Top 10 Cách ngăn chặn Covid-19 trong ký túc xá, trường học

Yến Nhi 188 0 Báo lỗi

Bệnh viêm phổi cấp Corona đang là một vấn đề lớn của cả thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Việc trẻ mầm non, ... xem thêm...


  1. Trẻ em mầm non, học sinh, cha mẹ có trách nhiệm theo dõi tình hình sức khỏe của con em ở nhà, có trách nhiệm đo nhiệt độ. Nếu bị sốt, ho thì cần chủ động cho trẻ nghỉ học, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị và tiến hành xét nghiệm nếu cần thiết.


    Đối với học sinh, sinh viên cần phải biết theo dõi tình hình sức khỏe của mình. Nếu có những triệu chứng bất thường cần phải đo nhiệt độ, chủ động báo cho nhà trường và theo dõi tại nhà, đồng thời đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiến hành điều trị. Nếu có triệu chứng xấu nhanh chóng thì nên liên hệ với đường dây nóng của Bộ Y tế để được xét nghiệm và cách ly kịp thời để tránh lây lan bệnh cho người khác.


    Giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường, người lao động làm việc tại ký túc xá cần phải biết bảo vệ bản thân mình bằng những biện pháp phòng tránh. Ký túc xá là nơi có nhiều người ở, vì thế cần có những biện pháp phòng tránh đúng đắn là điều vô cùng cần thiết. Hãy đo nhiệt độ cơ thể, theo dõi sức khỏe ở nhà nếu có những triệu chứng bất thường. Chủ động thông báo cho nhà trường và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Không nên đến trường, ký túc xá nếu trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.


    Nhà trường nên yêu cầu cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, các biểu hiện của con mình trước khi đến trường và thông tin ngay cho nhà trường khi học sinh có các biểu hiện bất thường

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa


  2. Học sinh, sinh viên sau khi quay trở lại trường học, nhà trường cần phải chủ động có những biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người trong nhà trường. Nhà trường nên trang bị đủ nước uống hợp vệ sinh. Sinh viên, học sinh nếu cần thiết thì mang nước theo để uống và hạn chế sử dụng chung với người khác. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường đối với những trường nội trú. Bố trí xà phòng và nước rửa tay sạch sẽ tại chỗ rửa tay.


    Nên mở cửa sổ các lớp, tăng cường thông thoáng. Nên sử dụng máy quạt, hạn chế sử dụng máy điều hòa. Nhà trường nên dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, cần đảm bảo môi trường trường học an toàn, vệ sinh khử khuẩn trường học, giám sát chặt chẽ sức khỏe học sinh để học sinh không phải đeo khẩu trang y tế tại trường học.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  3. Trong tình hình hiện tại, nhà trường chỉ nên tổ chức những hoạt động cần thiết như học tập, hạn chế các hoạt động có đông người như tham quan, dã ngoại, học thêm,...Bố trí giờ giải lao và tan học xen kẽ giữa các lớp để tránh các em tụ tập đông đúc. Giáo viên hằng ngày lên lớp cần hỏi han tình hình sức khỏe của các học sinh. Với trẻ trẻ mầm non, cần hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ. Nếu có các triệu chứng bất thường, giáo viên cần đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.


    Trong thời gian học, khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Hỗ trợ cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn học sinh cách ly tạm thời đúng cách.

    Khi giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế của nhà trường có trách nhiệm thông báo cho trạm y tế gần nhất, cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn cho cán bộ nhà trường có những biện pháp phòng vệ cho bản thân và người khác. Nhà trường nên bố trí thêm nhân viên đón và giao trẻ mầm non tại cổng trường, không cho cha mẹ vào trường để đón. Ký túc xá cũng hạn chế những người không có nhiệm vụ ra vào.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  4. Các phương tiện đưa đón học sinh nội trú và trẻ mầm non cần khử trùng sạch sẽ. Có thể sử dụng các chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung dịch diệt khuẩn có chứa Clo hoặc cồn. Cần thực hiện trước khi các em trở lại trường và sau khi đưa đón xong. Các phương tiện đưa đón học sinh cần khử khuẩn 2 lần/ngày sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.


    Sau giờ học, cần tiến hành lau chùi nền nhà, bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ chơi và các đồ dùng trong phòng học sạch sẽ. Lau chùi cả các tay vịn cửa, cầu thang, nút bấm thang máy,...

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  5. Nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, mọi cá nhân tại ký túc xá cần phải có ý thức cao trong sinh hoạt hằng ngày của mình để bảo vệ sức của của mình cũng như của người khác. Cần phải quét dọn, lau sạch sàn nhà, vệ sinh phòng ngủ hàng ngày, thường xuyên lau chùi các vật dụng trong phòng. Nên mở cửa sổ để phòng được thông thoáng. Thường xuyên đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng tránh dịch bệnh trong thời gian này.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  6. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết rằng, virus corona sẽ bị suy yếu và giảm khả năng lây nhiễm ở nhiệt độ cao, nhất là từ 25 độ C trở lên. Ngoài ra thì ánh sáng mặt trời mạnh cũng có thể giúp tiêu diệt loại virus này một cách hiệu quả. Đây là một điều đáng mừng cho Việt Nam bởi nước ta là một nước có khí hậu nóng ẩm và nhiều nắng, vì thế có thể phần nào hạn chế được sự lây lan của virus. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc virus không thể lay lan mà vẫn có nguy cơ lây bệnh. Bạn nên mở cửa cho phòng thoáng khí, đón ánh nắng vào nhà và hạn chế mở máy lạnh dưới 25 độ C nếu không cần thiết nhé.


    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  7. Những chỗ đông người là nơi dễ tiếp xúc với người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nhất. Tuy virus này không dễ dàng lây qua đường tiếp xúc thông thường, nhưng nếu bạn có tiếp xúc với người bệnh thì chắc chắn các virus này sẽ dính trên quần áo của bạn. Vì thế, học sinh sinh viên hoặc cán bộ viên chức sau khi đi học, đi làm về thì cần phải thay và giặt quần áo ngay là vô cùng cần thiết. Nó không những giúp bảo vệ bạn mà còn bảo vệ những thành viên khác trong gia đình.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  8. Những bề mặt tiếp xúc như cầu thang máy, cầu thang bộ có thể là nơi bám của virus khi bị dính phải các hạt nhỏ li ti do người bệnh hắt hơi hoặc ho. Vì thế cần hạn chế tiếp xúc với những nơi này, nếu có tiếp xúc thì nơi sử dụng găng tay hoặc khăn giấy để tự bảo vệ mình. Hạn chế nói chuyện nơi đông người trừ những trường hợp bất khả kháng. Có thể sử dụng khẩu trang y tế trong quá trình di chuyển nói chuyện để phòng tránh.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  9. Rác là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, đặc biệt là ở những nơi đông người như trường học, ký túc xá. Cần để các thùng chứa rác và phân loại rác để các em có thể bỏ rác đúng nơi quy định. Sau một ngày cần phải thu gom rác lại và đổ rác đúng nơi quy định sẽ giúp cho không khí trong lành và hạn chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn gây hại.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  10. Bên cạnh những biện pháp phòng tránh thì bạn cũng cần phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống của mình để đem lại hiệu quả cao trong thời gian dịch bệnh. Uống nhiều nước, ăn nhiều loại rau củ để nâng cao chất đề kháng cho cơ thể. Đồng thời rửa tay thường xuyên kết hợp với xà phòng để tay được sạch sẽ. Nên học cách rửa tay đúng cách để diệt được các vi khuẩn ở tay sau một ngày tiếp xúc và làm việc.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy