Top 13 Trò chơi dân gian gắn liền với ký ức tuổi thơ nhất

Kim Linh 5345 0 Báo lỗi

Tuổi thơ của bất cứ ai đều sẽ trải qua những trò chơi thời ấu thơ mang đầy kỉ niệm bên lũ bạn hàng xóm chăn trâu, cắt cỏ thuở nào, đặc biệt là những ngày ấu ... xem thêm...

  1. Thả diều là một trò chơi quen thuộc và mang bao ước mơ của lũ trẻ vùng quê yên bình, quanh năm thơm mùi lúa rạ. Những cánh diều đang bay trên bầu trời cao và xanh kia được lấy các nan tre làm sườn tựa hình thoi, giấy tập hay các loại giấy màu được phết keo rồi dán lên những thanh tre đó và có thể được nối thêm đuôi dài bằng giấy hay dây ni-lông nhiều màu sắc, khi gặp gió sẽ càng thêm phấp phới.


    Người khéo tay có thể làm thêm những ống sáo nhỏ gắn kèm vào thân diều, để khi lên cao sẽ phát ra tiếng kêu vang vọng cả một bầu trời. Diều được mắc vào một cuộn dây thật dài và chắc, sau đó thả ngược theo hướng gió lên bầu trời nhờ sự khéo léo điều khiển của người chơi.


    Cánh diều càng bay cao như mang ước mơ của lũ trẻ thêm phần xa hơn. Chúng mơ ước một chân trời mới, một tương lai sáng hơn. Và cánh diều kia chính là những gửi gắm của tuổi thơ ngây dành cho điều ấy.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet

  2. Trốn tìm là một trong những trò chơi dân gian được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn mang tính gắn kết người chơi với nhau.


    Đây là một trò chơi mà dù trẻ em ở thành thị hay nông thôn đều đã chơi qua trò này. Cả nhóm chơi oẳn tù xì và ai thua sẽ phải đứng xoay mặt vào cột, bịt mắt và đếm từ 0 đến một con số được nhóm quy định trước. Những người còn lại sẽ đi tìm bất kỳ một nơi nào cảm thấy kín đáo để trốn vào đó. Sau khi người kia đếm xong các số, người đếm đó sẽ đi tìm những người đang trốn đi và chú ý phải giữ vị trí cột vừa đứng không để những người đang trốn có cơ hội chạy ra vỗ tay vào cột đó. Nếu vỗ nhanh, người đếm phải bịt mặt và làm lại vòng khác.


    Đây là một trò chơi rất dễ và đòi hỏi vừa nhanh nhạy và phải vừa tinh ranh. Nếu nhớ lại nó, hãy rủ lũ bạn cùng chơi ngay nhé!

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  3. Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu.


    Nhảy dây quay là một trò chơi quen thuộc của lũ trẻ vùng quê chân chất. Cả trẻ nam và nữ đều rất thích chơi trò này. Bởi đây là một trò chơi có thể rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của thân thể của người chơi.


    Hai bạn sẽ đứng căng dây đối diện nhau và số người còn lại sẽ lần lượt nhảy qua dây theo độ quay phải đều tay của hai bạn đó theo mức căng ra từ thấp đến cao. Ai nhảy bị vướng dây sẽ vào quay thay cho một trong hai bạn đang đứng giữ dây. Trò chơi này rất vui nhộn và mang lại nhiều tiếng cười cho những người tham gia.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  4. Rồng rắn lên mây là trò chơi rất được những trẻ em nông thôn yêu thích, trong cho chơi có câu hỏi đồng dao rất hay “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, hỏi thầy thuốc có nhà hay không?”. Đây là một trò chơi càng đông càng vui.


    Một bạn trẻ bị làm thầy thuốc và đứng đối diện với những người xếp thành hàng làm rồng rắn. Các bạn làm rồng rắn túm lấy đuôi áo của nhau tạo thành một đường thẳng nối liền. Người đứng đầu thường được chọn phải là bạn to con nhất, khỏe nhất trong nhóm đó để có thể bảo vệ được những "đứa con" phía sau. Rồng rắn chạy đi chạy lại, lượn vòng vèo khắp nơi và đọc câu đồng dao quen thuộc: "Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, hỏi thầy thuốc có nhà hay không?".


    Thầy thuốc trả lời "Có" hay "Không" rồi đuổi bắt đoàn rồng rắn. Khi đó, đứa trẻ đứng đầu phải dang tay thật rộng ra để cản thầy thuốc. Thầy thuốc phải cố gắng tìm mọi cách để bắt bằng được trẻ cuối cùng trong đoàn rồng rắn đó. Nếu thầy thuốc bắt được bạn ở đuôi thì bạn đó sẽ bị loại. Trò chơi cứ vậy bắt đầu lại từ đầu đến khi đoàn rồng rắn bị ngắn dần đi. Có thể trong lúc chạy, rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã và tách khỏi nhau thì cũng bị thua nhé!

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  5. Đây là một trò chơi được các bé trai đặc biệt yêu thích. Chỉ cần vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa chỗ nào đó gọi là lỗ. Cách lỗ đó một đoạn vừa đủ xa thì kẻ thêm một vạch ngang làm điểm bắt đầu. Mỗi người chơi đều phải góp một số lượng bi bằng nhau, sau đó cho vào lỗ đã vẽ.


    Những người chơi lần lượt bắn viên bi cái đã giữ lại bắt đầu từ vạch thẳng đã vẽ về phía lỗ. Viên bi của ai dừng lại ở vị trí cách lỗ gần nhất nhưng không được phép nằm trong lỗ thì người đó được quyền dùng tay bắn bị lượt đầu tiên và cứ thế lần lượt bắn bi trong lỗ chạy ra ngoài thì được thu về cho đến người cuối cùng.


    Cũng có một kiểu chơi là kẻ vạch xuất phát và cứ thế bắn chạm bi vào nhau thì được ăn viên bi đó về. Cuối cùng, cả bọn sẽ đếm xem ai được nhiều bi nhất sẽ thắng.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  6. “Cây mốt, cây mai, cái trai, cái hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là một bài hát đồng dao mà các cô bé thường hát khi chơi chuyền. Đây là trò chơi mà các bé gái vô cùng yêu thích, mặc dù nhiều bé không chơi được. Trò chơi này cần dụng cụ là một quả bóng hình tròn (có thể được thay bằng một quả găng, quả cam nhỏ hoặc quả ổi xanh) có thể cầm vừa tay và 10 que tre được vót tròn giống như que đũa. Tay phải cầm quả rồi tung lên không trung và nhặt từng que rồi bắt quả ngay khi rơi xuống.


    Lặp đi lặp lại nếu quả rơi xuống đất thì mất lượt và chuyển sang bạn tiếp theo. Trò chơi này có 10 bàn cùng với 10 bài đồng dao cho từng bàn mà rất ít ai có thể thuộc được hết, may ra chỉ có các bà, các mẹ ngày xưa từng chơi nhiều mới nhớ. Mỗi bàn tính theo số lượng để nhặt que chuyền lên: bàn thứ nhất nhặt 1 que, bàn thứ 2 thì nhặt 2 que,... cho đến bàn thứ 10 là kết thúc.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  7. Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi trở lên thường là từ 2 đến 3 người và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.


    Ở bất cứ nơi đâu khi muốn bạn đều có thể chơi trò chơi ô ăn quan. Trò chơi được thiết kế với một bàn chơi được kẻ thành hình chữ nhật chia thành mười ô vuông đối xứng nhau 5 ô mỗi bên. Ở hai đầu của hình chữ nhật này kẻ hai hình vòng cung hướng ra phía bên ngoài được gọi là ô quan.


    Các ô hình vuông ở hai bên được gọi là ô dân. Từng người chơi đi theo lượt của mình và sẽ di chuyển dân theo cách lựa chọn để có thể "ăn" được càng nhiều dân và quan hơn bạn chơi càng tốt và sẽ thắng khi không còn đủ số lượng dân để chơi. Trò chơi này chỉ chơi được hai người với nhau thôi nhé!

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  8. Đây là một trò chơi càng đông càng vui. Cách chơi là có 2 bạn ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng ra và chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của bạn này phải chồng lên bàn chân của bạn kia sao cho thẳng đứng. Các bạn khác chơi nhảy qua hai hai bàn chân dựng thẳng đó rồi lại nhảy về.


    Sau đó một bạn lại chồng thêm một nắm tay lên ngón chân của bạn kia để làm nụ của hoa. Các bạn khác lại nhảy qua nhảy về sao cho không chạm vào nụ hoa ấy. Cứ thế xếp nụ hoa tiếp lên sau đó xòe cả bàn tay ra làm hoa để cho các bạn nhảy qua, bạn nào chạm phải thì bị loại. Đến khi tìm được người chiến thắng và thay đổi người trồng nụ trồng hoa khác.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  9. Những người chơi trò này phải ngồi xếp hàng bên nhau và duỗi thẳng chân ra. Một người trong hàng sẽ dùng tay đập nhẹ vào từng chân của mọi người và hát theo nhịp bài hát "Nu na nu nống" theo thứ tự từ chân đầu cho đến chân cuối. Khi từ cuối cùng của bài hát vang lên, các bạn trong hàng sẽ phải rút thật nhanh chân lại không để cho tay của người đang đập chạm vào.


    Chân nào bị chạm vào sẽ bị loại hoặc bị phạt theo quy luật đã đề ra. Bài đồng dao thường được cải biên, tuy nhiên quen thuộc nhất vẫn là đoạn hát: "Nu na nu nống, đánh trống phất cờ, mở cuộc thi đua, chân ai sạch sẽ, gót đỏ hồng hào, không bẩn tí nào, được vào đánh trống".

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  10. Kẻ 10 ô thành hình chữ nhật hoặc so le một ô rồi đến hai ô sau đó lại một ô... thẳng nhau. Người chơi chọn một viên gạch nhỏ của riêng mình và thả vào ô đầu tiên tránh thả vào dòng kẻ hoặc ra ngoài. Sau đó, nhảy đi qua khắp các ô và phải bỏ qua ô có viên gạch ấy. Người chơi nhảy một chân vào ô đơn và gắng giữ thật thăng bằng để nhảy bật đi tiếp. Không được dừng lại quá lâu.


    Khi nhảy tới hai ô sát nhau thì phải nhảy dang hai chân cho đứng giữa trong hai ô. Vòng về và đứng ở ô gần ô có gạch nhất, sau đó cúi lấy tay lấy viên gạch đó rồi nhảy ra khỏi vòng và tiếp tục nhảy mức tiếp theo. Khi đang di chuyển mà phạm quy thì người chơi phải dừng lại ngay và rồi để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa mới hoàn tất.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  11. Hồi còn nhỏ chắc bạn nào cũng đã từng chơi nhảy dây rồi. Chiều nào học về cũng rủ tụi bạn trong xóm ra ngõ chơi, dây thun thì đi tìm trong nhà xem có không rồi gom lại một đống để đan lại chơi. Dây thun có nhiều thì thắt đôi, ít thì thắt đơn xong rồi thì "kéo búa bao" chọn ra 2 đứa cầm hai đầu dây căng ra cho tụi còn lại nhảy qua.


    Lúc đầu thì để dây thấp rồi cứ sau mỗi lượt sẽ nâng dây cao lên, nếu có đứa nào vấp vào dây thì vào cầm dây thay cho 1 trong trong 2 đứa kia, cứ như thế đến tối thì về ăn cơm. Có lần mình nhảy bị vấp dây cắm mặt xuống đường đau phải biết nhưng mà vui, tuổi thơ chạy chơi mấy trò trầy da tróc vảy thế mà vui. Giờ đi dạo thấy bọn trẻ chơi nhảy dây là lại nhớ về những ngày đó, nhớ về đám bạn ngày xưa.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  12. “Cá sấu lên bờ” là một trong số những trò chơi ưa thích của tuổi thơ. Bởi vì trò chơi không cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ gì, có thế chơi ở hầu hết các không gian nên thường được trẻ chơi ngay trong lớp học.


    Lại một trò huyền thoại khi nhỏ mà chúng ta hay chơi, bị dí chạy té khói. Đúng như cái tên "Cá sấu lên bờ" thì cách chơi sẽ là chọn một đứa trong đám làm cá sấu có nhiệm vụ bắt mấy đứa khác nếu bắt được thì đứa bị bắt phải làm cá sấu.


    Tuy nhiên, cá sấu này không được lên bờ nên cứ tìm bờ mà phi lên là không sao cả, bờ có thể là bất cứ chỗ nào cao hơn mặt sân. Tìm bờ mà chạy lên rồi ngồi lêu lêu con cá sấu, nhìn cá sấu bất lực mà thấy thương thương.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
  13. Bịt mắt bắt dê là tên gọi thân thuộc của tuổi thơ nhiều bạn, cái tên này bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại với cách gọi “copper mosquito” nghĩa là “muỗi đồng”. Trong tiếng Anh, người ta thường dùng Blind-man's-buff để chỉ về trò chơi dân gian vui nhộn này.

    Bịt mắt bắt dê thích hợp cho mọi lứa tuổi đặc biệt là với trẻ con, do đó xuất hiện nhiều tại các vùng thôn quê Việt Nam, tại các hội làng cùng với kéo co, rồng rắn lên mây… Sự phổ biến của Bịt mắt bắt dê còn được thể hiện qua tranh Đông Hồ với màu sắc tươi sáng, đường nét nhí nhảnh. Để thích hợp cho nhiều người hơn, bịt mắt bắt dê đã có nhiều phiên bản, luật chơi khác nhau để tăng thêm phần thú vị.


    Đây có lẽ là trò mình chơi từ bé lên tới 12 còn chơi (lên 12 thì chơi trong ngày 26/3 trường tổ chức cho chơi). Lại tiếp tục chương trình tìm người không may làm người bị bịt mắt phải mò mẫm trong bóng tối để đi bắt dê.


    Trong khi bạn kia bị bịt mắt thì mấy bạn còn lại chạy xung quanh vỗ tay để người bị bịt mắt tìm bắt, ai bị bắt được thì vào thay để bạn bị bịt mắt xem như xong một lượt. Ai bị bịt mắt mà lén hé ra là bị phạt thêm 2 lượt nữa.

    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet
    Ảnh minh họa - nguồn: Internet



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy