Top 6 Cách điều trị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Bùi Thị Phương Thảo 45 0 Báo lỗi

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hay còn có tên gọi là bệnh Kissing, là một bệnh lý do nhiễm virus. Loại virus này truyền qua nước bọt, do đó bạn có thể lây ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là gì?

    Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là nhóm các triệu chứng gây ra bởi virus Epstein-Barr (EBV). Virus này chủ yếu lây lan qua nước bọt từ miệng của người đã bị nhiễm bệnh hoặc khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hôn nhau, ăn uống chung, bệnh không thể lây nhiễm qua máu.


    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn không quá dễ lây lan, loại virus này có khả năng lây từ người này qua người khác kém hơn bệnh cúm thông thường. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều nhất tới thanh niên trẻ và vị thành niên. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể nhiễm bệnh, tuy không biểu hiện nhiều triệu chứng.


    Nếu bạn có không may mắc bệnh, điều cần quan tâm là phòng ngừa biến chứng xảy ra. Ngoài ra, việc điều trị cũng tương đối đơn giản, với nghỉ ngơi và bù đủ dịch cho cơ thể.

    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là gì?
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là gì?
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là gì?

  2. Top 2

    Các biểu hiện của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    Khi nhiễm bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, thông thường khoảng 4-8 tuần các triệu chứng sẽ xuất hiện, như:

    • Sốt, đau họng
    • Dấu hiệu nhiễm độc như mệt mỏi, chán ăn, đau cơ ở giai đoạn đầu
    • Hạch to nhưng không dính, đau nhẹ, không hóa mủ
    • Người bệnh có lách to
    • Phát ban dạng dát sẩn hoặc ban chấm xuất huyết
    • Virus gây viêm họng xuất tiết, viêm amidan, viêm lợi và chấm xuất huyết ở vòm miệng
    • Tổn thương hệ thần kinh trung ương như liệt dây thần kinh VII ngoại vi, tổn thương phổi gây ho, khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp
    • Nhịp tim nhanh, loạn nhịp
    • Viêm gan; suy thận do viêm thận kẽ

    Virus có thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, ở trẻ em thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn. Các triệu chứng như đau họng hay sốt thường giảm đi sau vài tuần. Tuy nhiên, mệt mỏi, lách to có thể xuất hiện và kéo dài lâu hơn. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào như trên, bạn có thể bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Khi các triệu chứng không biến mất sau 1 đến 2 tuần, hãy đi khám bác sĩ.

    Các biểu hiện của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Các biểu hiện của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Các biểu hiện của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  3. Top 3

    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

    Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Có thể kể đến các biến chứng dưới đây.


    Lách to
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn làm lách to ra. Ở những trường hợp nặng, lách có thể vỡ, gây ra một cơn đau nhói dữ dội ở vùng bụng trái. Nếu bạn có cảm nhận cơn đau như vậy, hãy gọi cấp cứu ngay. Tình trạng này có thể rất nguy hiểm và cần được mổ cấp cứu.


    Các biến chứng tại gan
    Có thể xuất hiện một số vấn đề tại gan như

    • Viêm gan có thể xuất hiện trong bệnh cảnh này
    • Vàng da, vàng mắt

    Các biến chứng ít gặp hơn
    Một số biến chứng hiếm gặp có thể xảy ra như:

    • Thiếu máu
    • Giảm số lượng tiểu cầu
    • Biến chứng tim: Cơ tim có thể bị viêm, tình trạng này được gọi là viêm nội tâm mạc
    • Biến chứng thần kinh: Viêm màng não, viêm não và hội chứng Guillain-Barre có thể xuất hiện
    • Sưng amiđan: Nếu amiđan sưng quá lớn có thể gây khó thở

    Đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, Epstein-Barr virus có thể gây ra bệnh lý rất nghiêm trọng. Những đối tượng suy giảm miễn dịch có thể kể đến như nhiễm HIV/AIDS, hay người được ghép tạng và dùng thuốc ức chế miễn dịch.

    Biến chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Biến chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Biến chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Biến chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  4. Top 4

    Chẩn đoán bệnh như thế nào?

    Chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

    Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu điển hình bao gồm:

    • Viêm họng dị ứng: có thể nặng, đau đớn, toát mồ hôi và có thể giống viêm họng do Streptococcus
    • Sốt: thường sốt cao vào buổi chiều hoặc chập tối, với nhiệt độ khoảng 39,5 độ C và có thể đạt đến 40,5 độ C
    • Hạch to: thường có tính đối xứng và liên quan đến bất kỳ nhóm hạch nào, đặc biệt là chuỗi hạch cổ trước sau
    • Co giật
    • Gan to nhẹ và gõ đau
    • Phù quanh hốc mắt và vòm miệng
    • Ít khi nổi sẩn
    • Lách to: xảy ra trong khoảng 50% trường hợp

    Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng

    Các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định trong chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn bao gồm:

    • Xét nghiệm kháng thể heterophile: được đo bằng các test ngưng kết khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có ở 50% bệnh nhân mắc bệnh ít hơn 5 năm có các kháng thể heterophile, và khoảng 80-90% thanh thiếu niên và người lớn có bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể heterophile có thể dương tính giả ở một số bệnh nhân nhiễm HIV cấp tính, hiệu giá và sự xuất hiện của các kháng thể tăng trong tuần thứ 2 và thứ 3 của bệnh. Do đó, nếu chẩn đoán nghi ngờ nhưng xét nghiệm kháng thể heterophile âm tính cần lặp lại xét nghiệm sau 7-10 ngày.
    • Xét nghiệm huyết thanh học EBV: sự có mặt của các kháng thể IgM đối với kháng nguyên bề mặt virus cho thấy có nhiễm EBV nguyên phát, nhưng những kháng thể này tồn tại suốt đời. Các kháng thể kháng nhân EBV phát triển sau đó, trong nhiễm EBV cấp tính và cũng tồn tại suốt đời. Nếu các hiệu giá kháng thể EBV âm tính hoặc biểu hiện nhiễm trùng từ xa cần xem xét thực hiện các xét nghiệm khác.
    Chẩn đoán bệnh như thế nào?
    Chẩn đoán bệnh như thế nào?
    Chẩn đoán bệnh như thế nào?
    Chẩn đoán bệnh như thế nào?
  5. Top 5

    Điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    Hiện tại không có điều trị đặc hiệu cho bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh không được sử dụng đối với các bệnh do virus. Do đó, điều trị chủ yếu là hỗ trợ để cơ thể tự hồi phục. Các điểm cần lưu ý gồm nghỉ ngơi đủ, ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước. Nếu bạn sốt và đau nhiều, thuốc giảm đau hạ sốt tự mua tại hiệu thuốc cũng có thể giúp ích.


    Điều trị thuốc:

    • Điều trị nhiễm trùng thứ phát: Đôi khi viêm họng do vi trùng có thể xuất hiện đồng thời cùng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Hoặc những trường hợp bạn có viêm xoang, viêm amiđan đi kèm, việc điều trị kháng sinh là cần thiết.
    • Nguy cơ phát ban do một số thuốc: Các thuốc như amoxicillin hay thuộc nhóm penicillin không được khuyên dùng trong bệnh lý này. Các thuốc này có nguy cơ làm xuất hiện phát ban. Do đó, khi bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, tránh sử dụng các loại kháng sinh nhất định gây phát ban.
    Điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
    Điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  6. Top 6

    Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

    Một số lời khuyên dành cho bạn:

    • Hãy uống nhiều nước và nước trái cây. Bổ sung đủ dịch giúp nhanh hạ sốt và tránh gây mất nước.
    • Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa hợp lý. Các thuốc thường được sử dụng như acetaminophen hay ibuprofen. Các thuốc này giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, hãy lưu ý khi sử dụng aspirin ở trẻ nhỏ.
    • Súc miệng với nước muối. Hãy làm điều này nhiều lần trong ngày để giảm đau họng. Pha khoảng ½ muỗng cà phê muối với 200 ml nước để súc miệng.

    Ngoài ra, hãy hạn chế các hoạt động thể thao và sử dụng thể lực khác. Hầu hết các triệu chứng của bệnh sẽ tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên, các dấu hiệu sót lại có thể kéo dài đến vài tháng trước khi bạn thấy hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Bạn nghỉ ngơi càng nhiều thì thời gian bình phục càng ngắn. Nếu bạn vận động trở lại quá sớm, bạn sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

    Để tránh tình trạng vỡ lách, bác sĩ có thể khuyên bạn đợi khoảng 1 tháng trước khi vận động mạnh. Các động tác như nâng vật nặng hay thể thao có thể gây vỡ lách nếu bạn chưa hoàn toàn bình phục. Vỡ lách rất nguy hiểm, do đó bạn nên lưu ý đến vấn đề này.

    Hãy uống nhiều nước và nước trái cây
    Hãy uống nhiều nước và nước trái cây
    Hãy hạn chế các hoạt động thể thao
    Hãy hạn chế các hoạt động thể thao



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy