Top 8 Lầm tưởng về phòng bệnh viêm phổi cấp Corona

Yến Nhi 402 0 Báo lỗi

Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả ... xem thêm...

  1. Bên cạnh những cách phòng bệnh đúng đắn thì cũng có một số quan niệm sai lầm của nhiều người trong việc phòng bệnh. Để tránh lây lan dịch bệnh, người dân được khuyến khích là hạn chế ra đường, không nên tụ tập ở chỗ đông người. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc “ủ kín” trong nhà, phòng máy lạnh ngăn bệnh. Có quan điểm cho rằng đóng kín cửa, ở phòng máy lạnh, tránh ra ngoài đường là an toàn nhất để tránh lây nhiễm virus corona. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học chỉ ra khi trời nắng ấm, nhiệt độ trên 20 - 25 độ C thì vi khuẩn và virus sẽ kém phát triển, ít lây lan. Do đó chúng ta có thể tận dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm sức mạnh của virus, tránh ở trong các phòng kín có nhiệt độ quá lạnh và phải giữ nhà cửa thông thoáng. Để tránh lây lan bệnh dịch, chúng ta không nên cho trẻ đi đến những chỗ đông người, nhưng điều này không có nghĩa là “ủ kín” trong nhà.


    Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết rằng, nCoV sẽ suy yếu và giảm khả năng truyền nhiễm ở nhiệt độ ấm áp, nhất là trên 25 độ C, độ ẩm cao. Bên cạnh đó, ánh sáng mặt trời cũng có thể giúp tiêu diệt loại virus này một cách hiệu quả. Đây là một điều đáng mừng cho Việt Nam bởi nước ta là một nước có khí hậu nóng ẩm và nhiều nắng, vì thế có thể phần nào hạn chế được sự lây lan của virus. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc virus không thể lay lan mà vẫn có nguy cơ lây bệnh. Bạn nên mở cửa cho phòng thoáng khí, đón ánh nắng vào nhà và hạn chế mở máy lạnh dưới 25 độ C nếu không cần thiết nhé.

    “Ủ kín” trong nhà, phòng máy lạnh ngăn bệnh (Ảnh minh họa)
    “Ủ kín” trong nhà, phòng máy lạnh ngăn bệnh (Ảnh minh họa)
    “Ủ kín” trong nhà, phòng máy lạnh ngăn bệnh (Ảnh minh họa)
    “Ủ kín” trong nhà, phòng máy lạnh ngăn bệnh (Ảnh minh họa)

  2. Thú cưng nuôi trong nhà có lây truyền vi rút Corona chủng mới không đang là thắc mắc của rất nhiều người. Cho đến thời điểm hiện tại, theo thông tin của WHO thì chưa có bằng chứng nào cho thấy các loại thú cưng nuôi trong nhà có thể dẫn đến lây nhiễm loại viruss này cho người. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cũng như không lường trước được những gì xày ra thì các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi người nên rửa tay với xà phòng trước và sau tiếp xúc với các vật nuôi, nhất là trẻ em và người lớn, những người có chất đề kháng kém. Đó là cách bảo vệ khỏi vi khuẩn E.Coli, Samonella thường lây từ vật nuôi sang người.


    Nghiên cứu thí nghiệm gần đây cho thấy mèo, chó, chồn sương, dơi ăn quả, chuột hamster và chuột chù trên cây có thể bị nhiễm vi rút. Mèo, chồn sương, dơi ăn quả và chuột hamster cũng có thể lây nhiễm bệnh cho các động vật khác cùng loài trong môi trường thí nghiệm. Dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy chó có thể nhiễm bẹnh nhưng không thể lây lan vi-rút sang cho các con chó khác dễ như mèo và chồn sương có thể lây lan vi-rút cho các động vật khác cùng loài.

    Thú cưng nuôi trong nhà có lây truyền nCoV không? (Ảnh minh họa)
    Thú cưng nuôi trong nhà có lây truyền nCoV không? (Ảnh minh họa)
    Thú cưng nuôi trong nhà có lây truyền nCoV không? (Ảnh minh họa)
    Thú cưng nuôi trong nhà có lây truyền nCoV không? (Ảnh minh họa)
  3. Khẩu trang hiện đang là vật dụng cần thiết để phòng tránh sự lây lan của virus. Vì thế đã dẫn đến nhiều lời đồn đại về cách sử dụng khẩu trang. Đeo khẩu trang ngược là những cách truyền miệng và đây là cách hoàn toàn sai lầm. Theo các bác sĩ, có một điều chắc chắn rằng, cần phải đeo khẩu trang đúng cách mới giúp phòng bệnh hiệu quả. Thạc sĩ - bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã lưu ý rằng đeo khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa vi rút văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho. Vì thế, khẩu trang y tế chỉ nên sử dụng một lần rồi bỏ vào thùng rác có nắp đậy, không vứt lung tung. Khi đeo khẩu trang, mọi người cần chú ý là nên đeo mặt xanh ra ngoài vì mặt này có thể chống nước, chống các giọt nước bọt bắn vào. Còn mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở có thể thoát ra. Vì vậy, nhất thiết không được đeo khẩu trang ngược.


    Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Dưới đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế về việc đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác. Do đó, không được đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn t hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo. Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng. Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.

    Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách
    Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách
    Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách
    Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách
  4. Nhiều người tin rằng đeo khẩu trang là biện pháp duy nhất để phòng bệnh. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, khẩu trang chỉ là một biện pháp hiệu quả để giúp hạn chế lây nhiễm ở những đám đông. Đeo khẩu trang thôi chưa đủ mà người dân còn phải áp dụng các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo khác. Rửa tay với xà phòng hoặc các loại nước rửa tay là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh truyền nhiễm (quan trọng hơn cả việc đeo khẩu trang). Bác sĩ nói thêm: Vi rút nCoV phát tán từ người bệnh hay người mang mầm bệnh qua các giọt bắn phát ra khi ho, hắt hơi.


    Vi rút phải nằm trong chất tiết mới sống được chứ không thể bay lơ lửng một mình. Vi rút trong giọt bay ra môi trường bám vào các vật dụng nếu người ho, hắt hơi không che miệng. Người khác dùng tay cầm nắm vào các vật này (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa…) bị dính dịch tiết có vi rút. Từ bàn tay sẽ lây truyền vi rút khắp nơi. Vì vậy, rửa tay đúng cách bằng xà phòng chính là cách phòng bệnh hàng đầu. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp khác nhằm phòng bệnh như tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch...

    Cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng bệnh
    Cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng bệnh
    Cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng bệnh
    Cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng bệnh
  5. Corona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus corona từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS). Hiện tại chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán (2019-nCoV) là một chủng mới chưa từng xuất hiện ở người và có khả năng lây từ người sang người.


    Virus corona lây chủ yếu lây qua đường hô hấp. Tuy nhiên, thụ thể của virus corona nằm sâu trong phổi người. Do đó, nếu một người hít đủ một lượng virus nhất định, đủ lớn thì những virus này mới có cơ hội bám vào các thụ thể nằm sâu trong phổi. Vì thế, những đồn thổi về việc lây bệnh ngay khi hít phải virus corona là không đúng. Nhưng không vì thế mà thiếu thận trọng trong việc bảo vệ bản thân mình. Nên thường xuyên đeo khẩu trang ở chỗ đông người và phải đeo đúng cách để đem lại hiệu quả sử dụng cao.

    Virut Corona (Ảnh minh họa)
    Virut Corona (Ảnh minh họa)
    Virut Corona
    Virut Corona
  6. Virus corona được cho là lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần từ người sang người, bao gồm cả giữa những người ở gần nhau (trong phạm vi 6 feet). Những người bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện các triệu chứng có thể lây vi-rút sang người khác. Mức độ vi-rút lây lan từ người sang người dễ dàng như thế nào có thể khác nhau. Vi-rút gây ra COVID-19 lây lan nhanh hơn cúm, nhưng lây lan chậm hơn bệnh sởi, một bệnh có vi-rút là loại vi-rút thuộc những loại mang tính truyền nhiễm cao nhất được biết có ảnh hưởng đến con người.


    Việc né tránh và không tiếp xúc với những người bị bệnh là điều vô cùng cần thiết để phòng bệnh. Tuy nhiên, virus corona không phải lây nhiễm bằng cách tiếp xúc thông thường. Bạn chỉ gặp nguy hiểm và có cơ hội lây nhiệm khi ở gần người bệnh trong khoảng 2m và hít phải những hạt nước li ti do họ ho, hắt xì mà không có khẩu trang che chắn. Để bảo vệ bản thân mình cũng như gia đình, cách tốt nhất là không nên tiếp xúc với người bệnh, mặc dù là loại virus này không lây qua bằng cách tiếp xúc thông thường.

    virus corona không phải lây nhiễm bằng cách tiếp xúc thông thường (Ảnh minh họa)
    virus corona không phải lây nhiễm bằng cách tiếp xúc thông thường (Ảnh minh họa)
    Thực hiện giãn cách ít nhất 1 mét để phòng lây nhiễm virut corona
    Thực hiện giãn cách ít nhất 1 mét để phòng lây nhiễm virut corona
  7. Người bệnh khi ho, hắt xì sẽ làm thoát ra các hạt nhỏ li ti, virus corona ra ngoài bằng đường này. Virus corona không bay lơ lửng trong không khí mà có thể rơi xuống đất nếu như không có ai bị dính phải. Nếu như người khác chạm phải những hạt nước này bằng tay mà có chứa virus thì khả năng nhiễm bệnh vẫn thấp vì những hạt này phải đủ to và chứa một số lượng virus đủ lớn để tới được các thụ thể nằm sâu trong phổi người. Những người có virus trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay. Do đó, cần rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt.


    Bằng chứng hiện nay cho thấy virus corona lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc virus corona khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc. Để tránh tiếp xúc với giọt bắn, quan trọng là cần giữ khoảng cách và cách xa những người xung quanh ít nhất 1 mét, thường xuyên rửa tay và che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho khạc. Khi không thể giữ khoảng cách tiếp xúc (đứng cách xa nhau ít nhất 1 mét), cần đeo khẩu trang vải để bảo vệ những người xung quanh. Cần rửa tay thường xuyên để phòng tránh mắc bệnh.

    Chạm vào vật chứa virus sẽ nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)
    Chạm vào vật chứa virus sẽ nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)
    Chạm vào vật chứa virus sẽ nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)
    Chạm vào vật chứa virus sẽ nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)
  8. Ngay cả người bệnh và người không bị bệnh cũng cần phải đeo khẩu trang. Nếu như người bệnh không đeo khẩu trang mà tiếp xúc với người không bị bệnh thì có thể sẽ lây nhiễm virus qua cho họ. Đây là hiểu lầm gây ra nhiều tai hại của không ít người, khẩu trang là thứ cần thiết của người bệnh để tránh lây sang người khác. Khẩu trang giúp ngăn dịch từ cơ thể của người bệnh bắn ra bên ngoài, do đó dù đã bị nhiễm bệnh cũng cần phải đeo khẩu trang để hạn chế lây lan cho cộng đồng. Khẩu trang được khuyến nghị là một tấm chắn đơn giản để giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí và lan sang người khác khi người đeo ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc cao giọng. Đây được gọi là cách kiểm soát nguồn lây nhiễm.


    Đeo khẩu trang có thể làm giảm việc phun các giọt bắn qua mũi và miệng. Việc này sẽ giúp giữ lại các giọt bắn từ đường hô hấp và không bắn vào người khác. Virut corona chủ yếu lây lan giữa những người có tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi 2m), vì vậy việc sử dụng khẩu trang đặc biệt quan trọng tại các địa điểm mà mọi người ở gần nhau hoặc khó duy trì các biện pháp giãn cách giao tiếp xã hội. Virut corona có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng và không biết rằng họ đã bị nhiễm. Đó là lý do tại sao việc mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hiện giãn cách xã hội (ở cách xa người khác tối thiểu 2m) là rất quan trọng.

    Tất cả mọi người cần đeo khẩu trang phòng bệnh
    Tất cả mọi người cần đeo khẩu trang phòng bệnh
    Tất cả mọi người cần đeo khẩu trang phòng bệnh
    Tất cả mọi người cần đeo khẩu trang phòng bệnh




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy