Top 9 Loại tinh dầu thiên nhiên sát khuẩn hỗ trợ phòng ngừa virus Corona

Phương Trinh 765 1 Báo lỗi

Đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên diện rộng ở hầu hết quốc gia, khu vực trên thế giới, việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch là vô ... xem thêm...

  1. Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà - Melaleuca alternifolia là loài cây bản xứ ở Úc. Tính chất kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà, các nhà khoa học đã phát hiện ra nó có thể giúp ngăn chặn hàng triệu ca nhiễm khuẩn mỗi năm. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm là Cineol và α-Terpineol, đây là 2 hoạt chất có tính kháng khuẩn cao, thường được dùng để điều chế thuốc đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra. Bên cạnh đó chất Cineol còn làm nhiệm vụ kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn… và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Do vậy, người ta thường dùng tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể, làm sạch mũi, phế quản, loại bỏ các tác nhân gây hại và giúp cho đường thở thông thoáng hơn.


    Tinh dầu tràm trà có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi. Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, dầu tràm được sử dụng nhiều để cung cấp cho những người lính trên chiến trường đem theo phòng cảm.

    Tinh dầu Tràm Trà có nhiều công dụng với sức khỏe
    Tinh dầu Tràm Trà có nhiều công dụng với sức khỏe
    Tinh dầu Tràm Trà
    Tinh dầu Tràm Trà

  2. Tinh dầu tràm gió là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm gió. Đây là loại cây thân gỗ, phân bổ chủ yếu tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu cây tràm gió là Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Trong đó chủ yếu là hợp chất Cineol, hợp chất này có tính kháng khuẩn mạnh do vậy tinh dầu tràm gió thường được dùng trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa các chứng bệnh thường gặp đặc biệt bệnh về đường hô hấp.


    Tinh dầu tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp và giảm đau. Hai hợp chất Terpineol và Linalol có trong tinh dầu tràm, mà đặc biệt là Terpineol có tác dụng sát trùng rất mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, Tràm gió được dùng nhiều để trị bệnh, xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.

    Tinh dầu tràm gió
    Tinh dầu tràm gió
    Tinh dầu tràm gió
    Tinh dầu tràm gió
  3. Tinh dầu sả chanh sở hữu hương thơm nồng của sả, thoang thoảng mùi thanh dịu như vỏ chanh... Mùi chanh thoang thoảng hòa quyện cùng hương sả của tinh dầu sả chanh giúp làm dịu cảm xúc, thanh lọc không khí, thư giãn tinh thần hiệu quả. Loại tinh dầu này được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất. Tinh dầu sả chanh có tính sát khuẩn, khử trùng mạnh, chữa bệnh ngoài da, trị bệnh đường hô hấp, giảm đau đầu và đuổi côn trùng hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng tinh dầu sả chanh như xông thơm, pha loãng với dầu nền để massage…


    Bên cạnh đóng vai trò là gia vị cho các món ăn hoặc thành phần của thức uống giải khát thì hầu như ít người biết được rằng cây sả chanh khi được chiết xuất thành tinh dầu chứa đựng bao nhiêu các lợi ích sức khỏe bên trong. Tinh dầu sả chanh chứa các vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, kẽm, sắt… Loại dầu này có thể được sử dụng ngoài da hoặc thậm chí là dùng đường uống. Bên cạnh đó, mùi hương dễ chịu đến từ tinh dầu sả chanh sẽ giúp bạn bình tĩnh tâm trí, giảm cảm giác lo lắng, khó chịu nữa đó.

    Tinh dầu sả chanh
    Tinh dầu sả chanh
    Tinh dầu sả chanh
    Tinh dầu sả chanh
  4. Tinh dầu quế là tinh dầu được chiết xuất từ vỏ cây quế, với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Nó là một trong những loại tinh dầu có sản lượng lớn nhất và ứng dụng của tinh dầu quế ngày càng rộng rãi. Việc chiết xuất tinh dầu quế khó hơn so với các loại tinh dầu khác. Tinh dầu quế được chiết xuất theo phương pháp chưng cất hơi nước, sản phẩm không lẫn tạp chất từ dung môi hữu cơ nên rất an toàn cho sức khỏe. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 - 90% và hương thơm mạnh đặc trưng của tinh dầu quế.


    Tinh dầu quế mang trong mình vị cay, tính nồng ấm đây là một lựa chon thích họp cho mùa đông để phòng chống cảm cúm và mang lại không khí ấm áp cho ngôi nhà của bạn. Chỉ cần nhỏ 4 - 5 giọt tinh dầu quế vào đèn xông hoặc máy khuếch tán là bạn đã có một không gian ấm cúng. Ngoài ra, tinh dầu quế có tác dụng khử mùi, chống ẩm mốc, khử khuẩn rất tốt, giúp bạn thanh lọc bầu không khí trong mùa đông cũng như mùa dịch này.

    Tinh dầu quế
    Tinh dầu quế
    Tinh dầu quế
    Tinh dầu quế
  5. Bạc hà có thể được coi là "thần dược" trong tự nhiên. Nó không chỉ đem lại cảm giác khoan khoái, tươi mát cho người sử dụng, mà còn có tác dụng thanh lọc, khử trùng vô cùng hữu hiệu. Tinh dầu bạc hà được chiết xuất từ thân và lá của cây bạc hà, loại tinh dầu này có màu vàng nhạt, mùi hương nhẹ nhàng và rất đặc trưng. Bên cạnh tác dụng đốt để tạo hương thơm, tinh dầu bạc hà còn có rất nhiều công dụng khác như trị liệu, xông hơi, massage, làm đẹp da... Hiện tinh dầu bạc hà (dưới tên gọi menthol) đang là hoạt chất chiếm tới 60% trong thành phần các loại dầu gió, dầu xoa bóp trên thị trường.


    Không chỉ được sử dụng để chữa trị vết thương, tinh dầu bạc hà còn được sử dụng để vệ sinh nhà cửa, đặc biệt ở những vị trí tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, nhà bếp... Tinh dầu bạc hà có thể dùng dưới dạng bình xịt, sử dụng trong máy khuếch tán tinh dầu hoặc hòa cùng với nước để vệ sinh nhà cửa. Ngoài ra, Trong tinh dầu bạc hà có hoạt chất methol tự nhiên và tính mát rất cao vì thế mà nó có thể khống chế được sự phát triển của mụn, chính vì vậy mà hiện nay tinh dầu bạc tự nhiên được xem là dòng sản phẩm tốt nhất để trị mụn mà không mang đến những phản ứng phụ cho người dùng.

    Tinh dầu bạc hà
    Tinh dầu bạc hà
    Tinh dầu bạc hà
    Tinh dầu bạc hà
  6. Tinh dầu khuynh diệp hay còn được gọi với cái tên khác là tinh dầu bạch đàn được chiết xuất từ lá của cây bạch đàn. Phương pháp chiết xuất đem lại loại tinh dầu tốt nhất là sử dụng CO2, các phương pháp khác như chưng cất hơi nước thường không đem lại hiệu quả cao. Theo y học truyền thống tinh dầu bạch đàn thường được sử dụng như một tác nhân giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện tình trạng hô hấp. Ngày nay, loại tinh dầu này đã được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm khác nhau, ví dụ như nước hoa, sản phẩm tẩy rửa…


    Với chỉ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp, bạn có thể đánh bay nhiều các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm. Nhiều bác sỹ đã khẳng định: Các gia đình nên sử dụng tinh dầu khuynh diệp để phòng ngừa trong mùa cúm vốn thường rơi vào thời điểm đông xuân tại Việt Nam. Một đặc tính nổi bật khác của tinh dầu khuynh diệp đó chính là khả năng hạn chế sự tấn công của loài chuột đối với căn nhà của bạn. Bạn chỉ cần pha loãng 20 giọt tinh dầu khuynh diệp cô đặc với nước rồi phun trực tiếp dung dịch trên xung quanh nhà, nỗi lo về loài gặm nhấm này sẽ dần tan biến.

    Tinh dầu khuynh diệp
    Tinh dầu khuynh diệp
    Tinh dầu khuynh diệp
    Tinh dầu khuynh diệp
  7. Tinh dầu được chiết xuất từ cỏ xạ hương có hương thơm vì thế nó thường được dùng để làm chất tạo mùi cho một số loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng, sáp, kem, kem đánh răng cũng như trong công nghiệp dược phẩm. Dầu chiết xuất từ cỏ xạ hương có khả năng làm giảm tắc nghẽn ở đường thở cũng như cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở ngực và cổ họng khi bị cảm lạnh hoặc ho. Bên cạnh đó, dầu còn có khả năng tiêu diệt nhiễm trùng, giảm lo âu, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể.


    Caryophyllene và camphene từ tinh dầu xạ hương là 2 thành phần có tính sát trùng, do đó những hoạt chất này sẽ hạn chế việc nhiễm trùng trên da hoặc thậm chí bên trong cơ thể. Thêm vào đó, dầu còn hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng vi khuẩn ở bộ phận sinh dục và niệu đạo, đẩy lùi vi khuẩn tích tụ trong hệ hô hấp và tăng tốc độ mau lành của vết thương. Dầu từ cỏ xạ hương sẽ bảo vệ da khỏi vi khuẩn có hại và nhiễm nấm. Bên cạnh đó, dầu cũng hoạt động như một biện pháp khắc phục tại nhà đối với tình trạng mụn trứng cá, chữa lành vết loét, vết bỏng cũng như cải thiện việc da phát ban.

    Tinh dầu cỏ xạ hương
    Tinh dầu cỏ xạ hương
    Tinh dầu cỏ xạ hương
    Tinh dầu cỏ xạ hương
  8. Tinh dầu hoa oải hương có tính sát khuẩn, khử trùng, khử mùi, giúp không gian trong ngôi nhà của bạn luôn tươi mát, trong lành và an toàn. Bạn có thể sử dụng các chế phẩm từ hoa oải hương để đặt treo trong tủ quần áo, trên xe ô tô; hòa lẫn với nước để làm dung dịch vệ sinh hoặc sử dụng kèm với máy xông tinh dầu để khuếch tán vào không khí. Tinh dầu oải hương được sử dụng để điều trị tình trạng bồn chồn, mất ngủ, căng thẳng và trầm cảm. Hoa oải hương cũng được sử dụng cho một loạt các vấn đề tiêu hóa bao gồm trướng bụng (sưng do khí trong khoang ruột hoặc phúc mạc), mất cảm giác ngon miệng, nôn, buồn nôn, đầy hơi và rối loạn dạ dày.

    Ngoài ra, một số người sử dụng tinh dầu này để giảm đau đớn bao gồm đau răng, bong gân, đau dây thần kinh, loét và đau khớp. Oải hương cũng được sử dụng điều trị mụn trứng cá cũng như để thúc đẩy kinh nguyệt. Tinh dầu oải hương được sử dụng trên da đầu nhằm chữa rụng tóc (rụng tóc từng vùng) và giảm đau đớn, xua muỗi và các loại côn trùng khác. Một số người thêm tinh dầu loại hoa này vào nước tắm hằng ngày để điều trị rối loạn tuần hoàn và cải thiện tinh thần được tốt hơn. Tinh dầu hoa oải hương được sử dụng làm hương liệu điều trị các chứng mất ngủ, đau đớn và kích động liên quan đến chứng mất trí.

    Tinh dầu hoa oải hương
    Tinh dầu hoa oải hương
    Tinh dầu hoa oải hương
    Tinh dầu hoa oải hương
  9. Nếu bạn là người thường xuyên tiếp xúc với chốn đông người, lo lắng trước những diễn biến nguy hiểm của dịch Corona, E. coli, cúm gia cầm... thì việc sử dụng những sản phẩm được tinh chế từ kinh giới (Oregano) là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân trong gia đình. Tinh dầu kinh giới có thể sử dụng dưới dạng bình xịt thơm, cùng đèn xông tinh dầu hoặc pha loãng với dung dịch vệ sinh để làm sạch nhà cửa. Tinh dầu kinh giới có thể ngăn ngừa các loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu bé bị nhiễm trùng da thì bạn có thể cho bé dùng tinh dầu kinh giới mà không cần do dự. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng trong việc chữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ sơ sinh.


    Tinh dầu kinh giới giúp làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm mà trẻ mắc phải, cả bên ngoài lẫn bên trong. Khi được thoa trực tiếp, nó sẽ giúp làm dịu vùng da bị viêm. Bên cạnh đó, tinh dầu kinh giới giúp làm sạch đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy và đờm. Về cơ bản, nó hoạt động giống như một chất bài tiết bình thường, giúp giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, tinh dầu còn được dùng để xoa dịu những cơn đau do viêm họng và ho. Do đó, sản phẩm tinh dầu kinh giới thực sự hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa các bệnh về hô hấp. Tinh dầu này còn có tác dụng chống lại một số căn bệnh ung thư nhất định do nó có khả năng trung hòa một số chất oxy hóa và có thể sửa chữa những tế bào đã bị hỏng. Nó có chứa phenol, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các gốc tự do gây bệnh

    Tinh dầu kinh giới
    Tinh dầu kinh giới
    Tinh dầu kinh giới
    Tinh dầu kinh giới



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy