Top 8 Công dụng và lưu ý khi sử dụng Chalme
Chalme có tác dụng điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư ... xem thêm...vấn.
-
Sản phẩm Chalme có thành phần chính là hai chất kháng acid nhôm Hydroxit và Magie Hydroxit. Được bào chế dưới dạng hỗn dịch đóng gói sản phẩm có hàm lượng 15 gam. sản phẩm Chalme là sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú.
Sản phẩm Chalme chứa hai thành phần là chất kháng acid mạnh nên có tác dụng điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày, giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, rối loạn chức năng dạ dày. Sản phẩm được hấp thu tại ruột và bài tiết qua phân.
-
Cơ chế tác động của sản phẩm:
- Nhôm Hydroxyd: Hòa tan chậm trong dịch vị dạ dày và xảy ra phản ứng với Acid Hydrocloric tạo thành nước và nhôm Clorua. Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường lượng nhôm Clorua tạo thành được hấp thu và bài tiết qua thận khoảng 17 đến 30%. Tại ruột non, nhôm Clorua tiếp tục được chuyển hóa nhanh chóng thành dạng muối nhôm không tan nên cơ thể rất khó hấp thu. Phosphat trong ruột cũng kết hợp với nhôm tạo thành nhôm phosphat không tan, không được hấp thu vào ruột rồi tiếp tục bài tiết qua phân ra ngoài.
- Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nếu lượng Phosphat đưa vào cơ thể trong giới hạn thì việc dùng sản phẩm có thành phần là nhôm Hydroxyd sẽ làm giảm sự hấp thu Phosphate, đồng thời cũng có thể gây giảm Phosphat máu và nước tiểu, dẫn đến sự hấp thu calci tăng lên.
- Magnesium hydroxide: Tuy rằng, Magnesi hydroxyd được các nhà nghiên cứu xếp vào loại sản phẩm kháng acid không có tác dụng toàn thân, nhưng thực chất cũng có 5 đến 10% được hấp thu vào cơ thể. Magnesi chuyển hóa và được thải trừ qua thận rất nhanh chóng. Ở người bình thường, sự hấp thu không gây phản ứng kiềm hóa toàn thân, nhưng trong nước tiểu có tính kiềm.
Tác dụng sản phẩm:
Mỗi thành phần cấu tạo nên Chalme đều có những công dụng khác nhau. Tuy nhiên, khi kết hợp lại với nhau, chúng giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh. Cụ thể một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như:- Viêm dạ dày cấp và mãn tính
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Người mắc bệnh viêm hang vị dạ dày
- Bệnh nhân bị viêm loét tá tràng
- Người bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hoặc bị đau bụng trong quá trình thực hiện các thủ thuật chụp X – quang.
- Bệnh nhân bị ngộ độc acid, ngộ độc kiềm hoặc các chất ăn mòn dẫn đến xuất huyết,…
-
Tác dụng phụ của sản phẩm:
Như các loại sản phẩm khác, Chalme có thể gây ra một vài phản ứng phụ không mong muốn như buồn nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,… Thông thường, những tác dụng phụ này thường biến mất ngay sau khi giảm liều.
Tuy nhiên, nếu gặp phải những biểu hiện sau đây, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị:
- Ngứa, khó thở, phù nề hay phát ban da
- Bệnh não
- Sa sút trí tuệ
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ xảy ra ở người bị suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd
- Giảm phosphate huyết xảy ra khi dùng sản phẩm Chalme với liều lượng cao và dùng trong thời gian dài.
- Ngộ độc nhôm hoặc bị nhuyễn xương có thể xuất hiện ở những bệnh nhân có hội chứng ure huyết cao.
-
Tương tác sản phẩm:
- Tránh dùng Chalme với các kháng sinh nhóm Tetracyclin, sản phẩm kháng Muscarinic, Diazepam, Cimetidin, Digoxin, các chế phẩm có chứa sắt, INH, sản phẩm nhóm Phenothiazin, các vitamin tan trong dầu.
- Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ biết những loại sản phẩm kê đơn và không kê đơn bạn đang dùng, đặc biệt là aspirin, cinoxacin (Cinobac), ciprofloxacin (Cipro), digoxin (Lanoxin), diazepam (Valium), enoxacin (Penetrex), ferrous sulfate (sắt), fluconazole ( Diflucan), indomethacin, isoniazid (INH), itraconazole (Sporanox), ketoconazole (Nizoral), levofloxacin (Levaquin), lomefloxacin (Maxaquin), nalidixic acid (NegGram), norfloxacin (Noroxin), ofloxacin (sparfloxacin), tetracycline (Achromycin, Sumycin) và vitamin. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn uống sản phẩm kháng axit trong khi dùng những loại sản phẩm này thì bạn không dùng chúng trong vòng 2 giờ sau khi uống sản phẩm kháng axit.
- Danh sách trên có thể không mô tả hết mọi tương tác sản phẩm có thể xảy ra. Vì thế, hãy cung cấp thông tin cho bác sĩ của bạn danh sách tất cả các loại sản phẩm, thảo mộc, sản phẩm không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng mà bạn sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy cho họ biết nếu bạn hút sản phẩm, uống rượu hay sử dụng các chất kích thích.
- Người bệnh nên dùng sản phẩm Chalme theo chỉ định của bác sĩ để tránh tương tác sản phẩm.
- Chalme có thể làm giảm khả năng hấp thu của một số sản phẩm dưới đây khi sử dụng chung cùng lúc. Vì thế, bệnh nhân không nên dùng chúng cùng lúc với nhau: Tetracyclin, Indomethacin, Muối sắt, Phenothiazin, Isoniazid, Ranitidin, Cimetidin, Benzodiazepin, Chlorpromazin, Ketoconazol, Digoxin, Allopurinol, Levodopa, Corticosteroid, Penicillamin, Kháng thụ thể H2, Dicoumarol, Vitamin tan trong dầu.
Bệnh cạnh đó, các sản phẩm làm tăng tác dụng phụ của Chalme khi dùng chung như Amphetamin và Quinidin. Ngoài ra, Chalme cũng có thể làm giảm hiệu quả của sản phẩm Polystyren sulphonat.
-
Cách sử dụng sản phẩm Chalme:
- Sản phẩm Chalme được dùng bằng đường uống. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng Sau khi uống sản phẩm này, bạn hãy uống một cốc nước đầy. sản phẩm kháng axit thường được dùng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên giữ ở tư thế thẳng trong 1 đến 2 giờ sau khi dùng sản phẩm này. Hãy uống sản phẩm đều đặn và không nên uống sản phẩm nhiều hơn chỉ dẫn.
Liều dùng chung của sản phẩm Chalme:
- Để kháng acid (nguyên nhân gây nên các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, rối loạn dạ dày): Tùy theo tình trạng của từng người bệnh mà liều dùng Chalme cần để trung hòa acid dạ dày sẽ thay đổi khác nhau. Thông thường sẽ phụ thuộc vào lượng acid dịch vị tiết ra và khả năng đệm của từng chế phẩm riêng biệt.
- Dạng hỗn dịch phối hợp sản phẩm kháng acid chứa hợp chất magnesi cùng với nhôm có ưu điểm vượt trội là khắc phục tình trạng gây táo bón của nhôm hydroxit nhờ tính chất nhuận tràng của magie hydroxit.
- Theo khuyến cáo liều dùng tối đa để điều trị triệu chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa không nên dùng quá 14 ngày, trừ khi đó là do bác sĩ kê đơn hoặc có sự giám sát của thầy sản phẩm.
- Dùng điều trị trong bệnh loét dạ dày - tá tràng: Để sản phẩm có thể phát huy tối đa tác dụng chống acid ở thời điểm tối ưu nhất thì bạn nên uống sản phẩm kháng acid từ 1 đến 3 giờ sau bữa ăn chính và ngay trước khi đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa dịch vị. Có thể uống thêm liều bổ sung để giảm cơn đau giữa các liều chính đã được quy định. Đối với việc điều trị loét dạ dày tá tràng, liều lượng sản phẩm kháng acid được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và nó thường không giống nhau ở mỗi người.
- Rất khó để kiểm tra thông thường và không có mối liên quan giữa việc hết triệu chứng ợ chua, khó tiêu hay rối loạn dạ dày với vết loét đã lành, nên cần duy trì uống sản phẩm kháng acid ít nhất 4 đến 6 tuần sau khi hết triệu chứng.
Liều dùng cụ thể theo đường uống
Trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng:
- Trẻ em: liều thông thường 5 đến 15 gam hỗn dịch, cách 3 đến 6 giờ uống một lần hoặc 1 đến 3 giờ sau các bữa ăn các bữa ăn chính và ngay trước khi đi ngủ;
- Người lớn: liều thông thường 15 đến 45 gam hỗn dịch, cách 3 đến 6 giờ uống một lần hoặc 1 đến 3 giờ sau các bữa ăn các bữa ăn chính và ngay trước khi đi ngủ
Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa:
- Trẻ em: 2 đến 5 gam hỗn dịch/ liều, cách 1 đến 2 giờ uống một lần;
- Trẻ lớn: 5 đến 15 gam hỗn dịch/ liều, cách 1 đến 2 giờ uống một lần;
- Người lớn: 30 đến 60 gam hỗn dịch, cách 1 giờ uống 1 lần;
Cần điều chỉnh liều lượng sản phẩm Chalme để duy trì pH dạ dày > 5.
Để kháng acid (làm giảm triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, rối loạn dạ dày):
- Người lớn uống 30g hỗn dịch, vào lúc 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc đi ngủ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng sản phẩm cụ thể tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Người bệnh cần chú ý không dùng quá liều lượng được kê. Dùng sản phẩm nhiều hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của mà chúng có thể gây ngộ độc hoặc gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu sử dụng quá liều Chalme và xuất hiện các tác dụng phụ thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.
-
Những điều cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm:
Khi sử dụng sản phẩm Chalme để điều trị bệnh, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu bản thân có những vấn đề sau.
- Khó tiêu kéo dài hoặc bị lặp đi lặp lại
- Bệnh về đường tiêu hóa
- Ung thư đường tiêu hóa
- Suy thận
- Suy tim sung huyết
- Xơ gan
- Đang ăn kiêng
Các lưu ý khác:
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý những điểm sau, tránh tình trạng sản phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nếu sử dụng sản phẩm Chalme điều trị trong 2 tuần mà triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên ngưng dùng sản phẩm.
- Không nên uống sản phẩm này kéo dài liên tục trên 2 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh nhân bị bệnh di truyền hiếm gặp rối loạn dung nạp fructose không nên sử dụng sản phẩm Chalme, bởi sản phẩm có chứa sorbitol.
- sản phẩm Chalme không dùng cho trẻ em chỉ dùng ở người lớn. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng sản phẩm này để điều trị bệnh cho con. Bên cạnh đó, để bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
-
Xử lý khi quá liều:
- Trong trường hợp sử dụng quá liều, người dùng có thể bị tiêu chảy do tác dụng của muối magnesi hòa tan trên đường ruột. Phương pháp điều trị khi quá liều là điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Xử lý khi quên liều:
- Nếu quên một liều, bạn có thể uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu liều đó gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều bị quên và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo đúng thời gian quy định.