Top 11 Trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 bị xử lý
Covid-19 là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay nhà nước Việt Nam ... xem thêm...đang quyết liệt đưa ra các chị thị, quyết định nhằm thông báo, khuyến cáo, cấm và bắt buộc thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một người dân không được quyền không biết pháp luật, đồng thời cần nắm rõ cơ sở áp dụng pháp luật. Dưới đây là các trường hợp vi phạm có thể bị xử lý khi Quyết định 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 được Thủ tướng Chính Phủ ban hành.
-
Theo Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, thì cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc vào các điều cấm của luật. Cách ly là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát bệnh dịch. Trong đó, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.
Hình thức cách ly bao gồm: cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác. Trường hợp các đối tượng quy định phải cách ly không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.
Hình phạt do vi phạm quy định về cách ly được nêu tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, bạn có thể bị phạt từ 2 -10 triệu đồng nếu từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về mặt hình sự, người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly mà thực hiện các hành vi đã được quy định gây lây truyền bệnh dịch covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 -100 triệu đồng và bị phạt tù từ 5-12 năm.
Trường hợp sinh sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi vi phạm biện pháp cách ly gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015.
-
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định pháp luật; cố ý khai báo sai sự thật về bệnh truyền nhiễm là những hành vi bị nghiêm cấm, đã được quy định trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24h, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.
Hình phạt về hành vi không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ là từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Nếu không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định thì bị phạt 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Người che giấu không khai báo khi phát hiện bản thân hoặc người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A cũng bị phạt từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. (Nghị định 176/2013/nđ-cp quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)
Ngoài ra người vi phạm quy định về khai báo y tế trong mùa dịch bệnh covid-19 có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 240 tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người và Điều 295 tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người tại Bộ luật hình sự 2017.
-
Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ như: quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ... thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự.
Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh có thể sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng (Nghị định 176/2013/nđ-cp quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế). Hoặc bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 01-12 năm nếu bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng là: dịch bệnh đang lưu hành thuộc nhóm A; được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch bệnh là đường hô hấp và nguy cơ lây truyền ở mức độ cao.
Thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp này. Nội dung quyết định phải ghi rõ các loại hình dịch vụ bị cấm, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
(Theo Nghị định số 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm)
-
Về xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội. (Nghị định 176/2013/nđ-cp quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)
Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu có thể bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288. Cụ thể, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 30-1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 7 năm.
-
Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. -
Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Quy định tại điểm 1.6 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).
-
Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 5 tỷ đồng, phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi đưa trái phép vật tư y tế dùng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nhằm thu lợi bất chính sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015.
-
Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 5 tỷ, phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm đối với cá nhân; phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
-
Khi dịch bệnh được công bố trên toàn quốc, thì người dân nên có trách nhiệm tránh tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Theo Nghị định số 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, thì biện pháp hạn chế tập trung đông người có thể được áp dụng. Bạn sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng nếu không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng: Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch bệnh là đường hô hấp và nguy cơ lây truyền ở mức độ cao.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng đối với các hoạt động, dịch vụ có quy mô tương ứng với cấp có thẩm quyền.
Nội dung của quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng phải nêu rõ các hình thức tập trung đông người, hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng bị cấm, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
-
Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015. Người vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.Khoản 2, Điều 3, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân: Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ; các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.Theo đó, đối với người không chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 và có hành vi chống người thi hành công vụ, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:
-
Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý.
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, công văn còn hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp: Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như làm lây lan dịch bệnh cho từ 02 người trở lên, làm chết người...); Áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh). Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, Tòa án xem xét áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự.