơi sẽ học được cách kiên nhẫn, cách giao tiếp và làm việc nhóm, đồng thời nâng cao khả năng vận động của cơ thể qua việc chạy nhảy, di chuyển trong không gian rộng.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê cũng là một phần không thể thiếu trong những ngày hội, những buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc trong các kỳ nghỉ tết, khi mà trẻ em và người lớn có thể quây quần bên nhau, cùng tham gia các hoạt động vui chơi, gắn kết tình cảm, tạo ra những kỷ niệm vui vẻ. Ngoài ra, trò chơi cũng là dịp để các thế hệ ông bà, cha mẹ có thể chia sẻ cho con cháu về những trò chơi dân gian truyền thống, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

    Ngày nay, mặc dù có nhiều trò chơi điện tử hiện đại, nhưng trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn giữ được sức hấp dẫn riêng của mình. Với những đặc điểm thú vị và những lợi ích mà trò chơi này mang lại, nó vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.


    Như vậy, trò chơi bịt mắt bắt dê không chỉ là một trò chơi dân gian đơn thuần mà còn là phương tiện giáo dục, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết cho trẻ em. Đây là một trò chơi có giá trị văn hóa lâu dài, mang đậm bản sắc dân tộc và luôn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 6

    Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian của Việt Nam. Đây là một trong số ít các trò chơi dân gian có từ xa xưa vẫn còn tồn tại và phổ biến cho đến ngày nay.


    Số lượng người chơi bịt mắt bắt dê không bị giới hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo trò chơi diễn ra thuận lợi, thì chỉ nên có từ ba đến mười người cùng chơi. Tùy theo số lượng người tham gia, mà sẽ có cách chọn ra một người đóng vai “người bắt dê”. Cách thường được dùng nhất, chính là sử dụng phương pháp “nhiều ra ít bị” cho đến khi chỉ còn hai thành viên thì sẽ chơi “oẳn tù tì”. Khi đã chọn ra “người bắt dê” thì tất cả những người còn lại sẽ trở thành “con dê”. Trong quá trình chơi, “người bắt dê” sẽ được bịt mắt bằng một đồ vật bất kì, nhằm ngăn cản tầm nhìn của người đó. Còn các người chơi đóng vai “con dê” thì di chuyển tự do, vừa di chuyển vừa tạo các tiếng động và cất tiếng gọi “be be” để thu hút “người bắt dê” tìm đến mình.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trong một không gian rộng rãi, để mọi người có thể thoải mái di chuyển. Đó nên là một khoảng trống có ít đồ vật để người chơi không bị vấp ngã. Tuy nhiên, cũng cần có một biên giới cụ thể, để những người chơi đóng vai “con dê” không đi quá xa, khiến “người bắt dê” không thể bắt được. Khi chơi, trò chơi sẽ chia thành nhiều lượt chơi. Mỗi lượt chơi sẽ kết thúc khi “người bắt dê” bắt được một chú dê và gọi đúng tên của chú dê đó. Lúc này, hai người chơi này sẽ đổi vai cho nhau. Cứ như thế, một lượt chơi mới lại bắt đầu với “người bắt dê” mới. Khi kết thúc trò chơi, người nào nhiều lần trở thành “người bắt dê” nhất sẽ được xem là người thua cuộc.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê là một trò chơi đơn giản, dễ tổ chức mà không cần chuẩn bị nhiều đạo cụ. Khi chơi, người chơi không cần phải suy nghĩ quá nhiều về chiến lược, mà chỉ cần tập trung chơi một cách thoải mái, vô tư. Vì vậy, trò chơi này giúp người chơi có những giờ phút vui vẻ, thư giãn sau những tiết học căng thẳng. Ngoài ra, trò chơi bịt mắt bắt dê còn giúp rèn luyện sức khỏe, phản ứng nhanh nhạy cùng sự linh hoạt cho người chơi, giúp cơ thể được hoạt động một cách toàn diện. Đặc biệt, trò chơi này còn là một trò chơi mang tinh tập thể, có thể có nhiều người cùng chơi với nhau. Từ đó giúp tăng cường tính đoàn kết cho nhóm bạn hay tập thể lớp.


    Chính nhờ các ưu điểm như vậy, mà trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn được nhiều người ưa chuộng và phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh việc được tổ chức vui chơi vào giờ giải lao, sau giờ học. Trò bịt mắt mắt dê còn được ưu ái tổ chức trong các hội thao hay sự kiện mang quy mô lớn tại các trường học, cơ quan. Tất cả đã giúp góp phần gìn giữ và phát huy một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 7

    Trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam, trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một trong những trò chơi nổi bật và gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em. Trò chơi này không chỉ đơn giản là một hoạt động vui chơi giải trí mà còn chứa đựng những giá trị giáo dục sâu sắc, giúp trẻ em rèn luyện kỹ năng phán đoán, sự nhanh nhẹn và khả năng hợp tác với bạn bè.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê thường được chơi trong những không gian rộng rãi, thoáng mát như sân chơi, công viên hay những buổi sinh hoạt tập thể ngoài trời. Số lượng người tham gia có thể từ 6 đến 10 người, hoặc thậm chí nhiều hơn, tùy vào sự tham gia của mọi người. Để bắt đầu trò chơi, người tham gia sẽ chia thành hai nhóm: một nhóm là những “dê” và nhóm còn lại là người “bắt dê”.


    Cách chơi vô cùng đơn giản nhưng lại rất hấp dẫn. Một người trong nhóm “bắt dê” sẽ bị bịt mắt và đứng tại một điểm cố định. Trong khi đó, các "dê" sẽ di chuyển tự do trong không gian chơi, cố gắng tránh xa người bị bịt mắt. Người bị bịt mắt sẽ phải dựa vào khả năng thính giác và cảm nhận của mình để tìm ra những "dê" đang lẩn khuất xung quanh. Trong suốt trò chơi, người bị bịt mắt sẽ cố gắng tìm và bắt được các "dê" bằng cách dùng tay chạm vào người đang chạy trốn.

    Để không bị bắt, các "dê" phải khéo léo, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt và biết cách phối hợp với nhau. Chúng sẽ vừa chạy, vừa tạo ra những âm thanh để đánh lừa người bị bịt mắt, đồng thời tận dụng sự hỗ trợ của nhau để tránh bị bắt. Nếu một “dê” bị bắt, họ sẽ phải đứng yên tại chỗ cho đến khi có bạn khác đến cứu bằng cách chạm vào người đã bị bắt, giúp họ trở lại tham gia trò chơi.


    Điều đặc biệt của trò chơi này là sự kết hợp giữa sự nhanh nhẹn và trí óc. Trẻ em tham gia không chỉ chạy nhảy, mà còn phải sử dụng các giác quan khác như thính giác, khả năng quan sát và phản xạ nhanh để nhận biết và dự đoán người bị bịt mắt đang ở đâu. Trong khi đó, những người chơi bị bịt mắt cũng phải sử dụng sự tập trung cao độ, lắng nghe các động tĩnh xung quanh để có thể bắt được đối phương. Trò chơi này vì thế không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giúp phát triển trí tuệ, khả năng suy đoán và phán đoán tình huống.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê còn đặc biệt ở chỗ nó giúp trẻ em rèn luyện tinh thần đoàn kết, hợp tác trong tập thể. Những "dê" sẽ phải biết phối hợp cùng nhau, hỗ trợ nhau trong việc di chuyển và tránh bị bắt. Các em học được cách lắng nghe và phản ứng kịp thời trong các tình huống khác nhau. Cùng với đó, khi một người bị bắt, các "dê" khác sẽ cố gắng cứu bạn mình, tạo nên không khí vui vẻ, đầy ắp tiếng cười và sự đoàn kết.


    Ngoài giá trị về thể chất và trí tuệ, trò chơi này còn mang lại niềm vui, sự gắn kết cho cộng đồng. Trong những dịp lễ hội, ngày Tết hay những buổi sinh hoạt tập thể, trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một trong những hoạt động được yêu thích nhất, thu hút đông đảo mọi người tham gia. Đây là dịp để các em, từ những đứa trẻ nhỏ cho đến người lớn, cùng quây quần, tạo dựng những kỷ niệm vui vẻ và thắt chặt tình cảm với nhau.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê cũng có ý nghĩa trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Dù xã hội ngày càng phát triển với sự xuất hiện của nhiều hình thức giải trí hiện đại, nhưng trò chơi này vẫn giữ được sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là đối với các em nhỏ. Đây là một cách tuyệt vời để các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những trò chơi dân gian, giúp trẻ em hiểu và trân trọng hơn các giá trị văn hóa của ông bà, cha mẹ.


    Với tất cả những yếu tố trên, trò chơi bịt mắt bắt dê không chỉ là một trò chơi đơn thuần mà còn là một phần không thể thiếu trong những hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em. Nó không chỉ giúp các em phát triển thể chất, trí tuệ mà còn rèn luyện tinh thần đoàn kết, sự khéo léo, nhanh nhẹn và khả năng giao tiếp trong cộng đồng. Trò chơi này sẽ luôn là một ký ức đẹp trong tuổi thơ của mỗi người, là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 8

    Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.


    Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.


    Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên. Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.


    Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 9

    Bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi dân gian giản dị nhưng luôn mang lại niềm vui bất tận cho trẻ em Việt Nam. Dù ngày nay có không ít trò chơi điện tử hấp dẫn, nhưng hình ảnh những đứa trẻ vui đùa cùng nhau trong trò chơi này vẫn luôn sống mãi trong ký ức mỗi người, như một phần không thể thiếu của tuổi thơ. Trò chơi này không chỉ đơn thuần là cuộc tranh tài giữa sự nhanh nhẹn và khéo léo mà còn là một cuộc chơi đan xen giữa sự đồng đội, sự kết nối và khả năng phán đoán của người tham gia.


    Trò chơi bắt đầu khi một nhóm người, thường là từ 6 đến 10 bạn, tập trung lại với nhau. Một người sẽ được chọn làm “kẻ bắt dê” và bị bịt mắt bằng một chiếc khăn hoặc vải đen, không thể nhìn thấy gì. Những người còn lại sẽ đóng vai “dê” và có nhiệm vụ tránh xa, không bị người “bắt dê” chạm vào. Mỗi người chơi sẽ phải dùng tất cả giác quan còn lại – chủ yếu là thính giác – để di chuyển, nghe ngóng và tránh bị bắt.


    Điều đặc biệt ở trò chơi này là sự kết hợp giữa thể lực và trí óc. Người bị bịt mắt phải tập trung cao độ vào âm thanh xung quanh, lắng nghe tiếng bước chân, tiếng động do những "con dê" tạo ra, để xác định hướng đi của họ. Họ sẽ phải dùng sự phán đoán, đôi khi còn phải "chạy theo cảm giác", để chạm tay vào đối phương. Nếu bắt được ai, người đó sẽ phải đứng yên, và một “con dê” khác sẽ thử cứu họ bằng cách chạm vào người đã bị bắt, mang lại sự tự do cho người bạn của mình.


    Trò chơi này không chỉ rèn luyện khả năng phán đoán và phản ứng nhanh mà còn khuyến khích tinh thần đoàn kết và làm việc nhóm. Các “dê” phải hỗ trợ nhau, làm sao để không ai bị bắt. Đôi khi, những "con dê" biết tạo ra những âm thanh đánh lừa người bắt, thay đổi chiến thuật và cả cách di chuyển để làm cho người bắt luôn bị rối loạn, không thể bắt được ai. Thật sự, trò chơi này là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự nhanh nhẹn, sự thông minh và khả năng làm việc nhóm.

    Bên cạnh đó, yếu tố thú vị nhất chính là không khí vui nhộn, hào hứng mà trò chơi tạo ra. Tiếng cười vang vọng khắp nơi mỗi khi một “con dê” bị bắt hay khi những người chơi cùng nhau sáng tạo ra chiến thuật để giúp đỡ nhau. Những tình huống bất ngờ, khi một “con dê” vừa thoát khỏi bàn tay của người bắt, luôn tạo ra những giây phút thót tim, khiến trò chơi trở nên kịch tính hơn bao giờ hết.


    Không chỉ là trò chơi giải trí, bịt mắt bắt dê còn mang đến những bài học quý giá. Trẻ em sẽ học được cách kiên nhẫn, quan sát và lắng nghe, rèn luyện sự tập trung và khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ. Trò chơi này cũng khơi dậy trong mỗi đứa trẻ tinh thần đoàn kết, biết sẻ chia và giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Đó là một cách để các em hiểu rằng trong cuộc sống, sự hỗ trợ, sẻ chia là vô cùng quan trọng.


    Hơn thế nữa, trò chơi bịt mắt bắt dê là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết Nguyên Đán hay những buổi sinh hoạt cộng đồng. Mỗi khi cùng nhau chơi trò này, các em không chỉ được vui chơi mà còn kết nối với bạn bè, gia đình và cộng đồng. Những tiếng cười giòn giã, những tình huống ngớ ngẩn khi “con dê” ngã vật ra vì bị bắt, hay những lần vẫy tay cứu bạn đều khiến cho không khí thêm phần ấm áp và gần gũi.


    Trò chơi này có một sức sống bền bỉ, không chỉ vì sự đơn giản, dễ chơi mà còn vì nó là một phần của văn hóa dân gian, là một sợi dây vô hình gắn kết các thế hệ. Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng hiện đại, người lớn bận rộn với công việc, trẻ em lại đắm chìm trong thế giới của công nghệ, thì trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn luôn mang lại một không gian vui vẻ, lành mạnh và là dịp để mọi người quây quần bên nhau.


    Từ những đứa trẻ nhỏ cho đến người lớn, tất cả đều có thể tham gia vào trò chơi này, bất kể tuổi tác hay giới tính. Điều quan trọng là mỗi người đều có thể tìm thấy niềm vui trong đó, qua những phút giây giản dị nhưng đầy ắp tiếng cười, tạo dựng những kỷ niệm không thể nào quên.


    Vậy đấy, trò chơi bịt mắt bắt dê, với sự hài hước và tinh thần đoàn kết, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Mặc dù thời gian có trôi đi, nhưng trò chơi dân gian này sẽ luôn giữ được sức hấp dẫn và có một vị trí đặc biệt trong lòng mỗi người, như một minh chứng cho vẻ đẹp của văn hóa truyền thống và sự kết nối không giới hạn của tình bạn, tình người.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê - mẫu 10

    Trong những trò chơi dân gian của người Việt, bịt mắt bắt dê không chỉ đơn thuần là một hoạt động vui chơi giải trí, mà còn là một phần gắn kết tình bạn, tình làng nghĩa xóm, đồng thời chứa đựng nhiều giá trị giáo dục sâu sắc. Trò chơi này là món quà tinh thần mà thế hệ trước trao lại cho thế hệ sau, để không chỉ mang đến tiếng cười mà còn giúp rèn luyện kỹ năng quan sát, phản ứng nhanh, khả năng hợp tác và tinh thần đồng đội.


    Bịt mắt bắt dê là trò chơi rất dễ chơi, nhưng để chơi tốt lại đòi hỏi sự khéo léo, nhạy bén và khả năng ứng phó nhanh nhạy với những tình huống bất ngờ. Trò chơi cần ít nhất 6 người, trong đó một người bị bịt mắt và một nhóm những người còn lại đóng vai những con dê. Người bị bịt mắt phải dựa vào thính giác và cảm giác để tìm kiếm các "con dê" đang di chuyển xung quanh mình, còn các "dê" phải di chuyển khéo léo, tránh xa người bị bịt mắt để không bị bắt.

    Mục đích của trò chơi là người bị bịt mắt phải dùng cảm nhận và sự nhanh nhạy để bắt được một trong những "con dê". Trong khi đó, các "con dê" phải cố gắng di chuyển thật linh hoạt và sử dụng những chiến thuật khác nhau để tránh bị bắt. Nếu một "con dê" bị bắt, họ sẽ đứng yên tại chỗ cho đến khi một "con dê" khác đến cứu, tạo nên sự tương tác, hợp tác trong suốt quá trình chơi.


    Điều đặc biệt ở trò chơi này là sự kết hợp tuyệt vời giữa vận động thể chất và trí tuệ. Người chơi bị bịt mắt phải sử dụng thính giác để phán đoán xem "con dê" đang ở đâu, sau đó tiến hành truy tìm và bắt cho được. Các "dê" cũng không đơn giản chỉ chạy lung tung mà phải có sự tính toán, tạo ra những động tác khéo léo, đánh lừa người bắt. Đó là bài học về sự kiên nhẫn, sự phán đoán sắc bén và khả năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Khi một “con dê” bị bắt, những người còn lại sẽ phải tìm cách cứu và bảo vệ bạn, qua đó rèn luyện tinh thần đồng đội.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê cũng mang lại một không gian giao tiếp thú vị, bởi lẽ nó giúp trẻ em học được cách tương tác, trao đổi thông qua những hành động và cảm nhận cơ thể. Thay vì sử dụng lời nói, các em sẽ phải thận trọng lắng nghe và phản ứng một cách linh hoạt trong môi trường không có sự hỗ trợ của mắt. Đây là một cơ hội để các em rèn luyện sự tập trung, sự kiên nhẫn và khả năng xử lý tình huống một cách nhanh chóng.


    Không chỉ vậy, trò chơi này còn mang tính giáo dục rất cao. Khi tham gia, trẻ em không chỉ học được kỹ năng vận động, mà còn phát triển khả năng làm việc nhóm, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi một "con dê" bị bắt, cả nhóm sẽ tạo ra những chiến lược cứu bạn mình, điều này giúp các em học được cách chia sẻ, hợp tác và quan tâm đến người khác. Đồng thời, trò chơi cũng giúp trẻ em hiểu rằng không phải lúc nào cũng có thể chiến thắng một cách dễ dàng, đôi khi phải chấp nhận thất bại và học cách đứng dậy từ đó.


    Bịt mắt bắt dê là một trò chơi mang đậm tính cộng đồng. Trong các dịp lễ hội, những buổi sinh hoạt tập thể hay những ngày nghỉ, trò chơi này trở thành cầu nối tuyệt vời để mọi người, dù là trẻ em hay người lớn, có thể gắn kết và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Hình ảnh những đứa trẻ cười đùa, những người bạn cùng nhau phối hợp giúp đỡ nhau trong trò chơi sẽ mãi là những ký ức đẹp về tình bạn, tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết.


    Trò chơi này còn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là khi thế giới hiện đại đang bị chi phối mạnh mẽ bởi công nghệ. Trò chơi bịt mắt bắt dê, đơn giản nhưng sâu sắc, không chỉ giúp các em vui chơi mà còn giúp bảo tồn những giá trị truyền thống, những khoảnh khắc vui vẻ và gần gũi. Trong khi nhiều trò chơi hiện đại chú trọng đến các yếu tố kỹ thuật số, thì bịt mắt bắt dê vẫn giữ được sức hút nhờ vào sự giao tiếp trực tiếp giữa người với người, nhờ vào cảm xúc, sự hòa nhịp và tinh thần đoàn kết.


    Ngày nay, khi xã hội phát triển, trẻ em có thể dễ dàng tìm thấy niềm vui trong các trò chơi điện tử, nhưng hình ảnh một nhóm bạn chơi bịt mắt bắt dê trong sân trường, dưới bóng cây cổ thụ vẫn sẽ mãi là một ký ức khó quên. Trò chơi này đã và đang dạy cho các em những bài học về tinh thần hợp tác, sự sáng tạo và khả năng xử lý tình huống, không phải qua các chương trình giảng dạy, mà qua chính những giờ phút vui chơi, giải trí.


    Trò chơi bịt mắt bắt dê, với những yếu tố tưởng chừng như đơn giản, lại ẩn chứa trong đó sự sâu sắc mà không phải trò chơi nào cũng có được. Nó không chỉ là một trò chơi, mà là phương thức giáo dục, là bài học về sự đồng cảm, tinh thần đoàn kết và khả năng vượt qua thử thách cùng bạn bè. Chính vì thế, bịt mắt bắt dê không bao giờ mất đi sức hấp dẫn và vẫn sẽ sống mãi trong trái tim của mỗi thế hệ, như một chứng nhân của nền văn hóa dân gian Việt Nam.

    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy