Top 10 cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà không cần thuốc

Nguyễn Thu Hường 2900 0 Báo lỗi

Đối với người bị bệnh rối loạn tiền đình, thường xuyên phải đối diện với triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… Nếu mắc bệnh rối loạn tiền đình ở mức độ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngâm chân với nước ấm

    Từ lâu rối loạn tiền đình luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của bản thân người bệnh và những người xung quanh.


    Hội chứng rối loạn tiền đình tái phát nhiều lần khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đầu chóng mặt khủng khiếp, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, mệt mỏi, giảm năng suất hiệu quả trong công việc. Người bị bệnh rối loạn tiền đình xuất phát từ một số yếu tố khác nhau. Trong đó, máu huyết không lưu thông là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Ngâm chân sẽ giúp cho mạch máu lưu thông tốt, cung cấp máu đủ cho toàn cơ thể, giảm bớt các triệu chứng do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Bởi thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này, do vậy việc kích thích lưu thông máu là một phương pháp chữa trị hữu hiệu, mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh.


    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chỉ cần người bệnh ngâm chân với các loại thảo dược hoặc nước ấm thường xuyên sẽ giúp cho lượng máu lưu thông đều đặn. Sức khỏe cũng được cải thiện nhanh chóng bởi lượng máu đã được vận chuyển lên vùng não.


    Bệnh nhân có thể thực hiện bằng cách như sau:

    • Chuẩn bị nước ấm từ 40 – 45 độ C.
    • Tiến hành ngâm chân 1 – 2 lần/ngày.
    • Mỗi lần bạn ngâm khoảng 20 – 30 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
    Ngâm chân bằng nước ấm giúp mạch máu lưu thông, giảm triệu chứng gây ra do rối loạn tiền đình
    Ngâm chân bằng nước ấm giúp mạch máu lưu thông, giảm triệu chứng gây ra do rối loạn tiền đình
    Ngâm chân với nước ấm
    Ngâm chân với nước ấm

  2. Top 2

    Xoa bóp, bấm huyệt

    Phương pháp xoa bóp chữa rối loạn tiền đình đã được nhiều người trong dân gian áp dụng từ rất lâu đời. Chỉ cần có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, người bệnh đã tiến hành xoa bóp ở vị trí đau để bệnh nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, thực tế, không phải người bệnh nào cũng thực hiện đúng phương pháp này. Nếu áp dụng sai, người bệnh sẽ rất dễ khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn.


    Một số bài tập trong xoa bóp hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình:

    1. Chải đầu: dùng các ngón tay giống như chiếc lược chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.
    2. Vỗ đầu: Thủ thuật chặt bằng ngón tay: 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.
    3. Gõ đầu: Dùng đầu các ngón tay vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ thành vòng tròn.
    4. Bóp đầu: Ngón cái 1 bên, các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp. Hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên, bóp nhịp nhàng.
    5. Xoa bóp các huyệt
    • Huyệt bách hội: nằm ở đỉnh đầu theo tư thế hai ngón tay cái vào trong hai lỗ tai, các ngón còn lại xòe ra, ngón giữa vươn thẳng về đỉnh đầu, các ngón còn lại ôm lấy đầu, vị trí ngon tay giữa chạm nhau chính là huyệt bách hội.
    • Huyệt thượng tinh: Huyệt chính nằm ở trên chán, vị trí huyệt nằm chân tóc giáp chán xác định bằng cách lấy ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp chỗ trũng đó chính là huyệt thượng tinh.
    • Huyệt phong trì: Tại vị trí hõm sau gáy ở cả hai bên gáy, xòe 2 bàn tay đặt hõm giữa lòng bàn tay vào đỉnh hai tai, ngón tay ôm chặt đầu, hướng ngón cái về phía sau gay, miết ngón tay cái từ trên xuống dưới vượt qua 1 ụ xương rồi rơi xuống ở chỗ hõm 2 bên khối cơ nổi sau gáy, vị trí dừng chính là huyệt phong trì.
    • Huyệt phong thủ: Khi cúi đầu gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, vị trí lõm giữa gáy, chân tóc chính là huyệt phong thủ.
    • Huyệt thái dương: Vị trí phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt, chỗ hõm sát cạnh ngoài.
    • Huyệt giác tốn: Nằm ngay vị trí bên loa tai, xác định bằng cách gấp vành tai về phía trước sau đó vị trí gồ lên khi bị gấp chính là huyệt giác tốn.
    Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
    Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
    Xoa bóp, bấm huyệt
    Xoa bóp, bấm huyệt
  3. Top 3

    Tập vỗ tay

    Cách chữa trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp tập vỗ tay giúp lưu thông khí huyết toàn cơ thể để nhanh chóng nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng và dễ dàng đào thải độc tố ra ngoài. Hiện tại, phương pháp này đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan.


    Cách thực hiện:

    • Đầu tiên, người bệnh cần phải lựa chọn địa điểm yên tĩnh.
    • Sau đó, bệnh nhân tiến hành đứng thẳng người, hai bàn chân dang bằng vai, mười đầu ngón chân bấm chắc mặt nền nhà.
    • Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần phải ngậm kín miệng, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên, hai mắt nhìn trước.
    • Tiếp đến, bạn từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30 độ. (Chú ý: Hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín.)
    • Người bệnh tiếp tục vẫy mạnh hai tay ra sau hợp với thân mình một góc 60 độ. (Lưu ý: Hai bàn tay vẫy lên trên và phải làm hết sức mình đồng thời nhíu hậu môn lại và thót lên được tính là một lần vẫy tay.)
    • Bệnh nhân nên luyện tập phương pháp này khoảng 2 lần/ ngày và luyện tập lúc bụng không no.
    • Để đạt hiệu quả cao, người bệnh chỉ nên tập dần từ vài lần cho đến vài trăm cái. Về sau, tăng dần tốc độ để cải thiện bệnh hiệu quả.
    Cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập vẫy tay đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan
    Cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập vẫy tay đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan
    Cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập vẫy tay đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan
    Cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập vẫy tay đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan
  4. Top 4

    Xoa và đánh trống mang tai

    Phương pháp xoa và đánh trống mang tai được áp dụng để điều trị tình trạng ù tai, điếc tai, hoa mắt, đau đầu chóng mặt, cải thiện bệnh rối loạn tiền đình,… Nếu chẳng may gặp phải triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng để cải thiện bệnh cho bản thân mình.


    Cách thực hiện:

    • Người bệnh có thể sử dụng 2 ngón tay trỏ và giữa.
    • Lúc này, bệnh nhân để ngón giữa trước tai và ngón trỏ để sau tai.
    • Bạn tiến hành xoa miết lên xuống ở các huyệt trước và sau tai 20 – 30 lần.
    • Sau đó, người bệnh có thể tiến hành xoa đều những huyệt xung quanh vành tai 20 – 30 lần.
    • Tiếp đến, bạn lấy 2 lòng bàn tay úp lên hai tai ấn 5 – 10 lần nghe như đánh trống trong tai.
    • Cuối cùng, bạn dùng 2 ngón tay trỏ và giữa bật mạnh sau óc nghe có tiếng bùm bùm sau tai 5 – 10 lần.
    Xoa và đánh trống mang tai hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình
    Xoa và đánh trống mang tai hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình
    Xoa và đánh trống mang tai
    Xoa và đánh trống mang tai
  5. Top 5

    Chế độ ăn uống lành mạnh

    Rối loạn tiền đình là một hội chứng gây nên bởi các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch. Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ bị đột qụy cao. Do đó người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.


    Người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng thường xuyên chế độ ăn uống như sau trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để hỗ trợ tốt nhất điều trị bệnh:

    • Bổ sung các loại vitamin là rất cần thiết đối với người bị rối loạn tiền đình. Chúng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh.
    • Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: thịt gà bỏ da, cá,…; các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…; ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,… Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
    • Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
    • Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai - một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với người bệnh.Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, nấm, các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).
    • Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều folate: Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…; các loại hạt: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…; các loại đậu: đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
    • Người bị rối loạn tiền đình nên uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu lên não.
    • Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.
    • Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn: rượu, bia...
    Chế độ ăn uống lành mạnh, giúp lưu thông máu lên não, ổn định tiền đình
    Chế độ ăn uống lành mạnh, giúp lưu thông máu lên não, ổn định tiền đình
    Chế độ ăn uống lành mạnh
    Chế độ ăn uống lành mạnh
  6. Top 6

    Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

    Không chỉ có người lớn tuổi, nhóm đối tượng làm việc văn phòng cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao. Do thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa và làm việc căng thẳng bên máy vi tính. Vì thế vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày gây co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không được chú ý kỹ. Cần có một chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh rối loạn tiền đình hợp lý để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

      Người mắc rối loạn tiền đình nên áp dụng chế độ sinh hoạt như sau trong cuộc sống của mình:

      • Tập thể dục mỗi ngày
      • Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột
      • Khi nằm ngủ, để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn
      • Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
      • Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.
      • Hạn chế lái xe, trèo cao…
      Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lui được rối loạn tiền đình
      Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lui được rối loạn tiền đình
      Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
      Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
    • Top 7

      Các bài tập đơn giản

      Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình là chóng mặt chao đảo, thấy mọi vật như xoay vần, buồn nôn, nôn.


      Mặc dù rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân, nhưng rối loạn tiền đình ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các bài tập, các động tác toàn thân như sau:

      • Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10 - 15 lần).
      • Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt.
      • Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).
      • Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).
      Các bài tập đơn giản
      Các bài tập đơn giản
      Các bài tập đơn giản
      Các bài tập đơn giản
    • Top 8

      Chữa rối loạn tiền đình bằng lá ngải cứu

      Lá ngải cứu không chỉ là loại rau cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn là vị thảo dược có công dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh tiền đình rối loạn gây ra. Lá ngải cứu được biết đến có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình vì có tác dụng điều hòa và lưu thông khí khuyết giúp đưa máu lên não tốt hơn. Nhờ vậy mà các triệu chứng choáng váng, đau đầu,…do rối loạn tiền đình gây ra được cải thiện rõ rệt.


      Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, khuynh diệp, lá bưởi.

      Cách thực hiện:

        • Lấy khoảng 1/3 lá khuỵnh diệp, 1/3 rổ lá bưởi tươi kết hợp với 1 bó ngải cứu.
        • Đem nguyên liệu đi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn.
        • Tiếp đến cho hỗn hợp vào nồi, đổ thêm nước sau đó đun sôi khoảng 20 phút.
        • Sử dụng nước để xông hơi bạn sẽ thấy tâm trí nhẹ nhõm, cơ thể thư giãn, giảm chóng mặt, buồn nôn hiệu quả.
        Chữa rối loạn tiền đình bằng lá ngải cứu
        Chữa rối loạn tiền đình bằng lá ngải cứu
        Chữa rối loạn tiền đình bằng lá ngải cứu
        Chữa rối loạn tiền đình bằng lá ngải cứu
      • Top 9

        Dùng lá đinh lăng

        Đinh lăng nổi tiếng là vị thuốc quen thuộc trong Đông y có tác dụng dưỡng não, an thần, lưu thông khí huyết. Bởi vậy mà loại thảo dược này có thể sử dụng để chữa rối loạn tiền đình tại nhà. Đinh lăng được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày của người Việt. Món canh hầm sườn non với lá đinh lăng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn giúp cải thiện chứng rối loạn tiền đình an toàn và hiệu quả.


        Các bước thực hiện:

        • Nguyên liệu chuẩn bị cần có: lá đinh lăng rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ sâu bệnh, mạt bụi. Sườn non chặt miếng vừa ăn rồi luộc để bỏ tạp chất bẩn.
        • Ướp sườn cùng gia vị: mắm, tiêu, muối, hành khô, hành lá khoảng 15 phút.
        • Bắt đầu cho sườn vào nồi sau đó ninh nhừ. Chú ý khi sôi bạn nên vớt hết bọt ra. Để lửa nhỏ cho tới khi sườn nhừ, chín mềm mới cho lá đinh lăng vào.
        • Đun sôi khoảng từ 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp thưởng thức.

        Món ăn này vừa thơm ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe não bộ, giúp hệ thống tiền đình được ổn định.

        Dùng lá đinh lăng
        Dùng lá đinh lăng
        Dùng lá đinh lăng
        Dùng lá đinh lăng
      • Top 10

        Chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bằng cách tập yoga

        Các bạn có thể thực hiện một số bài tập yoga vừa sức nhẹ nhàng dành riêng cho các bệnh nhân rối loạn tiền đình. Hiện nay, tập yoga là một trong những bí quyết chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc được nhiều người áp dụng bởi ưu điểm:

        • Ổn định huyết áp, điều hòa tim mạch, cải thiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và chứng rối loạn vận mạch
        • Thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng – lo âu, kích thích hoạt động não bộ và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu
        • Giảm thiểu lượng khí cặn, tăng cường không khí sạch ở phổi và cung cấp lượng oxy dồi dào để cơ thể nuôi dưỡng não bộ
        • Nâng cao chức năng tiêu hóa
        • Rèn luyện tính linh hoạt, dẻo dai cho hệ thống xương khớp
        Chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bằng cách tập yoga
        Chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bằng cách tập yoga
        Chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bằng cách tập yoga
        Chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bằng cách tập yoga




      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy