Top 12 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất Hải Phòng

Gia Trinh Tran 11953 0 Báo lỗi

Hải Phòng được biết đến là thành phố hoa phượng đỏ, thành phố biển của miền Bắc nước ta. Nhưng ít ai biết đến Hải Phòng đâu đó vẫn còn những nét tâm linh, đời ... xem thêm...

  1. Khi nói đến Hải Phòng, hầu như ai cũng luôn nhắc đến Nữ tướng Lê Chân, người đã lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng bây giờ. Đền Nghè tức An Biên cổ miếu là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng vào năm 1975. Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều, Quảng Ninh, vì nợ nước, thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.


    Đền Nghè (còn được gọi với cái tên An Biên cổ miếu) là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan… Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Hiện Đền còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và chạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi.


    Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hóa 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trang An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.


    Hiện nay, Đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của Nữ tướng Lê Chân. Tại tòa hậu cung, tượng Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.


    Địa chỉ: Số 53 Lê Chân, An Biên, Lê Chân, Hải Phòng

    Ngày hội chính: Các ngày 8/2, 18/8 và 25/12 Âm lịch

      Đền Nghè (An Biên cổ miếu)
      Đền Nghè (An Biên cổ miếu)
      Đền Nghè (An Biên cổ miếu)
      Đền Nghè (An Biên cổ miếu)

    • Top 2

      Từ Lương Xâm

      Từ Lương Xâm là một trong “Tứ Linh Từ” của huyện cổ An Dương, nay là một trong 3 “Linh Từ” của quận Hải An (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá). Trong số các di tích thờ vua Ngô Quyền trên địa bàn quận Hải An, Từ Lương Xâm được suy tôn là “Từ Cả” - tức là nơi đứng đầu về thờ Ngô Quyền, là căn cứ đại bản doanh của Ngô Quyền khi ông chỉ huy trận Bạch Đằng năm 938.


      Tại Từ Lương Xâm còn lưu giữ được 25 đạo sắc chính và hơn 20 sắc phong được sao lại có niên đại năm 1522 đến năm 1924 của các triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Trong các sắc phong đó, nhiều triều đại suy tôn Đức Vương Ngô Quyền là “Thượng đẳng tối linh đại vương”, là “Ngô Vương Thiên tử” và nhiều mỹ tự.


      Đặc biệt tại nhà Dải vũ lưu giữ 03 chiếc cọc Bạch Đằng là chứng tích của trận Bạch Đằng năm 938; trong trận này, Ngô Quyền đã sử dụng kế sách cắm cọc nhọn đầu bịt sắt ngầm ở cửa biển, lợi dụng con nước thủy triều tạo nên một trận địa cọc tiêu diệt quân Nam Hán làm nên chiến thắng lưu danh sử sách và chiếc thuyền rồng, biểu tượng cho trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.


      Địa chỉ: Lương Xâm, Nam Hải, Hải An, Hải Phòng

      Ngày hội chính: Từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng hàng năm

        Cổng vào Từ Lương Xâm
        Cổng vào Từ Lương Xâm
        Từ Lương Xâm
        Từ Lương Xâm
      • Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Năm 1535, ông thi đỗ Trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc, giữ chức Tả thị lang. Năm 1543, trước cảnh quan lại lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng trảm sớ đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, xong không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…


        Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam với hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Sau khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, để tưởng nhớ công ơn của ông người dân đã lập đền thờ tại quê nhà của ông ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991.


        Đến Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m, nặng 8,5 tấn uy nghiêm qua bao mùa mưa nắng, hai bức phù điêu lớn với những nét điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân đã dựng lên những thước phim sống động về những thăng trầm trong cuộc đời danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, căn nhà được lợp bằng cói mô tả Bạch Vân Am trước đây, cùng với đó là nhà trưng bày, nơi lưu giữ bút tích, những kiệt tác văn học qua những bản in cổ, những lời sấm truyền cho ngàn đời sau.


        Địa chỉ: Trung Am, Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

        Ngày hội chính: Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 11 âm lịch hàng năm

          Đền thờ Trạng Trình
          Đền thờ Trạng Trình
          Đền thờ Trạng Trình
          Đền thờ Trạng Trình
        • Khu di tích Tràng Kênh (Bạch Đằng Giang) là một quần thể bao gồm 3 ngôi đền và 1 ngôi chùa theo dòng Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam nằm trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp, sự uy nghiêm của các công trình kiến trúc như đền, chùa mà còn bởi sự quản lý rất tốt của các ban ngành chức năng với tôn chỉ “3 không”: không mất tiền, không rác thải, không hàng quán.


          Ngôi đền đầu tiên trong quần thể di tích Tràng Kênh là đền thờ đức vua Lê Đại Hành. Đây là vị vua của triều Tiền Lê, đã có công đánh thắng quân Tống xâm lược tại dòng sông Bạch Đằng vào năm 981. Ngôi đền tiếp theo và cũng là nổi bật nhất trong quần thể di tích Tràng Kênh là đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi đền được xây dựng hướng ra dòng sông Bạch Đằng và ngọn núi U Bò, nơi trước đây Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Nhà Trần đánh tan quân xâm lượng Mông Nguyên vào năm 1288 bắt sống đại tướng Ô Mã Nhi. Ngôi đền thứ ba trong quần thể đền Tràng Kênh là đền thờ vua Ngô Quyền, người đã có công đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, xóa bỏ ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.


          Tiếp đến là ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm, tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ, hướng ra dòng sông Bạch Đằng. Trong chùa là các bức tượng được mạ vàng. Mặc dù chùa có diện tích khá nhỏ, nhưng đây lại là nơi rất linh thiêng và uy nghiêm. Vào tháng 5/2013, hoa Ưu Đàm – loài hoa trắng muốt linh thiêng trong kinh điển nhà Phật – đã khai nở trên chuông đồng của chùa Tràng Kênh, đây là một hiện tượng vô cùng kỳ diệu.


          Ngoài ra, trong quần thể Khu di tích Tràng Kênh (Bạch Đằng Giang) còn có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đền thờ vua Lê Đại hành, đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đền thờ vua Ngô Quyền tạo nên “Tứ linh từ” nổi tiếng cho khu di tích này. Một điểm đặc sắc nữa của khu di tích này, là bên nền khung cảnh sóng nước mênh mông là ba tượng đài uy nghi của các vị anh hùng Đức Vương Ngô Quyền, Đức Hoàng đế Vua Lê Đại Hành và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, những tiền nhân lỗi lạc, có tài thao lược làm nên những chiến thắng lịch sử trước những đạo quân địch đông gấp nhiều lần ta. Đây thực sự là những tác phẩm văn hóa tâm linh đẹp và sống động. Điều mà bất cứ du khách nào dừng chân nơi đây, đều có cảm nhận thông qua ánh mắt đầy biểu cảm của các vị tướng như sáng rực, quyết đoán, dõi thẳng xuống dòng sông trong tư thế đang chỉ huy trận đánh.


          Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, Gia Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng

          Ngày hội chính: Từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 01 âm lịch hàng năm

            Quảng trường chiến thắng
            Quảng trường chiến thắng
            Trúc Lâm tự
            Trúc Lâm tự
          • Top 5

            Chùa Dư Hàng

            Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự) là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009) theo kiến trúc cổ với tam quan, Phật điện, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà phương trượng, tăng xá. Cuối thời Vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Năm 1986, chùa Dư Hàng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


            Chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm tòa Phật điện 7 gian, gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: "Phúc Lâm tự chung", nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Chùa còn có một gác chuông 5 gian 2 tầng, treo một quả chuông lớn. Tiền đường cách gác chuông một sân rộng; bên phải là 5 gian nhà tổ, nhà thọ trai và nhà ngang; bên trái là 5 gian nhà hậu. Tại đây hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ có giá trị với tạo hình chuẩn xác và kỹ thuật tinh xảo như: bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương”, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam Tổ.


            Địa chỉ: Số 121 Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng

              Gác chuông 3 tầng của chùa Dư Hàng
              Gác chuông 3 tầng của chùa Dư Hàng
              Khung cảnh bên trong chùa Dư Hàng
              Khung cảnh bên trong chùa Dư Hàng
            • Top 6

              Đền Bà Đế

              Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, lưng tựa vào núi, cửa hướng ra biển, là một trong những ngôi đền nổi tiếng về vẻ đẹp và sự linh thiêng. Ðền bà Đế được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.


              Đền Bà Đế có cấu trúc đơn giản nhưng trang nhã, được xây dựng tựa vào chân núi Độc, hướng ra biển bao la tạo nên một công trình độc đáo. Chính điện của Đền là nơi thờ Bà Đế và cha mẹ bà. Bên trái chính điện là bệ thờ Vua Biển. Cạnh đó là nơi thờ Vua Đất, Vua Núi và chúng sinh. Bên phải gian chính là bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu - ba vị nữ thần cai quản đất trời sông núi. Đối diện với bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là bàn thờ Phật và Đức Đại Vương (Trần Quốc Tuấn) - danh tướng thời Trần. Ngay trước sân Đền là hình ảnh một chiếc thuyền, trên đó có tượng Bồ Tát, xung quanh là hình rồng càng làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm nơi đây. Nếu có dịp hãy ghé qua địa điểm tâm linh nổi tiếng này bạn nhé!


              Địa chỉ: Chân núi Độc, Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng.

              Ngày hội chính: Từ ngày 26 tháng 01 đến ngày 26 tháng 02 âm lịch hàng năm

              Quang cảnh Đền Bà Đế
              Quang cảnh Đền Bà Đế
              Đền Bà Đế
              Đền Bà Đế
            • Top 7

              Chùa Đỏ

              Ngôi chùa cổ Linh Độ Tự – tên thường gọi là chùa Đỏ (trước đây thuộc xã Đông Khê, huyện An Dương, phủ Kinh Môn Đạo, hải Dương) tọa lạc trên khu bãi bồi cao gần bờ sông, do dân làng dựng thờ Phật, cầu Như Lai độ cho linh hồn những người xấu số chết trôi dạt vào bờ. Cô hồn từ đó có nơi nương tựa, chùa nổi tiếng linh ứng. Tên Linh Độ có xuất xứ từ đó.


              Chùa Đỏ là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất thành phố Hoa phượng đỏ. Theo truyền ngôn, năm Mậu Tuất (1288) Hưng Đạo Vương khi đến vùng An Dương để nghiên cứu trận thủy chiến tiêu diệt đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút chạy qua cửa Bạch Đằng, có đội hỏa đầu quân ở chùa Linh Độ Tự lo việc phục dịch ăn uống cho bộ chỉ huy chiến dịch.


              Chùa vốn là nơi am thanh cảnh vắng, khi đội hỏa đầu quân đến đóng, bếp luôn đỏ lửa. Sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, dân làm hai ngôi miếu ở hai bên chùa để thờ Ngài và các bộ tướng thân tín là các con trai và con rể, tức Điện soái Phạm Ngũ Lão.


              Một trong những điểm “hút” khách nhất của Chùa Đỏ chính là kiến trúc độc đáo chưa từng có trong lịch sử kiến trúc chùa chiền Việt Nam. Chùa cao 26m cùng kiến trúc cổ diêm chồng đấu có 3 tầng 20 mái, mối liên hệ giữa Tiền đường - Trung đường và Hậu cung đã xử lí hai mái giao nhau, tạo ra sự hòa quyện giữa các khu, liên kết khéo léo các khu lại tạo ra hình khối liên kết nguy nga, hoành tráng... Trên mái tiền đường được thiết kế một tòa tháp cao 7 tầng.


              Địa chỉ: Lê Lai, Má Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng

                Chùa Đỏ (Ngô Quyền - Hải Phòng)
                Chùa Đỏ (Ngô Quyền - Hải Phòng)
                Bên trong chùa
                Bên trong chùa
              • Top 8

                Chùa Cao Linh

                Chùa Cao Linh là một trong những ngôi Chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn với những công trình kiến trúc độc đáo và đồ sộ vào bậc nhất ở Hải Phòng.


                Chùa Cao Linh có diện tích lên tới 49.000m2 và có thể do dòng họ Lê Văn thuộc làng Hà Liên xây dựng cách đây 300 năm vào đời Hậu Lê. Thời gian đầu, chùa Cao Linh An Dương Hải Phòng gồm 3 gian tiền đường, 5 gian nhà tổ, 2 gian hậu cung, 3 gian nhà bếp. Tuy nhiên đến những năm kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị đốt mất nhiều gian. Đến năm 2011, trụ trì chùa Cao Linh cùng chư tăng Phật tử đã cùng lên kế hoạch trùng tu và xây sửa lại để chùa có được diện mạo như ngày nay.


                Khi bước chân đến cổng chùa Cao Linh, du khách thập phương có thể nhìn thấy ngay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và tấm bình phong màu trắng với đường nét hoa văn tinh xảo, sánh ngang với tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Công trình quan trọng nhất tại chùa Cao Linh chính là toà Đại Hùng Bảo Điện. Sau khi bước qua tấm bình phong và dãy tượng Phật uy nghi ở khu vực cổng chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo với 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung, được xếp theo hình chữ Đinh. Ngoài tòa Đại Hùng Bảo Điện thì một điểm cuốn hút của chùa Cao Linh chính là những bảo tháp tinh xảo bằng đá nằm dọc hai bên chính điện.


                Địa chỉ: Bắc Hà, Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng

                  Cổng chùa Cao Linh vô cùng đẹp và đồ sộ
                  Cổng chùa Cao Linh vô cùng đẹp và đồ sộ
                  Vườn tháp
                  Vườn tháp
                • Top 9

                  Đền, chùa Mõ

                  Đền, chùa Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, con gái vua Trần Thánh Tông, người đã có công khai hóa mảnh đất này. Năm Quý Mùi (1283), công chúa xin vua Trần Thánh Tông cho xuất gia qui y nơi cửa Phật và được chấp thuận. Công chúa đã chọn đất thuộc làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng làm nơi lập am. Sau đó bà chiêu mộ dân đến khai hoang lập ấp, rồi cùng với dân xây dựng lại thành ngôi chùa Mõ.


                  Đền, chùa Mõ là một quần thể kiến trúc đặc sắc có cây gạo cổ thụ hơn 720 năm tuổi, theo tương truyền cây gạo này do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng với ước mong nhân dân địa phương no ấm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đền chùa Mõ vẫn được gìn giữ được những nét đẹp cổ kính. Năm 1991, đền, chùa Mõ đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia và cây gạo đại thụ này cũng được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam.


                  Địa chỉ: Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng

                  Ngày hội chính: Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 01 âm lịch hàng năm

                    Đền/ chùa Mõ
                    Đền/ chùa Mõ
                    Cây gạo hơn 700 năm tuổi trong đền
                    Cây gạo hơn 700 năm tuổi trong đền
                  • Khu tưởng niệm Vương triều Mạc là một quần thể công trình được phục dựng công phu. Với tổng diện tích rộng 2,5 ha, gồm có nhà chính điện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 - 1592) là Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung và 4 vị hoàng đế là Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp.


                    Khu tưởng niệm Vương triều Mạc
                    mang phong cách nghệ thuật khá tiêu biểu và độc đáo cho một triều đại phong kiến Việt Nam. Tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, trong chính điện có nhiều đồ thờ, cổ vật quý giá. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg (cân nặng ứng với năm vua Mạc Đăng Dung lên ngôi), chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi, lư hương màu lam từ thời nhà Mạc. Đặc biệt là thanh Định Nam Đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận "bách chiến bách thắng”, những câu chuyện kỳ thú trong suốt 418 năm thanh long đao bị lưu lạc. Hiện, thanh long đao hơn 500 tuổi và là đại đao lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài 2,55m, cân nặng 25,6 kg, bằng sắt rỗng, phần lưỡi đao dài 95 cm, cán đao dài 1,6 m. Theo gia phả dòng họ và truyền ngôn của các bậc cao niên, thời còn làm tướng, đức Mạc Thái tổ thường sử dụng thanh đại đao này xông pha trận mạc.


                    Địa chỉ: Cổ Trai, Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng

                    Ngày hội chính: Ngày 06 tháng 01 âm lịch hàng năm

                      Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
                      Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
                      Khuôn viên rộng lớn trong khu tưởng niệm
                      Khuôn viên rộng lớn trong khu tưởng niệm
                    • Top 11

                      Cây đa 13 gốc

                      Cây đa 13 gốc là chốn linh thiêng nổi tiếng tại Hải Phòng. Tương truyền khi xưa Chúa năm phương cùng 2 cô hầu cận hay đi xe kéo lúc nửa đêm dạo quanh vùng đất Hải Phòng, cây đa 13 gốc là nơi chúa bà dừng chân cuối cùng. Người dân thấy sự linh thiêng nên dưới gốc đa nên lập 1 ngôi miếu nhỏ thờ Chúa Bà, quanh năm hương khói. Năm 2014, cây đa 13 gốc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.


                      Cây đa 13 gốc Hải Phòng có tuổi đời hơn 300 tuổi đã gắn bó với cuộc sống của những người con đất cảng từ lâu. Cây đa 13 gốc ở Hải Phòng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi lần đầu được chiêm ngưỡng. Cây có đường kính khoảng 40m, chiều cao trên 10m, với 1 gốc chính và 12 gốc phụ. Gốc chính ước tính có chu vi khoảng 8,2m, 12 gốc phụ mọc quanh gốc chính có chu vi khoảng 2 - 5m. Các gốc chính, phụ nối với nhau bằng các cành có đường kính khoảng 1m. Tổng chu vi gốc cây đa đặc biệt này có thể lên đến 30m. Và phần tán cây rộng có thể lên đến mấy trăm m2.


                      Địa chỉ: Ngõ 2A, số 198 Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng

                        Cây đa 13 gốc được công nhận là cây di sản Việt Nam
                        Cây đa 13 gốc được công nhận là cây di sản Việt Nam
                        Ngôi miếu thờ dưới gốc đa
                        Ngôi miếu thờ dưới gốc đa
                      • Top 12

                        Chùa tháp Tường Long

                        Chùa Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) là một ngôi chùa có từ thời nhà Lý (1010 – 1225), nằm trên đỉnh núi Ngọc. So với các công trình kiến trúc thời bấy giờ, công trình Phật giáo này được xem như ngọn tháp cao nhất với vị trí trên đỉnh núi cao 128m so với mực nước biển. Theo các bản thuyết minh về chùa Tháp, nơi đây được xây dựng ngoài mục đích phục vụ cho tín ngưỡng, tôn giáo còn là đài quan sát nhằm theo dõi các biến động phía Đông Bắc.

                        Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tháp Tường Long đã trở thành một di tích khảo cổ học. Người ta đã tìm thấy phế tích tháp với nền móng hình vuông, lòng tháp rỗng, trên các viên gạch vẫn còn hiện những hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.


                        Năm 2007, Chùa Tháp Tường Long được phỏng dựng lại, khởi công xây dựng trên nền khu di tích cũ, có diện tích khoảng 2.000m2, với các hạng mục: Tòa tháp 9 tầng, phần chân hình vuông có 4 lối lên xuống, bên trong đặt pho tượng A-di-đà ngồi trên toà sen bằng đá. Chùa Tháp có Tam quan ngoại được thiết kế theo lối kiến trúc mở, với bốn trụ cổng bằng đá đục chạm hoa văn tinh xảo. Tam quan nội và tường lan can có 3 cửa chính và khung bằng gỗ lim hài hoà cùng tam bảo với tiền đường gồm 5 gian. 20 pho tượng đồng nặng hơn 20 tấn được đặt trong nhà tam bảo. Đặc biệt, chuông chùa nặng 1 tấn mô phỏng chuông chùa Vân Bản của Đồ Sơn, được đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc với sự góp công của hàng nghìn tăng, ni, phật tử.


                        Địa chỉ: Vạn Sơn, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

                          Toàn cảnh chùa tháp Tường Long
                          Toàn cảnh chùa tháp Tường Long
                          Chùa tháp Tường Long
                          Chùa tháp Tường Long



                        Công Ty cổ Phần Toplist
                        Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
                        Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
                        Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
                        Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
                        Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy