Top 8 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Bùi Thị Phương Thảo 15 0 Báo lỗi

Sự rối loạn kinh nguyệt có thể ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi rối loạn tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết, tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là ... xem thêm...

  1. Top 1

    Rối loạn kinh nguyệt là gì?

    Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 - 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.


    Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.


    Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

    Rối loạn kinh nguyệt là gì?
    Rối loạn kinh nguyệt là gì?
    Rối loạn kinh nguyệt là gì?

  2. Top 2

    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

    Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệt.


    Rong kinh, rong huyết
    Rong kinh, rong huyết là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là chị em lúc mới dậy thì và chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh.

    Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thông thường ở người đang trong giai đoạn hành kinh, mà có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa khác. Bao gồm: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng,… Hay các căn bệnh ác tính như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,...


    Thống kinh
    Thống kinh là tình trạng chị em bị đau bụng khi đang hành kinh. Vì đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến, nên nhiều chị em thường xem là điều bình thường. Tuy nhiên, thống kinh cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của chị em như: u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,...

    Thiểu kinh

    Lượng máu mà chị em mất đi sau mỗi kỳ hành kinh thường dao động trung bình từ 50 đến 150ml. Như vậy, nếu chị em chỉ mất máu trong 2 ngày và lượng máu nhỏ hơn 20ml, thì chị em đang gặp phải tình trạng thiểu kinh.
    Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn và lượng máu mất đi quá ít là nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.

    Cường kinh

    Ngược lại với thiểu kinh, thì thường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.

    Vô kinh

    Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Trong đó:

    • Vô kinh nguyên phát: Có nhiều trường hợp chị em phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ phận sinh dục bị dị dạng: không có tử cung, hoặc không có bộ phận sinh dục.
    • Vô kinh thứ phát: Xảy ra ở chị em đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh trong vòng 3 tháng. Chủ yếu là do chị em nạo phá thai quá nhiều lần hoặc băng huyết quá nhiều sau khi sinh,..
    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
  3. Top 3

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

    Mất cân bằng nội tiết tố
    Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất.


    Tăng hoặc giảm cân
    Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh. Hầu hết phụ nữ giảm cân đều bị kinh nguyệt thất thường, còn đôi khi phụ nữ tăng cân cũng bị tình trạng này.


    Rối loạn ăn uống
    Một số rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.


    Tập thể dục quá nhiều
    Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên - những người tập thể dục rất nhiều - thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.


    Rối loạn tuyến giáp
    Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.


    Cho con bú
    Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.


    Dậy thì
    Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.


    Hội chứng buồng trứng đa nang
    Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và rậm lông.


    Trước khi mãn kinh
    Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.


    Căng thẳng
    Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress,... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

    Hội chứng buồng trứng đa nang  - một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
    Hội chứng buồng trứng đa nang - một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
    Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
  4. Top 4

    Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

    Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có!

    • Thiếu máu: Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
    • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” ( viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,...).
    • Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.
    • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
    • Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,... Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
    • Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,... sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.
    Rối loạn kinh nguyệt có thể gây vô sinh
    Rối loạn kinh nguyệt có thể gây vô sinh
    Rối loạn kinh nguyệt - Dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
  5. Top 5

    Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

    Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bạn sĩ nếu có rối loạn kinh nguyệt để có chẩn đoán xác định, loại trừ bệnh lý thực thể phải điều trị tại bệnh viện. Còn những rối loạn kinh nguyệt cơ năng, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều trị và theo dõi tại nhà. Sau đây là 1 số gợi ý đơn giản để cải thiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cơ năng này:

    • Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
      Các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
    • Giữ tâm lý thật thoải mái
      Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
    • Sử dụng thuốc tránh thai
      Lời khuyên cho bạn là không nên lạm dụng thuốc quá nhiều. Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, các chị em nên tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.
    • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
      Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!
    • Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường,...

    Ngoài ra, nếu các triệu chứng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị để phục hồi sức khỏe!

    Sử dụng thuốc tránh thai giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt nhưng không nên lạm dụng và phải được bác sĩ kê đơn
    Sử dụng thuốc tránh thai giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt nhưng không nên lạm dụng và phải được bác sĩ kê đơn
    Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
  6. Top 6

    Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt

    Để đưa ra chẩn đoán, trước hết bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thăm khám sức khỏe, bao gồm khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap. Bạn sẽ phải thông báo cho bác sĩ biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy trong mỗi đợt hành kinh và các triệu chứng khác gặp phải.


    Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu, từ đó đánh giá cơ quan sinh sản và xác định xem cổ tử cung hoặc âm đạo có bị viêm hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư hoặc các tình trạng bệnh cơ bản khác.


    Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như:

    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm nội tiết tố (hormone)
    • Siêu âm
    • Siêu âm qua đường âm đạo có truyền nước muối (hysterosonography)
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
    • Nội soi buồng tử cung (hysteroscopy)
    • Nội soi ổ bụng
    • Sinh thiết nội mạc tử cung
    • Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (dilation and curettage – D&C)
    Xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư
    Xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư
    Xét nghiệm sinh thiết nội mạc tử cung để chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
  7. Top 7

    Giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt

    Sau đây là một vài lời khuyên giúp giảm bớt khả năng bị rối loạn kinh nguyệt mà bạn nên áp dụng thử:

      • Cố gắng duy trì lối sống lành bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, vừa phải cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
      • Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.
      • Thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng.
      • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ.
      • Thay băng vệ sinh sau khoảng 4–6 giờ để tránh nhiễm trùng và hội chứng sốc độc tố.
      • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ.
      Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt
      Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt
      Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ
    • Top 8

      Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?

      Bên cạnh việc đi khám và điều trị bằng thuốc, chị em cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi khi vào ngày “đèn đỏ” phụ nữ thường nhạy cảm, mệt mỏi, khó chịu. Chính vì vậy bạn nên dùng những thực phẩm phù hợp để bồi bổ lại cơ thể, bao gồm:


      Ngải cứu

      • Trong Đông y đây được xem là cây “thần dược” giúp chị em điều hòa kinh nguyệt vô cùng hiệu quả. Ngải cứu có vị đắng, tính cay ẩm có khả năng chữa được nhiều bệnh như ổn định khí huyết, đau bụng kinh,…
      • Cách làm: sử dụng 10g ngải cứu khô rửa sạch, đem đi sắc với 200ml nước. Đun đến khi còn 100ml thì tắt bếp , bỏ ra lấy nước uống 2 lần/ngày. Chú ý với người rối loạn kinh nguyệt lâu dài thì cần tăng số lượng ngải cứu gấp đôi và uống 4 lần/ngày.
      • Thực hiện ngay ngày đầu của kỳ kinh bạn sẽ thấy kinh nguyệt đều đặn hơn, máu kinh đỏ hơn và đỡ mệt mỏi hơn.

      Tinh bột nghệ

      • Ngoài việc sử dụng tinh bột nghệ với công dụng làm đẹp thì nó còn là thực phẩm có khả năng cân bằng nội tiết hoàn hảo, giúp lưu thông máu trong tử cung. Đặc biệt, trong ngày hành kinh dùng nghệ còn hạn chế tình trạng đau bụng, và rối loạn.
      • Cách làm: pha khoảng 2 - 3 thìa tinh bột nghệ với sữa tươi uống mỗi ngày.

      Quế

      • Với tính ẩm, nóng trong Đông y quế được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc chữa tình trạng rối loạn kinh nguyệt của nữ giới. Nó có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu và điều tiết chu kỳ kinh khá hiệu quả.
      • Cách làm: pha quế với nước nóng để uống mỗi khi lên cơn đau bụng hành kinh. Hoặc chế biến quế với các món ăn khác nhau.

      Đu đủ xanh

      • Đây được xem là thực phẩm hàng đầu cho người bị rối loạn kinh nguyệt. Bởi trong đu đủ xanh chứa chất papain - chất gây co thắt tử cung và điều tiết lượng máu lưu thông đến tử cung tốt hơn.

      Nước ép rau mùi

      • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rau mùi là một chất kích thích tự nhiên, rất tốt cho việc giảm đau bụng kinh và điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ” theo đúng quỹ đạo.
      • Cách làm: lấy rau mùi đem rửa sạch rồi cho máy ép lấy nước. Mỗi ngày uống khoảng 75ml nước ép.

      Rau củ quả

      • Chị em bị rối loạn kinh nguyệt cần bổ sung các loại rau củ chứa nhiều sắt và khoáng chất như súp lơ, cà rốt, bí đỏ,…
      • Đồng thời ưu tiên các loại trái cây chứa estrogen như quả chà là, dưa leo,… Đây đều là những thực phẩm đem lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều ở nữ giới.
      Ngải cứu -
      Ngải cứu - "thần dược" điều hòa kinh nguyệt
      Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy