Top 5 Công dụng, lưu ý khi dùng Meyer

Diem Quynh 79 0 Báo lỗi

Meyer là một sản phẩm dùng khi bị sốt, giảm đau hậu phẫu, chữa gout và một số bệnh xương khớp. Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào bạn cũng đều phải hiểu rõ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Meyer là gì?

    Meyer là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Liên doanh Meyer – BPC (Việt Nam) với thành phần chính là Mefenamic acid (Được biết tới với công dụng là điều trị ngắn hạn các cơn đau nhẹ đến trung bình).


    Thông tin về Meyer:

    • Thành phần hoạt chất: Axit mefenamic (Là một thành viên của nhóm chống viêm không steroid dẫn xuất axit anthranilic, và được sử dụng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình)
    • Hàm lượng: 500mg
    • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, mỗi viên chứa 500mg mefenamic acid và các tá dược vừa đủ
    • Dạng đóng gói: vỉ 10 viên nén bao phim, mỗi hộp mefenamic acid gồm 10 vỉ
    • Nhà sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer - BPC Việt Nam
    • Trường hợp dùng: Đau nhẹ đến vừa như đau đầu, đau xương khớp, đau bụng kinh, đau nhổ răng,... Ngoài ra, sản phẩm cũng có tác dụng hạ sốt do cảm cúm
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Top 2

    Tác dụng của Meyer

    Dược lực học: Meyer có thành phần là Mefenamic acid - một loại kháng viêm không Steroid, được xếp vào nhóm Fenamate. Mefenamic acid có tác dụng giảm đau, kháng viêm và ức chế sự tổng hợp Prostaglandine từ đó làm giảm triệu chứng đau đầu, đau thần kinh thể nhẹ cho tới vừa, đau răng, đau sau phẫu thuật,...


    Dược động học:

    • Hấp thu: Mefenamic acid được hấp thu nhanh và có nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương khoảng 2 giờ sau khi uống. Nồng độ Mefenamic acid trong huyết tương tỉ lệ với liều dùng và không xảy ra hiện tượng tích lũy thuốc
    • Phân phối: Thời gian bán hủy trong máu từ 2 – 4 giờ. Mefenamic acid được khuếch tán đến gan và thận đầu tiên, sau đó đến các mô khác trong cơ thể. Sản phẩm này qua được hàng rau nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Mefenamic acid liên kết cao với Protein huyết tương
    • Chuyển hóa: Acid mefenamic được chuyển hóa thành hai chất chuyển hóa không có hoạt tính là dẫn xuất Hydroxymethyl và dẫn xuất Carboxyl, sau đó được chuyển hóa ở gan dưới dạng liên kết với Glucuronic acid
    • Thải trừ: Khoảng 2/3 liều dùng được bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa liên hợp. Có từ 10% – 20% liều dùng được thải trừ qua phân trong 3 ngày, ở dạng dẫn xuất Carboxyl
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Top 3

    Chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ của Meyer

    Chỉ định: Meyer được chỉ định liều dùng trong điều trị giảm các triệu chứng đau của cơ thể và đau thần kinh mức độ nhẹ đến trung bình, đau nửa đầu, đau sau phẫu thuật, chấn thương, đau sau sinh, đau răng, đau sốt sau phản ứng viêm, đau bụng kinh, rong kinh kèm đau, đau hạ vị.


    Chống chỉ định: Tuyệt đối không dùng Meyer đối với những bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Meyer, bệnh nhân mắc suy gan, thận, bệnh nhân động kinh.

    Tác dụng phụ/tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:
    Tương tự những sản phẩm kháng viêm không Steroid khác, Meyer có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, nổi ban, nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm, ngứa, giảm bạch cầu, làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn. Khi dùng liều cao, có thể gây co giật, vì vậy không nên dùng trong trường hợp động kinh. Những tác dụng không mong muốn này sẽ mất đi khi ngưng sử dụng. Nếu gặp phải triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng sản phẩm, hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Top 4

    Liều lượng và cách dùng Meyer

    Trước khi bắt đầu sử dụng Meyer cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý quyết định liều dùng hay đưa cho người khác dùng vì họ có cùng triệu chứng.


    Liều lượng: 250mg – 500mg/lần x 3 lần/ngày


    Cách dùng: Uống cả viên với nước lọc, không nhai hoặc nghiến nát viên. Có thể uống Meyer trong bữa ăn hoặc theo sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Mỗi đợt điều trị tối đa là 7 ngày, không nên kéo dài thời gian sử dụng.

    Khi quên một liều:
    Hãy uống ngay một liều khác khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời điểm đó gần với lần uống tiếp theo hãy bỏ qua và uống liều tiếp theo như chỉ định. Không uống 2 liều cùng một lúc để bù lại liều đã quên.

    Khi quá liều:
    Cần đọc kỹ và dùng chính xác liều lượng theo tờ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp dùng quá liều Meyer cần ngưng sử dụng và tự theo dõi sức khỏe bản thân. Khi thấy có những biểu hiện bất thường, cần thông báo ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Top 5

    Một số lưu ý và cách bảo quản Meyer

    Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Meyer:

    • Phụ nữ có thai: Khi dùng bất kỳ loại sản phẩm nào ở phụ nữ có thai đều cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro mà sản phẩm đem lại
    • Phụ nữ cho con bú: Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé
    • Thận trọng khi dùng cho những đối tượng sau: Người già, trẻ em < 15 tuổi, người suy gan, suy thận, nhược cơ, hôn mê, viêm loét dạ dày

    Hướng dẫn bảo quản Meyer:

    • Bảo quản Meyer ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
    • Meyer được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ dưới 30 độ C
    • Đặt Meyer tránh xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi trong nhà
    • Không để Meyer ở những nơi quá nóng hoặc quá ẩm ướt vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy