Top 6 Dẫn chứng nghị luận xã hội về lòng dũng cảm hay nhất
Một bài văn nghị luận xã hội thành công bắt buộc các bạn phải sử dụng dẫn chứng. Dẫn chứng càng hay, xác đáng cũng giống như nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt. ... xem thêm...Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ...Dưới đây Toplist cung cấp cho các bạn những dẫn chứng hay nhất khi viết về lòng dũng cảm:
-
Dẫn chứng: Anh hùng La Thị Tám
Những năm tháng chiến tranh ác liệt, trong đội hình của tiểu đội 10 - Đại đội 2 - Giao thông vận tải, chị La Thị Tám luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ, những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào, để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá.
Suốt 200 ngày đêm ròng rã, các chị đã đếm được, cắm tiêu được một số lượng bom hết sức khủng khiếp: 1.205 quả bom tấn, bom tạ… . Hiện lên giữa bom đạn Mỹ mù trời là một người con gái nhỏ nhắn, dũng cảm, kiên trung, giữa cái sống và cái chết thật mong manh mà miệng vẫn luôn nở nụ cười. Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái kiên trung ấy... chị La Thị Tám.
Trong những ngày tháng chiến đấu đó, nhiệm vụ mà La Thị Tám đảm nhiệm hết sức nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết, song không ai được bỏ quên nhiệm vụ, dù cái chết là rình rập hàng ngày với bom Mỹ.
-
Dẫn chứng: Malala Yousafzai - cô gái trẻ nhất lịch sự đạt giải Nobel
Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống.
Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”
-
Dẫn chứng: Anh hùng La Văn Cầu
Anh hùng La Văn Cầu luôn khao khát được tham gia giải phóng đất nước nên khi mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được gia nhập vào bộ đội.
Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận đánh trong các cương vị chiến sĩ cũng như chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng các bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới mà quân đội ta đã mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
-
Dẫn chứng: Nguyễn Văn Nam
Câu chuyện cảm động về em Nguyễn Văn Nam – chàng trai trẻ sinh năm 1995 đã cứu sống 5 em học sinh đang bị đuối nước vào ngày 30/4/2013. Tuy nhiên sau khi đã cứu sống em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và rồi hy sinh.
Thời điểm ấy Nam mới chỉ vừa tròn 18 tuổi – cái tuổi mà con người ta vẫn còn tràn đầy năng lượng ước mơ và những hoài bão to lớn về tương lai tươi đẹp ở phía trước. Nhưng điều đáng ngợi ca hơn cả đó chính là tấm lòng dũng cảm thật đẹp đẽ nhưng cũng không kém phần bi thương của em. Trước đó Nam cũng đã từng 9 lần cứu người đuối nước dù vẫn còn đang trong độ tuổi THPT. Đây quả thực là một tấm gương cao đẹp và sáng người về lòng dũng cảm của con người. Để cứu người bị đuối nước, em đã không ngần ngại hy sinh chính bản thân mình, dũng cảm chiến đấu với dòng nước cuốn để có thể cứu người.
Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của chàng trai trẻ, gia đình Nam đã nhận được thư chia buồn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Còn riêng với cá nhân Nam, em đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
-
Dẫn chứng: Nữ anh hùng Võ Thị Sáu
Tấm gương chị Võ Thị Sáu, ngay cả khi đứng trước họng súng của quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát. Cô nói: "Không cần bịt mắt tôi, hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn thấy đất nước thân yêu và tôi có đủ can đảm để nhìn vào họng súng các người".
Khi thực dân Pháp đưa chị Sáu ra pháp trường xử bắn nhưng chị Sáu vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu, không hề run sợ trước họng súng của kẻ thù. Tại pháp trường, trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu yêu cầu không bịt mắt và hô to: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Tấm gương hy sinh của nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu thể hiện người chiến sĩ công an xung phong sẵn sàng vì nước, vì dân chiến đấu với kẻ thù đến cùng. Sự hy sinh cao cả đó trở thành biểu tượng cao đẹp, cổ vũ tinh thần cho lớp lớp thanh niên cả nước đứng lên chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. -
Dẫn chứng: Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi
Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi sinh ra và lớn lên tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Dù mới cưới vợ 10 ngày nhưng với lòng yêu nước anh đã xung phong nhận nhiệm vụ cách mạng. Không may anh bị giặc bắt, nhưng quyết không khai, nhận trách nhiệm về mình dù bị tra tấn dã man.
Vào 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964, chúng đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn. Khi ra pháp trường anh rất bình thản, trước đông đảo các nhà báo trong và ngoài nước, anh đã vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ. Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Trỗi tại pháp trường đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ.
Hình ảnh cuối cùng của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, anh Nguyễn Văn Trỗi hô to:
Hãy nhớ lấy lời tôi!
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!