Top 5 Địa điểm du lịch đẹp nhất bạn không thể bỏ qua khi về thăm "Hà Tây cũ"

  1. Top 1 Chùa Hương
  2. Top 2 Chùa Thầy
  3. Top 3 Làng cổ Đường Lâm
  4. Top 4 Vườn quốc gia Ba Vì
  5. Top 5 Hồ Quan Sơn

Top 5 Địa điểm du lịch đẹp nhất bạn không thể bỏ qua khi về thăm "Hà Tây cũ"

Đỗ Thúy 12255 1 Báo lỗi

Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, từ ngày 1-8-2008 toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội. Dẫu chẳng còn là một tỉnh độc lập ở Việt Nam, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chùa Hương

    Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là chùa Hương, là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cảnh chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị. Vẻ đẹp của nơi đây tựa như một bức tranh thủy mặc, không chỉ là nơi để cầu tụng mà còn là địa điểm lý tưởng để bạn dành ra những phút giây thư giãn trong lòng mình. Cái cảm giác ngồi trên thuyền xuôi theo dòng suối Yến xanh một màu như ngọc, nắng nhẹ, gió nhẹ, chim muông hót ca bên phía 2 bên triền núi đủ để khiến mỗi người quên đi mọi muộn phiền và lo âu trong lòng.


    Bức tranh chùa Hương đẹp nhất có lẽ là đầu hạ hoặc mùa thu – thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10. Đó không còn là khung cảnh người người kéo nhau đi lễ chùa, đi dạo hội mà thay vào đó là bức tranh thiên nhiên yên tĩnh hữu tình và trầm mặc, điểm xuyết thêm vài chiếc thuyền lãng đãng trôi trên mặt nước, cảnh tượng thanh tịnh đến lạ kỳ. Những cảm nhận về chùa Hương có thể nói là đẹp cả trong 4 mùa – đầu hạ hoa gạo đỏ rực một góc trời, thu về phủ dòng suối Yên một sắc tím bạt ngàn của hoa súng, mùa xuân thì hoa ban, hoa mận nở trắng khắp các triền núi. Vẻ đẹp thiên tạo đầu tiên có lẽ phải kể đến suối Yến, con suối có nét đặc thù riêng ở một địa danh hấp dẫn, dòng suối Yến như tà áo dài của người phụ nữ Việt buông nhẹ giữa hai bên núi. Hoa súng, hoa lau đua nhau khoe sắc, lấp ló hai bên bờ những ngọn núi trùng điệp mà thiên nhiên ban tặng vô tình được con người đặt cho cái tên gọi: Núi Ngũ Nhạc, Núi Voi Phục, Núi Mâm Xôi,…


    Ngoài ra, người ta cũng không quên nhắc đến động Hương Tích, đã từng được chúa Trịnh Sâm tôn vinh làm “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Cửa động Hương Tích có lối Lên Trời, lối Xuống Âm Phủ. Nơi đây là điểm hội tụ nhiều cảnh đẹp của chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Kình với chim ca, vượn hót, tiếng suối róc rách như bản hòa tấu muôn màu sắc và thanh âm của thiên nhiên. Trong động, nhũ đá có các hình thù đa dạng, những “dòng sữa mẹ” tinh khiết chảy giọt từ trên khe đá xuống hòa vào không gian tĩnh lặng mùa thu cũng là một trải nghiệm thú vị.

    Chùa Hương
    Chùa Hương
    Chùa Hương
    Chùa Hương

  2. Top 2

    Chùa Thầy

    Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.


    Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư. Phía dưới là tượng thiền sư nhập định trên tòa sen vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoác áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của tòa bảo điện là tượng toàn thân của thiền sư. Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song là tượng thiền sư đã hóa kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng. Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống. Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh bắt đầu con đường tu hành của mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ. Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải dò từng bước một và phải vịn vào nhau .

    Đi ngược lên phía trên là đến đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bò âm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ngoài ra, du khách sẽ thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này. Đó là những nét chính của khu danh thắng chùa Thầy. Nơi đây có động, có hồ, có chợ Trời, đất điểm trời tô thật mỹ lệ và hấp dẫn. Một khung cảnh hòa quyện tuyệt mỹ làm đắm say lòng người.

    Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Đang vào mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội đông vui, sôi nổi.

    Chùa Thầy
    Chùa Thầy
    Chùa Thầy
    Chùa Thầy
  3. Top 3

    Làng cổ Đường Lâm

    Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.


    Làng cổ Đường Lâm hiện nay có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ, những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo nên hình thù võng lưng, gắn liền với nhà sàn, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, ao. Nằm trong trung tâm của quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, còn có di tích Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh. Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) và đền, lăng Ngô Quyền. Bạn có thể đi du lịch làng cổ Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội và mùa lúa chín là thời điểm thích hợp hơn cả cho một chuyến du hí.


    Đi tới đây vào mùa lúa chín tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát đầy rơm khô, ngửi mùi hương của rơm rất thú vị.


    Làng cổ Đường Lâm
    Làng cổ Đường Lâm
    Làng cổ Đường Lâm
    Làng cổ Đường Lâm
  4. Top 4

    Vườn quốc gia Ba Vì

    Với diện tích hơn 11.460ha, nằm trên địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội) thuộc Hà Tây cũ, Vườn Quốc gia Ba Vì là địa điểm không thể bỏ qua đối với những du khách ưa khám phá, mạo hiểm.


    Đây là khu sinh thái tuyệt vời. Vườn Quốc Gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì - Hà Nội. Ở đây bạn có thể thỏa mình vào thiên nhiên kỳ thú, loại bỏ nhiều phiền muộn tránh xa mọi ồn ào của cuộc sống. Đây cũng là chia sẻ của nhiều người khi đã từng đến đây và còn muốn quay lại thêm nhiều lần hơn nữa. Vào tiết trời thu, là mùa hoa Dã quỳ nở đẹp. Bạn sẽ chìm đắm trong sắc vàng của loài hoa này. Một loài hoa tuyệt đẹp. Đây là địa điểm phượt lý tưởng cho các bạn muốn thỏa sức với thiên nhiên. Có rất nhiều cảnh đẹp để bạn có thể check-in cùng bạn bè và khám phá những điều thú vị.


    Vườn Quốc Gia Ba Vì có 1.209 loài thực vật trong đó có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Bách xanh, Sến mật, Phỉ ba mũi, Dẻ tùng sọc trắng, Hoa tiên, Râu hùm, Kim tuyến... Hệ động vật có 63 loài thú, với nhiều loài quý hiếm như: Cầy gấm, Cu li lớn, Gà lôi trắng, Rồng đất, Cà cuống, Bướm rồng đuôi trắng... Núi Ba Vì tương truyền là nơi hóa thân của Đức thánh Tản Viên Sơn Tinh, vị thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tâm thức người Việt. Để ghi nhớ công lao trị thủy của Đức Thánh Tản Viên, nhân dân lập Đền thờ Ngài trên đỉnh Tản Viên, tục gọi là Đền Thượng. Đền Thượng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 2/2008. Ngoài những giá trị lịch sử, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Văn Lang đời Vua Hùng thứ 18 và cảm nhận sâu sắc hơn về mối tình giữa chàng Sơn Tinh với nàng công chúa Ngọc Hoa. Trên đỉnh Vua là Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Ngôi đền nằm giữa không gian huyền ảo, lẫn trong mây trắng bồng bềnh và tiếng chim rừng lảnh lót dưới những tán cây cao vút.Ở độ cao 600m là điểm di tích lịch sử cách mạng ghi dấu trận đánh dũng cảm giữa bộ đội ta với thực dân Pháp trong chiến dịch Hòa Bình năm 1952.


    Đến thăm nơi này, du khách như được sống lại quá khứ hào hùng, được trải lòng với hồn thiêng núi Tản sông Đà. Hơn nữa, chi phí cho các hoạt động ở đây cũng khá là phù hợp với túi tiền của mỗi người. Nên hãy đừng bỏ qua địa điểm tuyệt vời này các bạn nhé!

    Vườn quốc gia Ba Vì
    Vườn quốc gia Ba Vì
    Vườn quốc gia Ba Vì
    Vườn quốc gia Ba Vì
  5. Top 5

    Hồ Quan Sơn

    Khu Du lịch hồ Quan Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km thuộc địa phận của 5 xã huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Nơi đây rất đẹp bởi sự pha trộn giữa những ngọn núi đá vôi bên hồ cùng thảm thực vật vô cùng phong phú.


    Hồ Quan Sơn là một điểm du lịch cuối tuần, một trong nhiều lựa chọn cho chuyến đi một ngày quanh Hà Nội. Hồ Quan Sơn là một khu hồ rộng khoảng 850 ha thuộc địa phận của 5 xã, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 50 km. Phong cảnh của Hồ Quan Sơn đẹp bởi sự pha quyện giữa những ngọn núi đá vôi lừng lững bên mặt hồ, trên mặt nước là những thảm thực vật phong phú như Trang Trang, Sen...

    Hồ Quan Sơn có không khí trong lành và cảnh vật thiên nhiên phong phú nơi đây được ví như một "Hạ Long thu nhỏ". Hồ Quan Sơn hiện đang là điểm đến lý tưởng để đi picnic, cắm trại, tham quan của nhiều bạn trẻ. Bạn nên đến vào Hồ Quan Sơn từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 âm lịch, lúc này là mùa sen nở rất đẹp. Nếu đi vào những mùa khác bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng những thảm trang trang phủ bóng mặt hồ cũng rất thú vị. Đặc biệt vào mùa sen nở bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn sen tràn ngập mặt hồ như những bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên ban tặng vô cùng lãng mạn và hấp dẫn, chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn những cảm xúc khó tả, lâng lâng trong vui sướng.

    Khu du lịch hồ Quan Sơn còn sở hữu gần 20 ngọn núi lớn nhỏ kéo dài bao quanh các vách đá dựng đứng nằm giữa lòng hồ, bạn cũng có thể đi du ngoạn bằng thuyền, chơi những môn thể thao dưới nước và thưởng thức những món thủy sản thơm ngon mang đậm hương vị vùng sông nước.


    Hồ Quan Sơn
    Hồ Quan Sơn
    Hồ Quan Sơn
    Hồ Quan Sơn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy