Top 10 Căn bệnh gây đau đớn nhiều nhất cho con người

An Nhiên 1306 0 Báo lỗi

Đời người ai cũng phải trải qua bệnh tật không nặng thì nhẹ. Có những bệnh chỉ thoáng qua nhưng cũng có những bệnh kéo dài triền miên mà người bệnh phải sống ... xem thêm...

  1. Có lẽ ung thư là căn bệnh gây đau đớn nhiều nhất cho bênh nhân, nhất là vào giai đoạn cuối của bệnh. Ung thư thường phát triển âm thầm, ít gây triệu chứng hay gây đau ở giai đoạn mới phát. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, những loại ung thư thể loét thường biểu hiện rõ rệt và gây cảm giác đau đớn ở nhiều mức độ khác nhau. Ở giai đoạn này, người bệnh thường phải dùng đến thuốc giảm đau morphin để làm dịu bớt đi những cơn đau nhức nhối trong người.


    Một số nguyên nhân chính dẫn tới cảm giác đau trong ung thư:

    • Do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức xung quanh nó hoặc các tổ chức ở xa, khi đã có di căn.
    • Do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất gây ra những đau đớn.
    • Do các thủ thuật xét nghiệm: khi lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết…
    • Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một có quan hay bộ phận khác của cơ thể. Vì lý do này bệnh nhân đi khám và tình cờ phát hiện ra ung thư.

    Đau trong ung thư là một vấn đề rất quan trọng cần được kiểm soát. Đau đớn khiến cho người bệnh suy sụp, suy giảm chất lượng cuộc sống. Giảm sút cả về thể lực và tinh thần. Đau trong ung thư cũng ảnh hưởng tới cả kết quả điều trị bệnh. Kiểm soát đau trong ung thư là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

  2. Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như: dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những chất gây hại khỏi cơ thể. Áp xe gan là tình trạng tổn thương tại gan, lá gan bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, khi đó gan sẽ có biểu hiện sưng mủ và hình thành các lỗ nhỏ. Gan sưng to gây nên cảm giác căng tức, nặng và khó chịu ở vùng hạ sườn phải. Trên thực tế lâm sàng cho thấy có đến 50% bệnh nhân áp xe gan có dấu hiệu này

    Triệu chứng điển hình nữa của bệnh này là sốt, vàng da, gan lách có thể to kèm theo đau tức vùng gan, vùng dưới bờ sườn phải. Áp xe gan có thể do amip hoặc do vi khuẩn gây nên. Trong quá trình bệnh tiến triển, ổ áp xe có thể vỡ vào bụng, vào phổi, vào tim gây ra cơn đau quằn quại ở những vùng tương ứng như ngực và bụng.


    Áp xe gan không được chẩn đoán sớm có thể vỡ ra gây nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng hoặc vỡ ra rồi chảy vào phooit, màng tim hoặc gây viêm phúc mạc (viêm màng bụng) cực kỳ nguy hại đến tính mạng người bệnh.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  3. Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe, chỉ hiện tượng một hoặc nhiều nhánh mạch vành (mạch nuôi máu tim) bị tắc hoàn toàn do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu đông, khiến một vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ liên tục, trường hợp nghiêm trọng có thể gây hoại tử cấp tính. Hậu quả có thể dẫn đến tình trạng choáng tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.

    Cơn đau do nhồi máu cơ tim thường kéo dài 20 đến 30 phút. Khi có hiện tượng nhồi máu cơ tim, người bệnh có cảm giác sợ sệt, vã mồ hôi. Nguyên nhân gây lên bệnh là do cục máu đông làm bế tắc hoàn toàn một nhánh động mạch vành nuôi tim. Khi phát bệnh, người bệnh có cảm giác đau thắt như dao đâm ở vùng ngực, cơn đau có thể lan lên đến cổ, vai và lan xuống cánh tay.


    Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột nhưng cũng có thể khởi đầu chậm. Nhiều người thường nghĩ mọi cơn nhồi máu cơ tim đều đến thình lình và dữ dội, người bị nạn đột ngột đau đớn ôm ngực và gục ngã xuống. Thật ra, bên cạnh những trường hợp khởi phát bất ngờ và rầm rộ, có nhiều cơn nhồi máu cơ tim khởi đầu chậm, đau nhẹ, hoặc chỉ gây cảm giác khó chịu khiến người bệnh không nhận ra.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  4. Viêm loét dạ dày từ lâu đã là một trong những bệnh phổ biến nhất ở nước ta. Khi đời sống ngày càng phát triển, nhịp sống hối hả kèm với áp lực công việc khiến cho bệnh lý viêm dạ dày càng trở nên phổ biến. Như chúng ta có thể đã biết, trong dạ dày có chứa dịch vị, một loại axit rất mạnh, giúp phân cắt và tiêu hoá các loại thức ăn. Trong điều kiện bình thường, cơ thể chúng ta có nhiều cơ chế để bảo vệ dạ dày chống lại tác dụng bào mòn của dịch vị. Khi cơ chế bảo vệ này suy yếu hoặc khi cơ thể tiết ra quá nhiều dịch vị, chúng ta sẽ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày.


    Đặc điểm nổi bật của cơn đau trong bệnh này là đau ở vùng trên rốn, biểu hiện từ nhẹ đến nặng với cảm giác nóng rát, cảm giác đau tăng lên khi đói và khi ăn thức ăn chua, cay nóng. Trong trường hợp nặng, ổ loét bị thủng, người bệnh sẽ có cơn đau dữ dội như dao đâm ở vùng bụng. Cả khoang bụng có thể đau gồng lên, cứng như gỗ.


    Viêm loét dạ dày có thể bắt đầu bởi những cơn đau âm ỉ sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người còn cảm thấy đau nhiều vào ban đêm. Cơn đau từ âm ỉ dần trở nên dữ dội theo cấp độ nặng của bệnh. Người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn... Khi thấy những dấu hiệu kể trên bạn cần đi khám, nội soi dạ dày để bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để lâu các vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  5. Ruột thừa hay còn gọi là ruột tịt, là một phần của ống tiêu hóa nằm tại vị trí nối giữa ruột non và ruột già. Khi khỏe mạnh, ruột thừa thường mỏng, dài từ 5 - 10 cm. Ruột thừa không có vai trò tiêu hóa và hấp thu các chất như ruột non và ruột già. Vì nguyên nhân nào đó khiến ruột thừa bị viêm; hoặc có các khối u tại ruột thừa sẽ gây nên bệnh lý đau ruột thừa. Trong đó, viêm ruột thừa gây đau là trường hợp thường hay gặp nhất, chiếm 60 - 70% các ca cấp cứu.


    Khi có hiện tượng đau ở vùng bụng trên rốn, tiếp theo đau lan khắp bụng với mức độ từ nhẹ đến nặng, cuối cùng, điểm đau chuyển dần xuống vùng hố chậu phải là bạn cần nghĩ ngay đến hiện tượng đau ruột thừa. Mức độ đau sẽ tăng lên mỗi khi bệnh nhân ho hoặc ấn vào điểm đau.


    Viêm ruột thừa có thể xảy ra dưới mọi độ tuổi và giới tính, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh thông qua các cơn đau bụng. Đau ruột thừa cần được phát hiện sớm để có các biện pháp điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm trong ổ bụng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  6. Đau đầu migraine là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Đặc điểm của cơn đau nửa đầu là đau theo nhịp mạch. Cường độ cơn đau thay đổi từ nhẹ, thoáng qua cho đến đau dữ dội. Đôi khi xuất hiện đau nửa đầu bên phải hoặc có thể là đau nửa đầu bên trái, đau cả hai bên đầu hoặc luân chuyển bên này bên kia theo chu kỳ. Cơn đau nửa đầu migraine có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc cũng có khi lên đến 2-3 ngày. Đối tượng bị bệnh thường gặp là phụ nữ từ 30 - 45 tuổi.

    Bệnh đau nửa đầu Migraine thường chuyển từ mức độ đau trung bình đến đau dữ dội. Kèm theo là hiện tượng nôn ói. Bệnh thường kéo dài một đến ba ngày khiến cho người bệnh có cảm giác luôn sợ hãi, đặc biệt là sợ tiếng động và sợ ánh sáng. Cơn đau lúc đầu tập trung ở một nửa đầu, sau đó lan tiếp sang nửa đầu bên kia.


    Với các đặc điểm và triệu chứng lâm sàng nêu trên, bệnh đau đầu migraine dễ chẩn đoán nhưng thường bị nhầm lẫn với bệnh đau đầu do căng thẳng, thiếu máu não, hoặc rối loạn tiền đình,... Vì vậy, khiến cho việc điều trị kém hiệu quả, bệnh dễ tái phát và nặng hơn, khó điều trị.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  7. Tăng nhãn áp (bệnh cườm nước) là một bệnh mắt thường gặp. Do tăng áp lực nhãn cầu nên người bệnh nhìn mờ và đau đầu. Nếu áp lực nhãn cầu cao kéo dài sẽ chèn ép làm tổn thương thần kinh thị giác phía sau và có thể gây mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây tăng nhãn áp, do đó sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo bệnh sinh.


    Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp là một cơn đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội. Cơn đau này có thể gọi là "Đau như búa bổ" vào đầu. Dân gian thường gọi nó là là cơn đau “Thiên đầu thống”. Kèm với triệu chứng đau có thể còn kèm theo hiện tượng nôn ói và hiện tượng mờ mắt (thoáng qua), Người bệnh cũng sợ cả ánh sáng và tiếng ồn.


    Tăng nhãn áp là bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ thị lực. Nếu bạn lớn tuổi, có bệnh đái tháo đường hoặc có các triệu chứng bất thường về mắt như nhìn mờ, xốn cộm, đau đầu, đau sau hốc mắt, bạn nên đi kiểm tra mắt để các bác sĩ đo nhãn áp và kịp thời phát hiện bệnh nếu có. Với những phương pháp điều trị thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, khi phát hiện bệnh sớm thì bệnh sẽ được điều trị khỏi và phục hồi lại thị lực bình thường.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  8. Một trong những căn bệnh gây đau khó chịu nhất là đau do sỏi thận, hiện tượng đau xảy ra khi sỏi bị kẹt ở đài bể thận hoặc kẹt ở ống niệu quản. Người bệnh sẽ đau rất dữ dội, vùng thận đau tức đến mức muốn mổ phanh nó ra. Người bệnh chỉ biết nhẹ nhàng ôm lấy bụng, không dám lăn lộn nhiều, vì càng lặn lôn nó sẽ càng đau do bị kích thích. Viên sỏi càng to thì mức độ đau càng dữ dội. Thông thường, bác sĩ phải dùng thuốc giảm co thắt để làm dịu cơn đau.


    Có thể hình dung đường tiết niệu như một hệ thống dẫn nước. Nước từ thận, sẽ đi qua niệu quản xuống dưới bàng quang, sau đó đi qua niệu đạo ra ngoài. Khi bạn có sỏi ở thận đồng nghĩa với việc viên sỏi cũng có thể di chuyển theo hành trình như ở trên, vị trí nào sỏi ở lại cũng có thể gây ra cơn đau.


    Mặt khác, khi viên sỏi cọ sát vào niêm mạc ống thận, gây tổn thương, gây viêm thì sẽ gây đau. Khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản (nối giữa thận, bàng quang) có đường kính rất hẹp trung bình chỉ khoảng 5mm cũng sẽ gây co thắt niệu quản và gây đau.

    Không phải các cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra đều giống nhau. Nếu viên sỏi của bạn ở thận, viên sỏi nhỏ thì chỉ cảm thấy căng tức nhẹ vùng hông, thắt lưng. Trong trường hợp viên sỏi kích thước lớn, ngoài việc căng tức hông, thắt lưng thường xuyên, bạn còn cảm giác đau nhói mỗi khi làm việc nặng hoặc thay đổi tư thế.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  9. Viêm tụy cấp là một trong những nhiễm độc tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, xảy ra sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm đặc biệt là sau những lần uống rượu bia.


    Người bị bệnh sẽ xuất hiện cơn đau bụng dữ dội ở vị trí trên rốn, vùng thượng vị dưới mũi kiếm xương ức, có khi ¼ phần bên phải hay trái. Cơn đau có thể “ập tới” sau khi bạn có một bữa ăn đầy dầu mỡ, chất đạm và rượu, bia. Cơn đau đến đột ngột và nhanh chóng, mức độ tăng dần, có thể kéo dài vài giờ. Vị trí đau dần lan rộng ra sau lưng và lên ngực. Bất kỳ các hoạt động nào cũng có thể tăng cơ đau kể cả ho, cử động, hay hít thở sâu. 70% người bệnh bị nôn mửa kịch liệt sau cơn đau bụng. Tình trạng nôn dai dẳng, kéo dài, khó cầm, nôn ra dịch mật, có thể nôn ra máu. Nôn mửa nhiều khiến cơ thể mất nước, mất chất điện giải.


    Tình trạng này là do bội nhiễm diễn ra sau 5 - 7 ngày. Bệnh diễn biến nặng dẫn đến xuất huyết hoại tử, biến chứng sang các triệu chứng toàn thân như hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, chướng bụng. Ngoài ra nếu xuất huyết nội tạng sẽ có vết bầm quanh rốn hoặc vùng hông. Ngoài ra bệnh còn đi kèm với các biểu hiện: mạch nhanh, khó thở, sốt, mệt mỏi, bụng chướng, vàng da, mất nước, hạ huyết áp. Nặng có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan, thận và tim. Trường hợp xuất huyết trong tụy có thể gây sốc và tử vong.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  10. Viêm tủy răng là tình trạng vùng tủy và các mô quanh chân răng bị viêm nhiễm. Đây là bệnh lý phổ biến nhưng đa số bệnh nhân đều không thể phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu, do bệnh phát triển rất thầm lặng và nhẹ nhàng, không có dấu hiệu đáng ngờ nào. Nhưng nếu để bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, có nhiều trường hợp khi phát hiện đã ở giai đoạn chết tủy không thể cứu vãn.


    Mức độ đau do viêm tủy răng cũng không kém gì các trạng thái đau khác, có thể đau từ trung bình đến dữ dội, khiến bệnh nhân rất khó chịu, thậm chí phải ôm mặt và gào khóc khi cơn đau ập đến.


    Giai đoạn viêm tủy răng hoại tử, những cơn đau không còn nữa thay vào đó là tình trạng không còn cảm giác do tủy đã chết. Các dịch tủy bị hoại tử sẽ theo các lỗ ở chóp răng chảy ra ngoài gây nên cảm giác khó chịu, mùi hôi cho người bệnh. Đặc biệt, những dịch này có thể dẫn theo vi khuẩn làm lây lan, viêm nhiễm tới các vùng mô mềm quanh răng, gây nên những tổn thương cho chân răng, gây viêm xương, thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dẫn tới mất răng.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy