Top 6 Dàn ý thuyết minh về phích nước - lớp 8 hay nhất

Bình An 84381 0 Báo lỗi

Cái phích nước là thứ đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình bởi vì đồ vật này giúp con người dự trữ nước nóng. Đặc biệt là vào ngày mùa đông thì đồ vật ... xem thêm...

  1. I, MỞ BÀI

    - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc phích nước của lớp 8.


    II, THÂN BÀI

    * Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc phích nước

    - Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài.

    => Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách ly nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.


    * Hình dáng, các bộ phận của chiếc phích nước

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong.

    - Vỏ phích:

    + Phần vỏ ngoài: Thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích.

    + Nắp phích:Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài.

    + Tay cầm: Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn.

    - Ruột phích: Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.


    * Công dụng phích nước

    - Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao.

    - Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết.

    * Cách chọn và bảo quản phích nước

    - Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, nếu bị vỡ thì sẽ không còn khả năng giữ ấm.

    - Cách sử dụng: Đối với những chiếc phích mới mua về, ta không nên trực tiếp đổ nước nóng vào mà nên đổ nước ấm vào trước khoảng ba mươi phút sau đó đổ đi rồi mới đổ nước nóng vào dùng. Nếu ruột phích bị nứt vỡ thì chúng ta phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi dùng nên để ở nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.


    III, KẾT BÀI

    - Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. a) Mở bài:

    Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.


    b) Thân bài:

    1/ Tên gọi và xuất xứ:

    Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân. Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

    Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.


    2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

    a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

    - Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

    - Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

    - Tay cầm: Bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

    - Nút phích (nắp đậy ruột phích): Thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

    b/ Ruột phích: Bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.


    3/ Cách chọn:

    - Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

    - Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 700C.


    4/ Cách sử dụng:

    - Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

    - Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.


    5/ Cách bảo quản: “Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

    - Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

    - Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

    - Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

    - Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.


    c) Kết bài

    Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Mở bài: Phích nước là đồ dùng hết sức quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, từ lâu nó trở thành người bạn gắn nó gần gũi thân thiết.


    II.Thân bài:

    1. Các kích cỡ và nhãn hiệu của phích nước.

    – Phích nước rất đa dạng về kích thước, to nhỏ khác nhau, loại nhỏ chứa độ khoảng nửa lít, loại lớn ba bốn lít nước nhưng phổ biến nhất là loại từ lít rưỡi đến hai lít.

    – Hiện nay phích nước có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhưng có uy tín trên thị trường là loại phích nước Rạng Đông. Phích nước nhập từ Trung Quốc về thường có giá rất rẻ nhưng chất lượng không đồng đều, có những cái sử dụng tốt và có những cái lại rất dở. Phích nước Rạng Đông


    2. Cấu tạo của phích nước: Phích nước gồm có hai phần ruột phích và vỏ phích.

    – Vỏ phích, quai xách, thân và đáy thường được làm bằng nhôm dát mỏng, hoặc bằng tre đan, gần nay được làm bằng nhựa nó vừa tránh được rỉ sét vừa lại bảo vệ rất tốt cho ruột phích. Vỏ phích được làm bằng nhiều màu khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng và thêm cả những hình vẽ trang trí. Nút phích do đặc tính tiếp xúc với nước được làm bằng một loại gỗ xốp nhẹ và bao bọc bởi lớp vải mỏng.

    – Ruột phích là phần quan trọng nhất gồm có hai lớp thủy tinh ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.


    3. Công dụng của phích nước:

    – Phích nước có tác dụng giữ nhiệt cho nước luôn nóng để sử dụng trong ngày. Một phích nước tốt thì có thể giữ được nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ.

    – Người ta dùng nước trong phích để pha trà, pha sữa, rửa ấm… hoặc mang đi xa ở những nơi không có điều kiện đun nấu.


    4. Bảo quản và sự dụng:

    – Muốn phích nước giữ nóng được lâu khi đổ nước sôi vào. Ta rưới tráng phích bằng nước nóng trước, đậy nút chặt, nước không nên đổ quá tràn ra ngoài, nhưng không nên quá ít dễ làm mất nhiệt.

    – Phích nước phải để xa tầm tay trẻ con để khỏi vỡ và không nguy hiểm.


    III. Kết bài: Phích nước luôn là một người bạn quen thuộc trong cuộc sống con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Phần mở bài: Giới thiệu về chủ đề cần thuyết minh đó là cái phích nước (bình thủy).

    Với nhu cầu giữ nước nóng phục vụ trong đời sống con người nên người ta đã phát minh ra cái phích nước, đây là vật dụng quan trọng và hữu ích mà gia đình nào cũng có.


    II. Phần thân bài

    1. Lịch sử ra đời cái phích nước

    – Phích nước phát minh do nhà vật lý học Sir James Dewar năm 1892.

    – Năm 1904 chiếc phích nước đầu tiên ra đời từ nghiên cứu của nhà vật lý Dewar.

    – Phích nước có công dụng giữ nóng giữ lạnh.


    2. Cấu tạo của phích nước

    Gồm có 2 phần ruột và vỏ.

    – Vỏ thường có hình trụ, làm bằng chất liệu nhựa hoặc bằng kim loại. Vỏ thường có nhiều màu sắc, hoa văn dùng để trang trí.

    – Phần ruột phích nước thường làm bằng thủy tinh tráng bạc. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không sẽ giúp giữ nhiệt bên trong..

    – Các bộ phận khác như nắp (ngăn sự truyền nhiệt của phích nước ra bên ngoài), quai cầm giúp thuận tiện khi muốn di chuyển chuyển trên quai cầm thường có hoa văn trang trí. Phần đáy phích có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su.

    – Dung tích phích nước rất đa dạng với nhu cầu của từng người như 1 lít, 2 lít, 2,5 lít, 3,2 lít,..

    – Mẫu mã nhiều màu sắc, kiểu dáng, hoa văn khác nhau.


    3. Cách dùng

    – Phích nước sử dụng rất đơn giản.

    – Khi mua phích nước mới cần rửa sạch bên trong trước khi sử dụng.

    – Đổ nước nóng vào, không nên đổ quá đầy mà nên có khoảng cách giữa mực nước đối với nắp phích giúp giữ nhiệt tốt hơn.

    – Sau khi dùng hết nước nóng, hãy tráng qua một lần bằng nước sạch, sau đó rót nước sôi vào trong phích nước và vặn nắp chặt giữ nhiệt.


    4. Bảo quản phích nước

    – Khi dùng tránh va đập mạnh có thể khiến phích nước bị vỡ hoặc ruột phích bị bắn ra ngoài gây nguy hiểm.

    – Không để phích nước gần lửa, không để ngập nước.

    – Để nơi cao ráo tránh xa tầm tay của trẻ em.


    III. Phần kết bài

    – Phích nước là đồ dùng quan trọng và hữu ích với con người trong nhà.

    – Hãy biết cách sử dụng và bảo quản phích nước để sử dụng bền lâu dài trong nhà.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Mở bài

    Đồ dùng quen thuộc nhà nào cũng có đó là phích nước để đựng nước, giữ nhiệt, giữ lạnh.


    II. Thân bài

    1. Tên gọi, xuất xứ

    – Xuất hiện từ rất lâu, bình thủy tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp.

    – Các loại phích nước: phích nước có nhiều loại, kiểu dáng khác nhau, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp nhiều kích cỡ khác nhau. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng như thông thường còn có loại chức năng giữ lạnh.


    2. Cấu tạo, chất liệu

    – Vỏ phích nước: cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa.

    – Thân phích thường làm bằng nhựa.

    – Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

    – Tay cầm thường làm bằng nhựa.

    – Nút phích: chủ yếu được làm bằng nhựa đặc biệt giúp giữ nhiệt.

    – Ruột phích: làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.


    3. Sử dụng bảo quản phích nước

    – Sử dụng: phích mới mua các bạn không nên đổ nước sôi vào ngay như vậy phích sẽ bị nứt, bể ngay. Trước tiên nên cho nước ấm thời gian khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi.

    – Bảo quản phích nước

    + Làm sạch phích vào vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại rồi dùng lực từ bên ngoại lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong.

    + Giữ nhiệt cho phích nước lâu dài hơn bạn cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên để một khoảng nhỏ rồi hãy đậy nắp lại.

    + Để xa tầm tay trẻ em để tránh gây bỏng cho trẻ em.

    + Tránh va đập mạnh với các vật cứng có thể làm hỏng phích nước.


    III. Kết bài

    Chiếc phích nước dù làm bằng gì và hình dạng thế nào cũng đều mang lại tiện ích và giúp ích rất nhiều cho con người trong đời sống hàng ngày.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. 1, Mở bài

    Giới thiệu khái quát về cái phích nước


    2, Thân bài

    a. Nguồn gốc, xuất xứ của cái phích nước

    – Phích nước ra đời vào những năm 1982, bởi công trình nghiên cứu của nhà hóa học kiêm vật lí học người Scotland có tên là Dewar

    – Phát minh ra phích nước nhờ vào sự cải tiến từ chiếc thùng nhiệt lượng kế của nhà khoa học Newton.

    – Đến năm 1904, chiếc phích nước đầu tiên chính thức trở thành một trong số những sản phẩm hàng hóa thương mại trên thế giới bởi hai nhà khắc thủy tinh người Đức

    – Ngày nay, chiếc phích nước đã trở thành sản phẩm gia dụng cần thiết và phổ biến trong hầu khắp các gia đình với nhiều nhà sản xuất, nhiều mẫu mã và nguyên liệu khác nhau.


    b. Cấu tạo của phích nước

    – Thường cao 40-50 xăng-ti-mét, có dung tích khoảng 1,5 lít

    – Vỏ phích:

    + Bao bọc ngoài ruột phích và để bảo vệ cho ruột phích.

    + Được làm bằng nhựa hoặc cũng có thể làm bằng kim loại thường có nhiều màu sắc khác nhau, được điểm vẽ những họa tiết, hoa văn rất bắt mắt.

    + Vỏ phích còn có quai phích ở bên cạnh thân và ở trên giúp cầm nắm hay di chuyển phích dễ dàng hơn.

    + Trên cùng của phích còn có nắp phích, nó có tác dụng giữ nhiệt cho nước ở trong ruột phích.

    + Dưới cùng của vỏ phích còn có đáy phích, bộ phần này có thể tháo lắp dễ dàng khi chúng ta cần thay ruột phích.

    – Ruột phích.

    + Thường được làm bằng hai lớp thủy tinh và giữa chúng có một lớp chân không.

    + Để có thể giữ nhiệt độ được lâu hơn, ruột phích còn được tráng một lớp bạc bóng.


    c. Công dụng và cách sử dụng, bảo quản phích nước

    – Có tác dụng giữ nhiệt cho nước, thời gian giữ nhiệt ấm cho nước thường dao động từ 4-8 tiếng.

    – Phải chọn lựa nó một cách kĩ càng và cẩn thận bởi lẽ nếu chúng ta chọn phích không đảm bảo chất lượng thì sẽ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

    – Trong quá trình sử dụng chúng ta cũng cần hết sức thận trọng:

    + Tránh để phích va chạm vào những vật liệu cứng hay để nó rơi xuống đất.

    + Cần đặt phích ở nơi kín đáo, tránh xa những chỗ trẻ con có thể với tới.

    + Sau một thời gian sử dụng cần kiểm tra lại độ chắc chắn của quai phích và thay ruột phích khi cần thiết


    3, Kết bài

    Khái quát lại về vai trò, ý nghĩa, công dụng của cái phích nước và cảm nghĩ của bản thân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy