Top 6 Vật dụng y tế cần thiết trong mùa dịch bệnh COVID-19 mà bạn nên biết

  1. Top 1 Khẩu trang
  2. Top 2 Nước rửa tay
  3. Top 3 Nhiệt kế
  4. Top 4 Nước muối sinh lý
  5. Top 5 Máy đo nồng độ Oxy trong máu
  6. Top 6 Máy đo huyết áp

Top 6 Vật dụng y tế cần thiết trong mùa dịch bệnh COVID-19 mà bạn nên biết

Trọng Vương 17 0 Báo lỗi

Hiện nay virus Corona gây bệnh viêm phổi cấp đang ở mức đáng bao động. Tình hình dịch bệnh căng thẳng, chính phủ khuyến cáo người dân cả nước hạn chế ra ngoài ... xem thêm...

  1. Một trong con đường lây lan chính của COVID-19 đó là lây qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi họ nói chuyện, hát, ho hoặc hắt hơi. Trong khi nghiên cứu đang được tiến hành, chúng ta biết rằng virus có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng, có nghĩa là một số người có thể bị lây nhiễm và thậm chí không nhận ra nó.


    Đó là một trong những lý do tại sao giữ khoảng cách rất quan trọng ở ổ dịch COVID-19. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ khoảng cách với những người khác ở những nơi công cộng đông người, đó là lý do tại sao nên sử dụng khẩu trang ở những nơi như vậy.

    Nhưng hãy nhớ rằng, một mình khẩu trang sẽ không ngăn được sự lây lan của COVID-19 mà tất cả chúng ta cần tiếp tục thực hiện việc giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh này, chúng ta cùng nhau có thể đánh bại COVID-19.

    Khẩu trang
    Khẩu trang
    Khẩu trang
    Khẩu trang

  2. Virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (chủng mới của Coronavirus) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. Vì vậy, “Bàn tay không an toàn” cũng chính là “công cụ” phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác. Do đó, chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng.


    Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc, với những đồ vật có nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…) mà không hề hay biết như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác… Bàn tay thường cũng là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác.


    Trong tình hình đại dịch hoành hành trên toàn thế giới như hiện nay, một trong những biện pháp đơn giản, kinh tế, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. WHO khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/nước rửa tay… có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp.

    Nước rửa tay
    Nước rửa tay
    Nước rửa tay
    Nước rửa tay
  3. Giám sát thân nhiệt chỉ là một biện pháp kiểm soát dịch bước đầu để phát hiện người có sốt khi nhập cảnh, khám bệnh... Hầu hết các ca bệnh nhiễm Covid-19 đều có sốt nên đây là bước sơ bộ để kiểm soát dịch vì đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng vẫn là phát hiện sớm, cách ly và phòng ngừa trong lây nhiễm Covid-19.


    Đo thân nhiệt có thể dùng máy đo thân nhiệt từ xa, đo thân nhiệt qua da bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt kế điện tử đo trán, tai. Tuy nhiên, các cách đo này chỉ để sàng lọc vì chúng có sai số nhất định. Các trường hợp nghi ngờ sốt cần được kiểm tra lại bằng nhiệt kế y tế để xác định.


    Nếu không có nhiệt kế điện tử thì có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo ở nách. Tuy nhiên đo cách này mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc. Vì vậy, đảm bảo an toàn là cần sát khuẩn cồn sau mỗi lần đo trên một người; không đo nhiệt độ ở miệng vì tăng nguy cơ lây nhiễm.

    Nhiệt kế
    Nhiệt kế
    Nhiệt kế
    Nhiệt kế
  4. Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua 0.9%, gọi là “sinh lý” vì đây là dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu tương đương với cách dịch của cơ thể (máu, nước mắt,...) trong điều kiện bình thường.

    Để tạo ra nước muối sinh lý, người ta hòa tan 9g muối tinh khiết với 1 lít nước cất. Tuy thành phần và cách bào chế đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm nước muối sinh lý đạt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố từ nguyên liệu muối phải đảm bảo sạch, không tạp chất, không nhiễm khuẩn, nước cất phải đạt chuẩn, dụng cụ pha chế phải đảm bảo sạch, quá trình thao tác cân đong phải chuẩn để nước muối đúng nồng độ, khu vực pha chế phải vô khuẩn,... Loại nước này có rất nhiều công dụng trong thời điểm dịch bệnh.


    Chính vì vậy, nên dự trữ khoảng 4-5 lọ để dùng trong những trường hợp sau:

    • Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh.
    • Nhỏ mắt, mũi sau khi đi bơi.
    • Vệ sinh mũi trong một số trường hợp bị cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi.
    • Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát...) bay vào mắt.
    Nước muối sinh lý
    Nước muối sinh lý
    Nước muối sinh lý
    Nước muối sinh lý
  5. Máy đo nồng độ oxy là thiết bị được sử dụng để theo dõi độ bão hòa oxy của một người một cách nhanh chóng và dễ dàng. Loại máy này được quảng cáo dự phòng cho những người chưa mắc COVID-19 và hữu ích cho cả những người đã mắc đang cách ly tại nhà. Có thể đo mức oxy trong máu, cụ thể là trong máu động mạch mà không cần sử dụng bất kỳ phương tiện xâm lấn nào. Máu động mạch chảy đến các bộ phận của cơ thể từ tim, tươi với oxy, nơi nó khuếch tán đến các mô và tế bào xung quanh. Nếu thiếu oxy trong máu, điều đó có nghĩa là các mô trong cơ thể bạn sẽ không được cung cấp oxy đúng cách và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.


    Tuy nhiên, do thị trường thiết bị này trong mùa dịch khó kiểm soát hơn nên các bạn cần tìm đến những nơi uy tín và được cấp phép để mua máy, không nên mua trôi nổi trên thị trường vì máy nhái có thể cho ra những chỉ số sai. Nếu không phải đối tượng nguy cơ cao thì người dân không nên mua mà có thể tải app trên di động để chủ động theo dõi".

    Máy đo nồng độ Oxy trong máu
    Máy đo nồng độ Oxy trong máu
    Máy đo nồng độ Oxy trong máu
    Máy đo nồng độ Oxy trong máu
  6. ThS BS. Nguyễn Đình Sơn Ngọc, Khoa Nội tim mạch cho biết, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19.

    Một nghiên cứu trên người nhiễm COVID-19 cho thấy, tỉ lệ tử vong ở người có bệnh nền tim mạch cao gấp 5 lần so với người bình thường. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế, người bệnh cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mà mình hiện có. Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản trong đó phải có máy đo huyết áp… Nếu bạn nghi mình bị nhiễm COVID-19 hoặc có một số triệu chứng như sốt, tức ngực hoặc khó thở, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

    Máy đo huyết áp
    Máy đo huyết áp
    Máy đo huyết áp
    Máy đo huyết áp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy