Top 10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng thuốc

Mai Tuyet Nguyen 337 0 Báo lỗi

Để điều trị viêm mũi dị ứng, bên cạnh các loại thuốc tây, áp dụng các bài thuốc tại nhà cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Sau đây, Toplist xin gợi ... xem thêm...

  1. Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức khỏe, có khả năng chống sưng viêm, dị ứng, giảm phù nề, cải thiện được triệu chứng viêm mũi cấp tính và mạn tính. Cách dùng hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả tích cực.


    Theo Y học cổ truyền, cây ngũ sắc có vị hơi đắng. tính mát, có khả năng thanh nhiệt, tiêu sưng, cầm máu. Đặc tính này được y học hiện đại nghiên cứu kĩ hơn. Kết quả cho thấy, 0.16% cây ngũ sắc là tinh dầu đặc, có màu vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu này chứa một số chất có lợi cho sức khỏe như cadinen, geratocromen, caryophyllen, demetoxygeratocromen và một số hoạt chất có khả năng chống viêm, chống phù nề, dị ứng cấp tính và mạn tính. Với những tính chất như trên, cây ngũ sắc được ứng dụng trong việc khắc phục, làm giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm ở niêm mạc mũi, sát trùng, giúp mũi thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn.


    Hướng dẫn cách dùng hoa ngũ sắc trị viêm mũi dị ứng:

    • Nhỏ nước ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100 gam hoa ngũ sắc tươi.
      • Rửa sạch hoa ngũ sắc tươi bằng nước muối, vắt ráo nước, sau đó đem giã nhuyễn lấy phần nước cốt.
      • Dùng bông nhúng với dung dịch nước cốt hoa ngũ sắc rồi nhét vào cánh mũi bị đau, viêm.
      • Hỉ mũi sau 15 – 20 phút. Thực hiện đều đặn có thể làm sạch và thông thoáng mũi rất tốt.
    • Xông mũi bằng hoa ngũ sắc trị viêm mũi dị ứng:
      • Nguyên liệu càn chuẩn bị: 15 – 30 gam cây ngũ sắc khô. 500 ml nước
      • Nấu 15 – 30 gam cây ngũ sắc khô với 500 ml nước.
      • Chia lượng nước trên thành hai phần: phần dùng để xông hơi và phần còn lại để uống vào 2 lần trong ngày.
      • Thuốc nên được uống trước khi ăn khoảng 15 phút.

    Bài thuốc phù hợp với đối tượng viêm mũi dị ứng nhẹ, các trường hợp bệnh nghiêm trọng, bội nhiễm cần đi thăm khám tại cơ sở y tế có uy tín để được tư vấn biện pháp điều trị phụ hợp. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh. Không ngưng dùng các loại thuốc khác khi đang áp dụng cách trên.


    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc

  2. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm, sưng tấy do bị dị ứng với các yếu tố bên ngoài như khói bụi, lông, tơ, thời tiết… Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó mang tới nhiều phiền toái và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.


    Sử dụng hạt gấc để chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng là một phương pháp vô cùng hiệu quả mà đã được áp dụng từ lâu trong đông y bởi: Trong thành phần của hạt gấc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như 55,3% chất lipit, 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… nó có tác dụng giảm các triệu chứng đau, khó chịu do bệnh gây nên. Hạt gấc có màu vàng, vi đắng, tín ôn, hơi độc, quy kinh vào hai kinh can và đại tràng nên có tác dụng chữa trị các bệnh về mụn nhọt, sưng tất, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng và rất hiệu quả trong việc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng.


    Cách sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng

    • Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:
      • 30 – 50 hạt gấc
      • 1 lít rượu trắng.
      • 1 bình ngâm rượu.
    • Các bước thực hiện:
      • Lấy hạt gấc đem đi nướng sao cho cháy xém phần vỏ bên ngoài là được.
      • Sau khi nướng xong, đem giã nhuyễn hạt gấc (giã nguyên vỏ, không bóc vỏ vừa nướng ra).
      • Cho tất cả lượng hạt gấc vừa nướng vào một cái lọ đã chuẩn bị và đổ rượu trắng vào sao cho ngập hết lượng hạt bên trong là vừa .
    • Cách dùng thuốc:
      • Hãy vệ sinh thật sạch mũi của mình bằng nước muối sinh lý trước khi khi bắt đầu bôi thuốc để loại bỏ bụi bẩn ra ngoài.
      • Dùng một cây bông ngoáy tai đem thấm vào rượu hạt gấc đã ngâm để bôi đều khắp thành mũi.
      • Áp dụng bài thuốc trên 3 – 4 lần một ngày và thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày các triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

    Lưu ý: khi bạn bôi thuốc có thể bạn sẽ cảm thấy hơi cay và rát nhưng bạn hãy ráng chịu đựng từ 10 -15 phút vì lúc này thuốc đang phát huy tác dụng. Đây là một triệu chứng bình thường và sẽ hết sau 10 – 15 phút.

    Cách sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng
    Cách sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng
    Cách sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng
    Cách sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng
  3. Theo y học cổ truyền, cây giao có vị cay, hơi chua, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, khu phong, giải độc, sát trùng, khử phong, thúc sữa. Với những đặc tính như trên, cây giao có thể cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc mũi của người bị viêm mũi dị ứng. Cây giao đem nấu với nước xông hơi có thể giúp lấy đi dịch nhầy ứ đọng, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giúp mũi thông thoáng, việc hô hấp cũng nhờ vậy mà trở nên dễ dàng hơn.


    Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao:

    • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
      • 15 – 20 đốt cây giao
      • 1 ấm nước nhỏ.
      • 1 tờ giấy dài khoảng 50 cm.
    • Cách thực hiện hiệu quả:
      • Cuộn miếng giấy thành một đầu to, một đầu nhỏ như hình chiếc phễu.
      • Cho nước và các đốt giao vào ấm (nên cắt các đốt giao ngay trên miệng ấm để có thể lấy được lượng mủ chảy ra) rồi đun ở lửa lớn. Khi nước sôi, có hơi bốc ra thì vặn lửa nhỏ lại sao cho chỉ thấy luồng hơi nhẹ thoát khỏi ấm.
      • Đưa đầu lớn của ống giấy đã cuộn sẵn vào phần vòi ấm, đầu nhỏ ghé sát mũi, hít luồng hơi bốc lên.
      • Nên xông 2 lần / ngày, vào hai buổi sáng tối, duy trì trong 15 – 20 phút. Phần thuốc đã dùng không nên đổ đi, thay vào đó bạn nên giữ lại và thêm vài đốt giao để dùng lần tiếp theo trong ngày.
    • Lưu ý khi thực hiện:
      • Vì mủ cây giao có độc cho nên không sử dụng ấm trên để nấu nước uống hay dùng cho mục đích khác. Đối với người lớn, nên xông lần đầu tiên trong khoảng 15 phút và tăng thời gian xông từ 15 – 30 phút cho đến khi khỏi bệnh.
      • Đối với trẻ em, thời gian xông nên tăng dần qua các lần điều trị. Nên xông ngay khi hơi nước vừa bốc lên bởi đây là lúc thuốc đặc và cho hiệu quả tốt nhất.
      • Giữ khoảng cách giữa mũi và miệng ấm trong phạm vi vừa phải đế tránh bị bỏng trong quá trình xông hơi.
    Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao
    Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao
    Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao
    Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao
  4. Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong nấu ăn nhờ có khả năng tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng có thể chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang bằng tỏi vì những lý do sau: Thứ nhất: Trong tỏi chứa nhiều allicin, một chất được sản sinh sau khi cắt hoặc giã nát tỏi tươi. Allicin hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng sinh. Nó giúp kháng khuẩn, kháng virut và chống nhiễm trùng cho cơ thể. Thứ 2: Tỏi giàu scordinin vitamin C, vitamin B6 và mangan nhưng lại ít calo. Các chất này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức chống đỡ tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Thứ 3: Tỏi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào ở niêm mạc mũi khỏi sự tổn thương do viêm mũi dị ứng, viêm xoang gây ra.

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong:

    • Chuẩn bị: 1 củ tỏi, mật ong
    • Cách thực hiện: Tỏi lột hết vỏ rồi đem rửa sạch, giã nát. Sau đó bạn chắt nước cốt tỏi và mật ong pha chung với nhau theo tỷ lệ 1:2, tức cứ 1 thìa nước tỏi thì lấy 2 thì mật ong. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này nhét vào lỗ mũi 3 lần mỗi ngày.

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách ăn tỏi:

    • Ăn tỏi là giải pháp đơn giản để đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng từ bên trong. Nếu không thấy khó chịu với mùi tỏi, bạn có thể nhai 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày.
    • Ngoài ra, có thể dùng tỏi pha nước chấm, ướp hay xào nấu món ăn. Điều này vừa giúp kích thích vị giác, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

    Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng:

    • Chuẩn bị: Tỏi, dầu vừng
    • Cách thực hiện: Sau khi giã tỏi, bạn lấy nước cốt trộn chung với tỏi theo tỷ lệ bằng nhau. Trộn hỗn hợp cho đều rồi lấy bông gòn thấm và nhét vào mũi. Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để nhanh thoát khỏi các biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra.

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi:

    • Chuẩn bị: 300g tỏi, 1 lít rượu trắng nấu bằng phương pháp lên men truyền thống
    • Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc vỏ bạn có thể thái lát mỏng hoặc giã nát. Tiếp theo cho tỏi vào trong hũ thủy tinh và đổ rượu trắng vào ngâm. Đây nắp kín lại và để bình rượu chỗ thoáng mát. Thông thường sau khoảng 10 ngày rượu tỏi sẽ bắt đầu chuyển sang màu vàng nghệ, lúc này bạn có thể lấy uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
    Chữa viêm xoang bằng tỏi
    Chữa viêm xoang bằng tỏi
  5. Giấm táo (hay còn gọi là giấm rượu táo, ACV) là loại giấm được chế biến từ táo tươi hay rượu táo. Giấm táo lên men tự nhiên có mùi hăng, vị chua nhẹ, màu vàng nhạt. Theo một số nghiên cứu, giấm táo có thể khắc phục được triệu chứng viêm mũi dị ứng nhờ những tác dụng như sau: Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh: Một nghiên cứu vào năm 2017 cho biết, giấm táo có thể giúp gia tăng số lượng kháng thể và enzym giúp chống lại tác nhân gây dị ứng. Giảm viêm: Giấm táo chứa thành phần có khả năng kháng histamine, giúp giảm sưng viêm, làm dịu triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu… do viêm mũi dị ứng.


    Hướng dẫn cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo:

    • Uống dấm táo mỗi ngày
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 muỗng giấm táo, 250 ml nước lọc.
      • Cách thực hiện hiệu quả: Pha giấm táo với nước lọc chia uống nhiều lần trong ngày hoặc uống 1 muỗng canh giấm táo nguyên chất đều được.
    • Dấm táo – mật ong – nước ấm:
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20 ml giấm táo, 10 ml mật ong, 150 ml nước ấm.
      • Cách thực hiện hiệu quả: Pha hỗn hợp giấm táo, mật ong, nước ấm và dùng hằng ngày.
    • Xông hơi bằng giấm táo:
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/2 cốc giấm táO; 1/2 cốc nước sạch.
      • Cách thực hiện hiệu quả: Đun sôi giấm táo và nước sạch, sau đó dùng hỗn hợp trên để xông mũi. Thực hiện trong vòng 10 – 15 phút. Nên dùng khăn trùm đầu lớn quấn quanh đầu để hít được nhiều tinh chất nhất.
    Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo
    Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo
    Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo
    Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo
  6. Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là biện pháp tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị. Phương pháp này có thể cải thiện được các triệu chứng như hắt hơi, ho, ngứa/ đau họng, sổ mũi,… và ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Nghiên cứu này cũng cho thấy mật ong có thể ức chế phản ứng quá mẫn bằng cách ngăn chặn thành phần trung gian IgE. Bên cạnh đó, đặc tính chống viêm của mật ong cũng được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh viêm mũi dị ứng.


    Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong:

    • Uống mật ong ấm: Sử dụng 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều với một ly nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng không chỉ cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà còn giúp thanh lọc cơ thể. Hơn nữa, cách này còn tăng cường quá trình trao đổi chất và thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa.
    • Mật ong và củ nghệ: Củ nghệ là một trong những vị thuốc tự nhiên. Thảo dược này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Sử dụng nghệ và mật ong giúp làm giảm sưng viêm, ức chế phản ứng quá mẫn nhằm cải thiện các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ho, chảy nước mắt,…Dùng 2 thìa mật ong và 2 thìa cà phê bột nghệ, trộn đều và ăn mỗi ngày.

    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong có thể không đem lại hiệu quả đối với trường hợp bệnh nặng. Hơn nữa, hiệu quả của phương pháp này cần nhiều thời gian để phát huy. Do đó khi triệu chứng bùng phát, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách.

    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
  7. Trong dân gian, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu là phương thuốc điều trị được nhiều ông bà xưa áp dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Ngày nay phương thuốc chữa bệnh này vẫn được nhiều bệnh nhân ưa chuộng và tin tưởng sử dụng bởi mức độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh mà loại dược liệu này mang lại. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và yếu tố cơ địa của mỗi người, người bệnh có thể lựa chọn cho mình bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu để chưa viêm xoang nhé.


    Hướng dẫn cách chữa bằng ngải cứu:

    • Nguyên liệu: 20 gram ngải cứu; Muối hạt.
    • Cách thực hiện:
      • Sau khi thu hái, loại bỏ phần rễ và lá úa của cây ngải cứu, chỉ chừa lại phần thân và phần lá nguyên của dược liệu.
      • Rửa ngải cứu qua nước.
      • Dùng muối hạt pha một lượng nước muối vừa đủ.
      • Ngâm dược liệu trong nước muối khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn làm sạch dược liệu, giúp tăng tính kháng khuẩn. Đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá và thân dược liệu.
      • Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch.
      • Mang dược liệu phơi dưới bóng râm và gió trong khoảng 5 – 10 tiếng cho héo bớt.
      • Cho dược liệu ngải cứu vào cối và thực hiện giã nát.
      • Cho ngải cứu đã giã vào một miếng giấy, sau đó gói thành hình điếu thuốc.
      • Đốt một đầu của dược liệu và đưa lên mũi để xông.
      • Mỗi lần người bệnh sử dụng từ 2 – 3 ống dược liệu.

    Lưu ý: Người bệnh cần giữ khoảng cách thích hợp từ ống dược liệu đến mũi cũng như vùng da mặt để tránh gây bỏng da. Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc xông hơi chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu từ 2 – 3 lần/ngày trong 7 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm.

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngãi cứu
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngãi cứu
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngãi cứu
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngãi cứu
  8. Củ nghệ có tên khoa học là Curcuma longa là một loại cây thân thảo sống lâu năm thuộc họ gừng. Cây có thân rễ hay còn gọi là củ nằm ở dưới mặt đất. Nghệ tươi được xem là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền để chữa trị các bệnh về viêm nhiễm, lở loét nhờ tính kháng khuẩn của nó. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng nghệ có tác dụng: Thành phần curcumine có trong nghệ tươi sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng phục hồi các vùng niêm mạc bị tổn thương. Làm tăng khả năng kháng khuẩn để chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh. Giúp cơ thể mất khả năng phản ứng nhạy cảm khi mũi hít phải những chất gây dị ứng. Nhờ những tác dụng này mà từ xưa nghệ tươi đã được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng một cách hiệu quả.


    Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi:

    • Dùng nghệ tươi
      • Sử dụng một củ nghệ vàng đem đi rửa thật sạch để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn.
      • Củ nghệ vừa được rửa sạch đem đi cắt thành từng lát mỏng rồi giã nát, sau đó vắt lấy nước để dùng.
      • Dùng nước nghệ vừa vắt nhỏ vào mũi nhiều lần trong ngày để chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng.
      • Phương pháp này nếu được áp dụng thường xuyên và kiên trì thực hiện sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho người bệnh. Bên cạnh đó, nó vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn mà không phải sợ những tác dụng phụ gây ra.
    • Dùng bột nghệ
      • Dùng bột nghệ vàng đem trộn với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1.
      • Mỗi lần sử dụng lấy 1/2 muỗng ngậm khoảng 15 phút đến khi hỗ hợp này tan hết, mỗi ngày nên ngậm khoảng 4 – 5 lần.

    Với phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi hay bột nghệ này sẽ giúp cho người bệnh cải thiện hiệu quả các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây nên như chảy mũi, nghẹt mũi, hay hắt xì, ngứa mũi… Nhờ vậy mà người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và tâm trạng thư giãn hơn, nhanh chóng khắc phục được bệnh viêm mũi dị ứng.

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi hay bột nghệ
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi hay bột nghệ
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi hay bột nghệ
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ tươi hay bột nghệ
  9. Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi. Gừng tươi và các chiết xuất của nó có khả năng chống viêm, hạ sốt, giảm đau, ức chế các chất trung gian gây phản ứng quá mẫn khi bị viêm mũi dị ứng.


    Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi:

    • Gừng – quế trị viêm mũi dị ứng
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng; 1 miếng quế; Mật ong; Chanh.
      • Cách thực hiện hiệu quả: Cho một muỗng canh gừng đã được thái lát mỏng với một miếng quế nhỏ vào cốc nước sôi trong 5 phút để nguyên liệu trên nhả hết tinh chất. Sau đó, thêm mật ong và chanh vào. Uống 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.
    • Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng – mật ong
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng; Mật ong.
      • Gừng đem xay hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
      • Cho nước cốt gừng vào ly nước sôi, để cho nguội.
      • Thêm một muỗng mật ong trước khi dùng.
      • Uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.ừng có tác dụng cải thiện triệu chứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nghiêm trọng, cần đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định các loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
    Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
    Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
    Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
    Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
  10. Theo nghiên cứu của bộ môn Trường đại học Dược khoa Hà Nội, thành phần hóa học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (piperin và piperidin). Kết quả thực nghiệm trên súc vật cho thấy nước ép lá lốt, cao lá lốt tươi và cao lá lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt. Theo nghiên cứu của Viện Y học dân tộc, lá lốt sau khi giã dập có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, trong đó có viêm xoang, viêm mũi dị ứng.


    Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt:

    • Chữa viêm xoang bằng nước cốt lá lốt
      • Lá lốt tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng từ 3-5 phút, sau đó để ráo
      • Xắt nhỏ lá lốt và cho vào cối giã nhuyễn, thêm ít nước lọc, sau đó vắt lấy nước cốt, cẩn thận thì có thể lọc sơ qua.
      • Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý
      • Cho nước cốt vào bình nhỏ, nhỏ 2 bên mũi từ 2-3 giọt và áp dụng ngày 2 lần để hiệu quả. Bệnh nhân có thể làm sạch lá lốt, vò nhẹ và đưa vào mũi, tuy nhiên việc này không phát huy cao tác dụng bằng cách giã nhuyễn lấy nước cốt.
    • Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách dùng lá lốt xông mũi
      • Bạn lấy một nắm lá lốt lớn, có cả thân cây càng tốt, sau đó rửa sạch, để ráo và cho vào nồi nấu nước xông đến khi sôi là được.
      • Dùng mền, chăn kín, từ từ mở nắp và tiến hành xông trong 10-15 phút, sau khi xông cần lau khô người và thay đồ khô, tránh tắm hay ra đường gió lạnh ngay.
      • Bệnh nhân ngủ một giấc đến sáng mai là sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm, người nhẹ hơn và thoải mái hơn.
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy