Top 10 Cách hay nhất giúp học sinh học tập tiến bộ
Trong một lớp học không phải em học sinh nào cũng ngoan và học giỏi. Người ta nói "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", nên sẽ có nhiều em phá phách, chưa ngoan ... xem thêm...ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy cô và các bạn khác. Vậy quý thầy cô hãy tham khảo những tuyệt chiêu hay dưới đây để giáo dục giúp các em tiến bộ, có ý thức học tập hơn nhé!
-
Tổ chức cho các em lao động, chẳng hạn như vệ sinh trường lớp: Hình thức này áp dụng cho đối tượng học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ sở vật chất của trường,... Học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra.
Thông qua các buổi lao động sẽ giúp các em biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp. Hơn hết, các em học sinh sẽ ý thức được việc bảo vệ cảnh quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình. Ngoài ra các thầy cô có thể áp dụng hình thức kỷ luật: yêu cầu các em học sinh trồng cây xanh, cây thuốc nam để các em nhận thức được việc bảo vệ cây cối.
-
Sách là sản phẩm sáng tạo bằng trí tuệ và tâm hồn của con người, là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục mà còn rèn luyện nhân cách con người. Đọc sách giúp ta mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi lĩnh vực. Từ những điều bổ ích mà việc đọc sách mang lại, hoạt động này cũng là một trong những cách giúp học sinh tiến bộ hơn.
Giáo viên đưa ra hình thức kỷ luật với các em lười học như là yêu cầu các em đến thư viện để đọc tìm đọc những cuốn sách mà giáo viên yêu cầu. Trong khoảng thời gian một tuần các em phải chia sẻ hiểu biết, những điều học được từ những cuốn sách ấy cho các bạn trong lớp vào giờ sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt lớp. Tuy nhiên khả năng hiểu biết của từng em khác nhau, nên để làm được điều này giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và cần lựa chọn những cuốn sách phù hợp với trình độ từng em học sinh.
-
Để việc quản lí lớp sinh động và thoải mái hơn cho các bé, giáo viên có thể sử dụng hình thức hộp thư vui để xây dựng trẻ. Việc sử dụng hộp thư vui còn là phương tiện hữu hiệu để những bé ngại nói, hay nhút nhát có thể trình bày ý kiến của mình thay vì nói trước lớp. Thêm vào đó, hộp thư này cũng giúp giáo viên dễ dàng tổng hợp ý kiến của trẻ và lưu giữ chúng.
Giáo viên nên thiết kế hộp thư vui gồm khen thưởng những bạn học tốt, ngoan ngoãn vào hộp thư góp ý những bạn còn nghịch ngợm, lười học. Cuối tuần tổng hợp vào tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên cũng nên có những lời tuyên dương học sinh ngoan và phê bình những em còn chưa nghiêm túc, để động viên, khích lệ và giúp đỡ các em tiến bộ hơn.
-
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi nhận được phần thưởng sau thời gian làm việc vất vả. Khi giảng dạy các bé, nếu bạn cảm thấy các bé lười nhác và không muốn bắt đầu khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, hãy hướng bé đến những suy nghĩ về lợi ích mà bản thân nhận được sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu. Khen thưởng chính là cách tạo ra động lực giúp các bé học sinh phấn đấu để tiến bộ hơn đấy.
Đây là tuyệt chiêu nhằm tuyên dương, khích lệ các em học sinh tốt, ngoan ngoãn. Đồng thời, việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay những học sinh vô kỉ luật trong lớp. Vì vậy, giáo viên hãy tìm cơ hội để khen ngợi các em khi nhận thấy những em học sinh có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng các hình thức khen thưởng nhé.
-
Chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục. Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau, song, dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Chính vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình.
Mối quan hệ liên kết giữa giáo viên, phụ huynh rất quan trọng. Thầy cô không thể theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Mà ngược lại giáo viên nên phối hợp với phụ huynh của các em. Khi thấy các em chưa ngoan ngoãn, nghiêm túc giáo viên có thể gọi điện trao đổi với phụ huynh, khi thấy các em tiến bộ giáo viên cũng nên thông báo với phụ huynh để động viên, khích lệ con em.
-
Tăng cường tham gia hoạt động "vừa học vừa chơi" là một cách học tập không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh, có hai đặc điểm cơ bản sau:
- Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học, đó là nội dung chính của bài học.
- Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa học sinh các nhóm.
Quan trọng hơn vẫn là sau mỗi trò chơi học sinh càng ham thích hoạt động, tự tin ở bản thân, mạnh dạn khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, tinh thần đồng đội, đoàn kết, sự quan tâm giữa những thành viên trong lớp
Thông qua các hoạt động giáo viên có thể giúp các em khắc sâu nội dung bài học hơn. Chẳng hạn, trong trò chơi môn Toán thì tìm ra bạn tính nhanh nhất, bạn tính cẩn thận nhất,... Hoặc trong môn Tiếng Việt thì khen bạn có giọng đọc truyền cảm nhất, bạn có vốn từ ngữ phong phú nhất,… Biện pháp này cũng giúp học sinh tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác để từ đó bản thân các em tự tiến bộ.
-
Giáo viên không nên quá coi trọng các hình thức xử phạt, bởi mục đích cuối cùng của việc xử phạt là giúp các em tiến bộ. Nên giáo viên phải đưa ra các hình thức xử phạt hợp lý:
- "Dừng" học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân: Những học sinh hay mắc sai phạm thường không có thời gian yên tĩnh để suy nghĩ về việc mình làm.
- Chẳng hạn lớp có học sinh đánh nhau với bạn. Giáo viên có thể cho em tạm dừng việc học, ngồi yên lặng một mình để giảm căng thẳng và viết ra giấy câu trả lời một số câu hỏi của cô giáo như: Em đã là gì? Có thể giải quyết chuyện đó theo cách nào khác không?
- Viết bản tự kiểm điểm để các em nhận ra lỗi của mình.
- Tước bỏ đặc quyền: Khi học sinh ngoan sẽ được tham gia những hoạt động mà các em yêu thích. Khi các em mắc lỗi những đặc quyền đó sẽ bị hủy bỏ cho đến khi em tiến bộ hơn.
- Các em nghịch phá, năng động rất sợ hình thức xử phạt này. Bởi lẽ với các em không gì khổ sở hơn việc phải ngồi im nhìn các bạn mình chơi đùa. Vì thế các em sẽ cố gắng để không phạm lỗi nữa.
-
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết tiết chế cảm xúc của mình, không nên quá cố chấp, áp đặt mà luôn lắng nghe từ phía học sinh, phụ huynh để tìm ra cách giải quyết khi gặp các vấn đề liên quan. Trẻ con cũng có những ý kiến của riêng chúng và luôn mong muốn được người lớn chấp thuận. Lắng nghe chia sẻ của trẻ chính là cách hữu hiệu để giáo viên đặt mình vào vị trí người học.
Trong quá trình giảng dạy cho bé, giáo viên nên học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Những ý kiến này chính là quan điểm cá nhân, bộc lộ cái tôi của trẻ và góp phần tạo sự nhẹ nhàng dễ chịu khi bé học. Việc đặt mình vào vị trí người học còn giúp giáo viên tránh được thái độ độc đoán và cứng nhắc, tránh những mâu thuẫn không đáng có giữa giáo viên và học sinh. Và kết quả cuối cùng chính là bạn sẽ giúp các bé hoàn thiện bản thân và học tập tiến bộ hơn.
-
Hàng tuần, hàng tháng giáo phải có kế hoạch điều tra thông qua ban cán sự lớp và thông qua phụ huynh. Việc điều tra nhằm mục đích phát hiện những em học sinh chưa ngoan, những em có tiến bộ, những em có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời tuyên dương, động viên cũng như có các hình thức xử phạt và giúp đỡ các em khi cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tốt.
Việc điều tra này có thể kết hợp cùng các buổi sinh hoạt lớp hàng tuần. Trước giờ sinh hoạt lớp (có thể là một buổi hay một ngày) tùy theo tình hình và khả năng tổng hợp của giáo viên nên có cuộc họp Ban cán sự lớp trước. Buổi họp này rất quan trọng và cần thiết để GVCN nắm tình hình đã thực hiện được và đã diễn ra trong tuần; chia sẻ những khó khăn trước với các cán sự lớp, thống nhất cách thức giải quyết những vướng mắc, thống nhất những định hướng, cách thức khắc phục và hướng phát triển cho tuần học sau.
-
Học tập là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, trẻ có thể gặp phải những khó khăn, thất bại. Giáo viên hãy nhớ rằng đừng cố thúc ép con trẻ, chỉ trích khi chúng vẫn còn chút lo lắng, bồn chồn hay phạt trẻ khi chúng sợ hãi. Việc làm này có thể khiến bé cảm thấy chán ghét và không muốn cố gắng nữa. Bên cạnh đó, việc nhận xét đánh giá các bé cũng nên lựa chọn hình thức phù hợp.
Nếu cứ luôn phê bình, chỉ trích học sinh trước mặt các bạn khác có thể các em sẽ mất tự tin vào bản thân, khiến tâm lý tự ti, sợ sệt. Vì vậy, giáo viên có thể gặp riêng và nhắc nhở các em để các em cùng tiến bộ. Tuy nhiên, nếu đã nhắc nhở riêng nhiều lần vẫn tái phạm thì phải đưa ra cảnh cáo trước lớp, có hình thức xử phạt thích đáng.
Vi Võ 2016-12-30 04:11:37
Bài viết đã được chọn làm video youtube Toplist.vn. Cám ơn tác giả !