Top 8 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rong kinh

Bùi Thị Phương Thảo 77 0 Báo lỗi

Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của phái đẹp. Nếu không kịp thời điều trị, ... xem thêm...

  1. Rong kinh (có tên tiếng Anh là Menorrhagia) là hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc kéo dài hơn so với một chu kỳ bình thường. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 28-32 ngày, thời gian hành kinh là 3-5 ngày. Lượng máu kinh nguyệt khoảng 50-80ml chính là lớp niêm mạc tử cung bong ra. Tiếp đó, hình thành lớp niêm mạc tử cung mới cho chu kỳ tiếp theo.

    Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu kinh hơn 80ml được xem là rong kinh. Để đánh giá lượng máu kinh vào mỗi chu kỳ là nhiều hay ít, chị em có thể dựa trên số lượng và số lần thay băng vệ sinh. Nếu phải thay băng vệ sinh liên tục hàng giờ hoặc sử dụng trên hai băng vệ sinh cùng lúc, điều đó chứng tỏ lượng máu kinh đang ra nhiều bất thường.


    Bên cạnh đó, tình trạng máu kinh ra nhiều vào ban đêm hoặc máu đông thành cục lớn cũng là dấu hiệu của hiện tượng này. Rong kinh kéo dài có thể làm chị em thiếu máu, mệt mỏi và xanh xao. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục, dễ gây các bệnh lý phụ khoa và gây vô sinh ở phụ nữ.

    Rong kinh là gì?
    Rong kinh là gì?
    Rong kinh là gì?

  2. Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan đến hormone, các bệnh lý khác hoặc đôi khi là do căng thẳng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:


    Mất cân bằng hormone

    Sự cân bằng giữa hormone Estrogen và Progesterone ở phụ nữ sẽ giúp điều chỉnh sự tích tụ ở niêm mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có một loại hormone nào thiếu hụt gây mất cân bằng, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức, dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều.

    Những nguyên nhân có thể làm mấy cân bằng hormone ở phụ nữ gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh lý tuyến giáp, tình trạng béo phì, kháng insulin…


    Rối loạn chức năng buồng trứng

    Nếu trứng không rụng vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ không thể sản xuất ra hormone Progesterone như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường làm mất cân bằng hormone, hệ quả là rong kinh.


    Một số nguyên nhân khác như:

    • U xơ tử cung: Những khối u xơ tử cung lành tính cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.
    • Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể gây đau đớn và chảy máu, khiến người bệnh thấy lượng máu vào chu kỳ ra nhiều hơn.
    • Polyp tử cung: Polyp lành tính, kích thước nhỏ nằm trên niêm mạc tử cung có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.
    • Đặt vòng tránh thai: Rong kinh cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp của phương pháp đặt vòng tránh thai để ngăn ngừa việc mang thai.
    • Liên quan đến thai kỳ: Sảy thai (thai nhi tử vong trong tử cung) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể gây tình trạng chảy máu bất thường.
    • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết… có thể gây nên tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài.
    • Các bệnh lý khác: Tình trạng rối loạn đông máu di truyền như bệnh Von Willebrand có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến rong kinh.
    Nguyên nhân gây rong kinh
    Nguyên nhân gây rong kinh
    Nguyên nhân gây rong kinh
  3. Khi lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá lâu mà không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến các hệ lụy sau:

      • Rong kinh kéo dài sẽ khiến phái đẹp bị mất máu nhiều, dẫn đến bệnh thiếu máu. Khi bị thiếu máu, chị em sẽ thấy khó thở, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống…
      • Đau bụng dữ dội: Bên cạnh lượng máu kinh nhiều, chị em có thể cảm thấy đau bụng dữ dội (triệu chứng giống đau bụng kinh). Một vài trường hợp hiện tượng chuột rút có liên quan đến rong kinh.
      • Tình trạng ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung, lên vòi trứng gây viêm phần phụ hay thậm chí là gây vô sinh sau này;
      • Ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu hay thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt;
      • Rong kinh còn là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,... Nếu không được điều trị sớm thì các căn bệnh này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
      Rong kinh có nguy hiểm không?
      Rong kinh có nguy hiểm không?
      Rong kinh có nguy hiểm không?
    • Điều chỉnh lối sống khoa học

      Chế độ sinh hoạt là một trong những cách cải thiện tình trạng rong kinh hữu hiệu. Chị em cần:

      • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh những hoạt động và vận động mạnh;
      • Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress;
      • Ngủ nghỉ đúng giờ và đủ giấc;
      • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay bằng vệ sinh mới đều đặn.

      Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
      Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cũng như nạp thêm năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Chị em cần lưu ý:

      • Bổ sung thêm trái cây và rau củ xanh vào thực đơn hàng ngày để ổn định đường huyết trong máu, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng;
      • Ăn thêm cá biển hoặc cá giàu chất béo để giúp giảm đau, giảm viêm;
      • Tăng cường thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu;
      • Nên ăn thêm ngũ cốc bởi chúng chứa ít glycemic sẽ giúp cân bằng nội tiết tố;
      • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê;
      • Không ăn những món cay, nóng như nhiều ớt, tiêu.

      Thăm khám với bác sĩ phụ khoa
      Đi khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng nhất khi phát hiện bị rong kinh. Thông qua thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn cách xử trí hiệu quả nhất, giải quyết triệt để tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

      Bị rong kinh phải làm sao?
      Bị rong kinh phải làm sao?
      Bị rong kinh phải làm sao?
    • Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân rong kinh, cần khai thác thông tin tiền sử bệnh lý (bản thân và gia đình), khám thực thể và xét nghiệm máu trong trường hợp nghi ngờ thiếu máu.


      Tiếp đó, chị em có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để tăng thêm độ chính xác của kết quả chẩn đoán. Những xét nghiệm đó là:

      • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh trong tử cung, buồng trứng và xương chậu;
      • Xét nghiệm PAP: Lấy mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, tế bào ung thư hoặc mầm mống của ung thư;
      • Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy mẫu mô ở nội mạc tử cung để kiểm tra sự hiện diện của ung thư.
      • Soi ổ bụng: Rạch một đường nhỏ để quan sát ổ bụng.
      • Soi tử cung: Dùng ống soi có gắn camera ghi hình để quan sát tử cung.
      • Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Đưa chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để quan sát tử cung trên phim X-quang.
      Chẩn đoán rong kinh
      Chẩn đoán rong kinh
      Chẩn đoán rong kinh
    • Phương pháp điều trị rong kinh sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: nguyên nhân và nguyện vọng sinh con của chị em phụ nữ.

      Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh. Có thể là thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bổ sung hormone Progesterone hoặc thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu. Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.


      Các thủ thuật điều trị có thể là nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung (bao gồm cả tử cung và cổ tử cung)… Tuy nhiên, hạn chế của những thủ thuật này là có thể gây vô sinh, do đó chỉ được áp dụng cho trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.


      Tình trạng ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Do đó, khi nghi ngờ bị bệnh, chị em nên đến ngay cơ sở y tế có đơn vị Sản Phụ khoa uy tín để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

      Cách điều trị rong kinh
      Cách điều trị rong kinh
      Cách điều trị rong kinh
    • Trường hợp 1: Rong kinh nguyên nhân do sinh lý

      Rong kinh sinh lý (hay còn được gọi là rong kinh cơ năng) thường xuất hiện vào những thời điểm đặc biệt như giai đoạn đầu tuổi dậy thì, giai đoạn sau sinh nở hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Ở các thời kỳ này, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới đều đang có sự biến đổi mạnh mẽ, kết hợp cùng với những thay đổi về sinh lý dẫn tới mất cân bằng chức năng hoạt động của hệ thống cơ quan sinh sản. Bởi vậy sẽ không khó hiểu khi hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều, số ngày trong chu kỳ dài ngắn thất thường… xảy ra.


      Không chỉ vậy, tình trạng rong kinh còn có thể xảy ra do nữ giới sử dụng, uống thuốc tránh thai và nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp, thời điểm sau khi làm thủ thuật phá thai hoặc bị sảy thai, áp lực căng thẳng kéo dài trong công việc, thói quen trong lối sống thiếu khoa học...


      Trường hợp rong kinh cơ năng có thể tự hết nếu các cơ quan hoạt động ổn định trở lại, thường trong vòng từ vài tháng cho đến vài năm tùy theo từng giai đoạn cũng như cơ địa, thói quen sinh hoạt của mỗi người. Mặc dù vậy, nếu muốn biết chính xác hơn về tình trạng hiện tại của mình thì tốt nhất nữ giới vẫn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được kiểm tra và tư vấn. Bên cạnh đó là xây dựng một lối sống phù hợp và khoa học để hạn chế được sự khó chịu trong cơ thể mỗi khi rong kinh xuất hiện.


      Trường hợp 2: Rong kinh xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý

      Ngoài nguyên nhân sinh lý kể trên thì rong kinh do nguyên nhân từ bệnh lý (nguyên nhân thực thể) cũng khá thường gặp, nhưng lại không phải ai cũng biết được điều này dẫn đến chủ quan trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Thông thường, ở trường hợp này rong kinh hình thành do tử cung hoặc buồng trứng đang gặp phải các vấn đề. Có thể kể đến bao gồm: Polyp tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng… Hoặc một số bệnh lý khác như suy tuyến giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mãn tính… cũng có thể là nguyên nhân.


      Chính vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn rong kinh có tự hết không thì trường hợp rong kinh do bệnh lý hoàn toàn không có khả năng tự khỏi nếu để nguyên mà không được can thiệp điều trị. Nguy hiểm hơn, nếu để các bệnh lý kéo dài thì còn có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng khó lường đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của người bệnh. Để có hướng giải quyết triệt để và hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân cụ thể là vô cùng quan trọng, do đó người bệnh không nên chần chừ mà thay vào đó cần phải đến gặp bác sĩ kịp thời càng sớm càng tố

      Rong kinh có tự hết không?
      Rong kinh có tự hết không?
      Rong kinh có tự hết không?
      Rong kinh có tự hết không?
    • Chữa rong kinh bằng quế

      Quế là 1 loại nguyên liệu phổ biến được thêm vào nhiều món ăn. Quế có tác dụng loại bỏ tạp chất, cải thiện lưu thông máu. Tăng tuần hoàn máu, giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Các bạn có thể áp dụng cách chữa rong kinh bằng quế như sau:

      • Pha 1 thìa cà phê bột quế với nước lạnh . Uống ngày 3 lần . Nó sẽ giúp bạn giảm bớt lượng máu mất đi do hiện tượng rong kinh
      • Bạn cũng có thể mua gói trà quế uống thay nước hàng ngày. Nó cũng có hiệu quả tương tự cách trên. Bạn có thể thêm chút mật ong để tăng hương vị.
      • Với các cách chữa rong kinh bằng quế các bạn nên áp dụng 1 tuần trước ngày hành kinh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

      Chữa rong kinh bằng gừng
      Gừng là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình . Theo Đông y, gừng có tác dụng lên tỳ, vị, kinh phế, đại tràng, thận. Giúp chống lạnh, làm ấm, thông lạch, hồi dương. Gừng được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có rong kinh.

      Để giúp chữa rong kinh hiệu quả bằng gừng, các chị em chỉ cần thêm gừng vào món ăn hàng ngày. Hoặc sử dụng gừng để pha trà và uống 4 lần/ngày trước chu kỳ kinh nguyệt để tăng thêm hiệu quả.


      Chữa rong kinh kéo dài tại nhà bằng cây ích mẫu

      Cây ích mẫu là một loại thảo dược chứa nhiều hoạt chất có lợi cho tử cung, tim mạch, huyết áp,… và có công dụng kháng viêm. Trong y học cổ truyền, loại cây này cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa rong kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
      Hướng dẫn các bước điều trị rong kinh bằng cây ích mẫu:

      • Bạn có thể sử dụng ích mẫu kết hợp với các vị thuốc khác như ngải cứu, bạch đồng nữ và hương phụ (mỗi loại thảo dược khoảng 12g).
      • Sau khi rửa sạch, bạn sắc chúng với nước và dùng để uống 2 lần/ngày. Đây là một cách chữa rong kinh tại nhà đơn giản mà hiệu quả chị em có thể tham khảo.

      Rau dền

      Đây là một loại rau quen thuộc thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Rau dền có tính lạnh và có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị bệnh về thận, điều hòa kinh nguyệt, chữa lỵ.
      Các bước thực hiện cách chữa rong kinh với rau dền:

      • Bạn có thể chế biến rau dền thành các món ăn hàng ngày
      • Hoặc đun rau dền rồi chắt lấy nước uống để chữa rong kinh rất hiệu quả.
      Các bài thuốc dân gian chữa rong kinh
      Các bài thuốc dân gian chữa rong kinh
      Các bài thuốc dân gian chữa rong kinh




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy