Top 6 Nguyên nhân khó thở hậu COVID-19 và cách điều trị

Hoàng Thanh 16 0 Báo lỗi

Người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mệt mỏi, khó thở kéo dài, thở gấp, hụt hơi khi gắng sức. Triệu chứng hụt hơi hậu Covid-19 có thể tự hết sau một ... xem thêm...

  1. Theo các chuyên gia, có 3 nhóm người nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19. Cụ thể:

    • Người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch…
    • Người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm Covid-19
    • Người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cơ bản
    Khám hậu Covid rất quan trọng
    Khám hậu Covid rất quan trọng
    Nếu có triệu chứng hụt hơi kéo dài hãy đến với bác sĩ để được khám và khắc phục
    Nếu có triệu chứng hụt hơi kéo dài hãy đến với bác sĩ để được khám và khắc phục

  2. Triệu chứng hụt hơi khó thở sau Covid-19 là gì?

    Tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 thể hiện khá rõ ở một số tình huống như người bệnh không nói tiếp trọn câu vì hụt hơi, khó khăn khi làm việc gắng sức hay khi đi bộ nhanh, thậm chí bị hụt hơi kể cả khi chỉ leo vài bước cầu thang, tim đập nhanh hơn, hơi thở đứt quãng, hụt hơi có thể kèm theo tức ngực, người bệnh không hát lên được tông giọng cao như khi chưa bị Covid-19,…

    Hụt hơi hậu Covid ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh
    Hụt hơi hậu Covid ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh
    Không nên coi thường tình trạng hụt hơi kéo dài
    Không nên coi thường tình trạng hụt hơi kéo dài
  3. Theo các chuyên gia, không phải bất cứ bệnh nhân nào bị hụt hơi hay khó thở sau khi khỏi Covid-19 đều cần đi khám. Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ gặp phải triệu chứng này trong vòng 2 đến 3 tuần. Sau đó, bệnh nhân hoàn toàn bình phục và có thể hoạt động sinh hoạt bình thường trở lại.


    Tuy nhiên, với những trường hợp dưới đây, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ tư vấn và xử trí kịp thời:

    • Người bệnh đã thực hiện các biện pháp để cải thiện tình trạng khó thở hụt hơi như uống thuốc điều trị, tập thở, tập phục hồi chức năng hô hấp,… nhưng triệu chứng khó thở vẫn không thuyên giảm.
    • Hiện tượng hụt hơi kéo dài trên 3 đến 4 tuần, không có xu hướng thuyên giảm, giảm khả năng lao động của người bệnh và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
    • Tình trạng hụt hơi, khó thở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, thì cần được tái khám và can thiệp sớm nhất có thể.
    • Đối với những trường hợp lớn tuổi, có bệnh nền và từng phải thở oxy kéo dài, thở máy,… trong thời gian điều trị bệnh, thì việc tái khám là điều rất cần thiết. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên tái khám ít nhất là 1 lần trong thời gian từ 1 đến 3 tháng sau khi đã khỏi Covid-19.
    Hụt hơi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
    Hụt hơi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
    Bất kỳ ai cũng có thể bị hụt hơi sau Covid
    Bất kỳ ai cũng có thể bị hụt hơi sau Covid
  4. Thứ nhất, tiêm vắc xin để phòng nhiễm bệnh. Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất phải làm.

    Thứ hai, nếu không may bị nhiễm bệnh, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý, phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.


    Theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong những dấu hiệu bất thường như khó thở, thở hụt hơi hoặc ở trẻ em có dấu hiệu bất thường, như:

    • Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít
    • Nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút
    • SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút
    • Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)
    • Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả…

    Khi gặp các biểu hiện bất thường nói trên, hãy thông báo với cơ sở quản lý người mắc Covid-19, trạm y tế xã/phường hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử lý cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

    Thứ ba, khi gặp bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ. Việc phát hiện sớm các di chứng, biến chứng hoặc bệnh lý mắc phải sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra kịp thời và hiệu quả hơn.

    Bác sĩ đang hướng dẫn bệnh nhân tập thở
    Bác sĩ đang hướng dẫn bệnh nhân tập thở
    Bị khó thở, hụt hơi do Covid-19 nên đi khám để được điều trị
    Bị khó thở, hụt hơi do Covid-19 nên đi khám để được điều trị
  5. Lấy hơi ngược

    • Biểu hiện: Vai nhướn, ngực phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như chơi thể thao, bạn bị đuối dẫn đến hơi thở gấp gáp. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi ở ngực gây hụt hơi. Vì ngực của bạn có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc, do đó các cơ này không thể co dãn rộng và lớn được. Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó hơi sẽ thoát ra rất nhanh.
    • Cách khắc phục: Cơ hoành ở bụng sẽ giúp ta có thể lấy hơi dày và nén hơi được lâu ở đây. Do đó, việc tập lấy hơi ở bụng rất quan trọng. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “xì” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen khi nói hoặc hát, bạn sẽ có một giọng nói đầy nội lực nếu thành thạo việc lấy hơi này.

    Cổ hạ thấp thanh quản

    • Biểu hiện: Khản tiếng, hụt hơi, âm thanh phát ra ồm ồm, the thé nghe rền vang, cảm giác hơi thở đi ra nhiều hơn và mệt hơn.
    • Cách khắc phục: Giữ thanh quản thật thoải mái, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn, vì thế hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như bạn đang nói chuyện vậy.
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
    Tập thở trong yoga để cải thiện tình trạng hụt hơi thở
    Tập thở trong yoga để cải thiện tình trạng hụt hơi thở
  6. Nếu bị hụt hơi, bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các món ăn nhiều dưỡng chất này:

    • Cháo sâm khương
    • Cháo sâm táo
    • Cháo kỳ quy
    • Canh đương quy, thịt dê
    • Trứng gà xào hẹ
    • Chè nấm trùng thảo
    • Trà nấm trùng thảo, táo đỏ, kỷ tử
    • Canh bó xôi gan heo
    Một số phương pháp kết hợp:
    • Xoa bóp, cứu ấm: Mỗi ngày tự xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ gáy để giúp giảm bớt cơn hồi hộp, căng thẳng, làm dịu thần kinh. Nhờ người nhà dùng tay xoa, day ấn nhẹ nhàng hoặc dùng máy sấy, sấy ấm vào vùng lưng trên, khu vực giữa hai xương bả vai.
    • Hít thở, vận động: Thực hiện việc hít thở sâu ít nhất một lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút. Hít vào ngực nở, bụng căng; thở ra bụng xẹp hết cỡ. Kết hợp vận động toàn thân từ cường độ nhẹ và tăng dần lên, lắng nghe cơ thể, không nên tập quá sức.
    • Uống thuốc: Bổ sung thêm một số thuốc Đông y thành phẩm như cao, siro, hoàn bổ phổi, ưu tiên dạng nước; thuốc bổ trung ích khí, bát trân...
    • Nghe nhạc: Nghe các bản nhạc có âm điệu cao vút bi tráng, réo rắt hùng vĩ sẽ giúp cơ thể có cảm giác hưng phấn trong sự an bình, giảm mệt mỏi.
    Các vị thuốc giúp bổ khí huyết như sâm Hoa Kỳ, cam thảo, đương quy, kỷ tử
    Các vị thuốc giúp bổ khí huyết như sâm Hoa Kỳ, cam thảo, đương quy, kỷ tử
    Chè ngũ đậu nấm trùng thảo
    Chè ngũ đậu nấm trùng thảo




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy