Top 12 Trò chơi dân gian dịp Tết thú vị nhất

Nguyễn Xuân Quỳnh 3862 0 Báo lỗi

Từ xưa đến nay cứ mỗi dịp Tết đến xuân về trên khắp đất nước Việt Nam lại tổ chức các trò chơi dân gian vô cùng phong phú mang bản sắc riêng của từng địa ... xem thêm...

  1. Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít. Ngày Tết, trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi như đánh đáo rất hấp dẫn.


    Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném viên bi về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Viên bi nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn bi nữa thì hết ván...

    Đánh đáo
    Đánh đáo
    Trò chơi dân gian

  2. Vào những năm Tết ấm trời, có một số vùng quê tổ chức bắt vịt dưới ao, hồ. Bắt vịt trên bờ thì dễ, nhưng bắt vịt dưới hồ thì không phải đơn giản. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao (hồ) rộng hay hẹp.


    Người ta thả xuống ao (hồ) 2 con vịt to khỏe và lần lượt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt. Nếu ai bắt được vịt, thì con vịt sẽ thuộc sở hữu của người đó. Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi.

    Bắt vịt dưới ao
    Bắt vịt dưới ao
    Bắt vịt dưới ao
  3. Cùng trên một sân cỏ, sân hồ...người chơi quây xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và mỗi lượt chơi là 2 người vào sân chơi.


    Người ta bịt mắt 1 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo...

    Bịt mắt bắt dê
    Bịt mắt bắt dê
    Bịt mắt bắt dê
  4. Nhảy bao bố là một trò chơi cộng đồng đơn giản dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, rất phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng thế giới. Trước khi chơi, trọng tài điểm số người chơi để chia thành hai đội, mỗi đội có từ 5 đến 7 người, nếu nhiều người cùng chơi thì chia làm ba hay bốn đội có số người bằng nhau. Khi chơi, có bao nhiêu đội tham gia thì kẻ bấy nhiêu hàng dọc và kẻ hai vạch ranh giới ở hai đầu các hàng dọc, cách nhau khoảng 5m, một vạch là mốc xuất phát và một vạch làm điểm quay đầu.


    Trước khi chơi, mỗi đội được phát một bao bố loại 100 kg và xếp thành một hàng dọc trước ô hàng của đội hiệu, người tham gia trò chơi đứng đúng vạch quy định. Khi trọng tài thổi tiếng còi thứ nhất, báo hiệu cuộc chơi bắt đầu, những người đứng đầu ở các đội bước vào trong bao bố, hai tay giữ chặt miệng bao. Khi nghe tiếng còi thứ hai, thì bắt đầu nhảy, người chơi phải nhanh chân nhảy từng bước một đến vạch phía trước rồi quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng.


    Việc khó nhất khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng vì rất dễ bị vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua đối thủ. Đội nào về trước thì thắng cuộc.Trong cuộc chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, nhảy chưa đến vạch điểm quy định mà quay lại, nhảy chưa đến đích đã bỏ bao ra đều phạm luật và bị loại khỏi cuộc chơi.

    Thi Nhảy bao bố
    Thi nhảy bao bố
    Thi nhảy bao bố
  5. Trò chơi bịt mắt đánh trống là trò chơi dân gian góp phần rèn luyện khả năng định hướng trong không gian, sự nhạy cảm trong phán đoán… cho người chơi, tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, đoàn kết.


    Chọn ra 2 đội chơi mỗi đội từ 5 đến 7 người cả nam cả nữ đều được. Để trống trên 1 chiếc ghế hoặc bàn cách điểm xuất phát khoảng 10 mét, bịt mắt người chơi lại, khi có hiệu lệnh xuất phát thì người chơi bắt đầu di chuyển đến chỗ để trống đánh, đội nào có số người chơi đánh trúng trống nhiều hơn sẽ thắng.

    Chơi bịt mắt đánh trống
    Bịt mắt đánh trống
    Bịt mắt đánh trống
  6. Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết, dịp Hội. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên.


    Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những "miếng" riêng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương.

    Đấu vật
    Đấu vật
    Hội đấu vật
  7. Top 7

    Kéo co

    Là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.


    Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm 2 đội bằng nhau, dùng sợi dây thừng buộc mảnh vải đỏ ở giữa dây để làm ranh giới giữa hai đội chơi, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng.

    Chơi kéo co
    Chơi kéo co
    Trò chơi dân gian kéo co
  8. Với trò chơi bắt trạch trong chum, người ta đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó một con trạch.

    Khi trò chơi bắt đầu, từng đôi trai gái đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ôm nhau, còn tay kia thò vào chum bắt trạch. Cứ như vậy, cả hai choàng tay cho đến khi bắt được trạch. Trạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau.


    Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa các đôi, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng.

    Bắt trạch trong chum
    Bắt trạch trong chum
    Bắt trạch trong chum
  9. Từ trong Tết bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực) để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.


    Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân.

    Chơi đu
    Chơi đu
    Chơi đu
    Chơi đu
  10. Top 10

    Kéo co

    Là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.


    Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm 2 phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng.

    Kéo co
    Kéo co
    Kéo co
  11. Đập niêu đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát.


    Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ…

    Đập niêu đất
    Đập niêu đất
    Đập niêu đất
  12. Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí. 32 quân cờ chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu.Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Gặp buổi trời nắng, thì mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ, lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi.


    Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Cờ tướng, cờ bỏi cờ người thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng xuân mới.

    Chơi cờ tướng - cờ người
    Chơi cờ tướng - cờ người
    Chơi cờ tướng - cờ người



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy