Top 12 Điều đáng sợ nhất của sản phẩm kháng sinh
Vào thời đại ngày nay, ai ai cũng biết đến sản phẩm kháng sinh, là những sản phẩm giúp chúng ta chống lại vô số các loại bệnh mà từ xưa không thể chữa được, ... xem thêm...nhưng càng ngày sản phẩm kháng sinh càng tỏ ra không hiệu quả lắm. Hơn thế nữa, sản phẩm kháng sinh bắt đầu có những dấu hiệu của những điều đáng sợ, dẫn đến sự nguy vong của tính mạng toàn bộ loài người. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những điều đáng sợ nhất của kháng sinh qua bài viết sau nhé.
-
Kháng kháng sinh - Y tế cũng bất lực
Những loại bệnh từ xưa coi là bệnh hiểm nghèo, những loại bệnh chỉ cần mắc phải là chết như uốn ván, tiêu chảy... thì ngày nay chúng ta có vẻ chả còn sợ những loại bệnh đó nữa, vì đơn giản chúng ta có sản phẩm kháng sinh. Một câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta cứ dùng bừa bãi và một ngày nào đó, những căn bệnh đó kháng lại kháng sinh thì chúng ta sẽ ra sao? Tất cả chúng ta sẽ chết hết. Một chiếc đinh gỉ có thể gây ra uốn ván cho hàng trăm người. Viêm phổi sẽ tàn sát cả một thành phố... Nhất là ngày nay, càng ngày càng lắm loại bệnh tật được sinh ra. Bạn nên có kiến thức về sản phẩm kháng sinh, càng sớm lúc nào càng tốt lúc ấy.
Vấn đề kháng kháng sinh không có nghĩa là cơ thể chống lại tác dụng của kháng sinh. Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng. Vi khuẩn có thể kháng kháng sinh một cách tự nhiên hoặc kháng kháng sinh thu được nhờ đột biến gen hoặc tiếp nhận gen kháng thuốc từ một loài vi khuẩn khác. Vi khuẩn kháng kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng sản phẩm kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế.
-
Không có sản phẩm mới - nhưng bệnh thì luôn mới
Một viên uống bây giờ đã rất là đắt, vậy thì một vỉ viên uống sẽ là ác mộng của những người nghèo là như thế nào. Chính vì việc chi phí sản xuất và nghiên cứu các loại kháng sinh là vô cùng đắt đỏ, nên càng ngày, phạm vi nghiên cứu tìm tòi và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới càng bị thu hẹp. Trong tương lai gần, có lẽ chúng ta sẽ không có thêm bất cứ một loại kháng sinh nào mới nữa, vì vậy mà những căn bệnh mới xuất hiện sẽ là mối nguy hiểm với toàn bộ nhân loại. Để một loại kháng sinh mới ra đời thì ngành y học sẽ phải mất khoảng 2.5 tỉ đô-la Mỹ. Đây chính là điều đáng sợ nhất của ngành y. Giờ bạn đã biết tại sao ngành y lại là ngành hái ra tiền chưa nào?
Tình trạng kháng kháng sinh đang là nỗi lo chung của cả thế giới. Tốc độ nghiên cứu và bào chế sản phẩm kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh. Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng, đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả. Tốc độ nghiên cứu và bào chế sản phẩm kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra. Tình trạng kháng kháng sinh không chỉ trì hoãn việc điều trị cho bệnh nhân mà còn gây mất hiệu quả trong chống nhiễm trùng. Hậu quả là tăng tỷ lệ bệnh nhân tử vong, tăng thời gian điều trị nội trú và tốn kém chi phí điều trị.
-
Phẫu thuật không có kháng sinh
Trong tương lai, chúng ta sẽ biết đến một loại phẫu thuật phổ biến, đó chính là phẫu thuật mà không dùng đến kháng sinh. Điều đó tương tự việc chúng ta rửa vết thương ở tay chân bằng nước ở cống rãnh vậy, tất nhiên là tử thần sẽ sớm đến gõ cửa với những bệnh nhân phải phẫu thuật nội tạng mà không có sản phẩm kháng sinh. Nhiễm trùng vết thương là nhiễm trùng bệnh viện phổ biến nhất ở bệnh nhân sau khi phẫu thuật nói riêng và bệnh nhân ngoại khoa nói chung.
Hậu quả này dẫn đến tăng sử dụng kháng sinh, tăng chi phí và thời gian nằm viện kéo dài. Theo đó, khi được điều trị dự phòng bằng kháng sinh thích hợp có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật. Tuy nhiên, điều này nếu không thực hiện cẩn trọng lại có thể làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh về sau. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh thận trọng trong môi trường bệnh viện là rất cần thiết, nhất là trước các phẫu thuật, thủ thuật
-
Báo động đỏ - kháng kháng sinh gia tăng
Không phải là không có sản phẩm kháng sinh, mà chính là các vi khuẩn giờ đây đã có những biểu hiện kháng lại kháng sinh. Đây là điều tồi tệ nhất mà chúng ta đang gặp phải. Hàng năm, trên toàn thế giới, có đến hàng trăm nghìn người chết vì lý do vi khuẩn kháng kháng sinh trỗi dậy ngày một gia tăng. Bạn nghĩ bạn đang an toàn ư? Thật ra cuộc sống của bạn đang bị đưa lên bàn cân giữa sự sống và cái chết đấy. Theo báo cáo của trung tâm phòng chống bệnh tật Châu Âu (ECDC), hằng năm ở Châu Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL… tăng lên rõ rệt hằng năm.
Cũng theo ECDC, vi khuẩn tiết ESBL đã tăng 6 lần trong vòng 4 năm từ 2005 đến 2009.Gần đây, đã có sự lây lan một cách nhanh chóng của các vi khuẩn Gram âm mang gen kháng kháng sinh mới: Gen New Delhi Metallo Beta lactamase 1 (NDM-1) kháng lại được nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay và là lựa chọn cuối cùng mà con người đang có khi xuất hiện vi khuẩn đa kháng thuốc đó là nhóm carbapenem. Lúc đầu các chủng vi khuẩn có gen NDM-1 chỉ có ở Ấn Độ, nhưng đến này người ta đã phát hiện được ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản… Tại Việt Nam cũng đã phát hiện được một số vi khuẩn đường ruột có mang gen NDM-1.
-
Bệnh ung thư sẽ là vô địch
Tại sao lại như vậy? Đó là vì khi chữa trị bệnh ung thư, chúng ta sẽ mất tương đối lớn sự tồn tại của bạch cầu trong máu, đó chính là hệ thống miễn dịch của chúng ta. Vậy thì không có sản phẩm kháng sinh kịp thời, đồng nghĩa với việc hệ thống miễn dịch sẽ bị thủng một lỗ cực kì lớn. Cho nên những người mắc bệnh ung thư sẽ sớm lên đường tới "rìa của cái chết" càng nhanh hơn.
Bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, ung thư mắc mới tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Việt Nam ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
-
Cấy ghép - một viễn cảnh xa vời
Cấy ghép các bộ phận cơ thể là việc di chuyển các bộ phận cơ thể từ người này sang người khác hoặc từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một cơ thể người, nhằm thay thế bộ phận cơ thể bị mất hoặc hư hỏng. Các bộ phận cơ thể và mô được cấy ghép trong nội bộ một cơ thể được gọi là autograft. Việc cấy ghép được thực hiện trên hai cá thể cùng loài gọi là allograft. Việc lấy bộ phận cơ thể này có thể thực hiện trên người sống hoặc người đã chết.
Tương tự như phẫu thuật, nhưng cấy ghép được nhắc đến như một phép màu của ngành y học khi có thể trao cho bệnh nhân một cuộc sống mới với những bộ phận mới trên cơ thể. Tất nhiên thì điều đó sẽ có tỉ lệ thành công cực kì cao nếu chúng ta có thuốc kháng sinh và thuốc kháng sinh vẫn còn có tác dụng. Nhưng hiện tại thì sản phẩm kháng sinh đang giảm dần về chức năng của nó, việc cấy ghép nội tạng đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động. Điều gì sẽ xảy đến chắc bạn cũng biết rồi!
-
Chính là bạn - nhân vật chính của câu chuyện kháng sinh
Bạn nghĩ việc chống lại một căn bệnh khủng khiếp? Hay việc nghĩ ra các viên uống kháng sinh mới để chữa bách bệnh? Là việc của chính phủ hoặc của một tổ chức to lớn nào đó. Đó là một sai lầm to đùng rồi đấy. Bạn bị bệnh thì bạn sẽ cần sản phẩm kháng sinh. Nếu không có kháng sinh thì bạn sẽ bị nhiễm bệnh nặng, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng cho người khác. Và cứ như thế, cứ như thế... Đúng rồi! Bắt đầu từ chính bạn chứ không phải một cá nhân nào khác. Tới lúc bạn cần quan tâm về sản phẩm kháng sinh rồi đấy.
Với công dụng vượt trội trong việc sử dụng kháng sinh chống lại các bệnh nhiễm khuẩn thì hiểu biết về cách sử dụng kháng sinh là cần thiết cho mọi đối tượng. Các bạn cần nhớ: Dùng kháng sinh không đúng sẽ làm giảm hiệu quả của kháng sinh. Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do virus. Dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều dùng, đúng đường dùng và đúng thời gian. Không dùng thuốc kháng sinh được kê đơn cho người khác vì mỗi đơn thuốc điều chỉ phù hợp với một ca bệnh nhất định, dùng sai thuốc, sai liều có thể làm chậm trễ việc điều trị và tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc và chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ.
-
Thời gian đếm ngược - bạn sống được bao lâu?
Theo một thử nghiệm về việc dùng kháng sinh trên loài ong mật của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ) cho thấy nếu cho uống kháng sinh theo định kỳ thì ong sẽ chết sớm hơn so với những con không dùng. Nhóm nghiên cứu phát hiện nguyên nhân đa số ong chết do tình trạng nhiễm trùng lây lan, kháng sinh đã tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có lợi trong ruột, tạo cơ hội cho loại vi khuẩn có hại sinh sôi. Nhiều vi khuẩn trong đó cũng có ở hệ tiêu hóa người.
Có những căn bệnh khi mắc phải chắc chắn bạn sẽ chết. Ngay cả khi bạn có cả tá sản phẩm kháng sinh bên cạnh và dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Việc kéo dài thời gian sống cho bạn cũng không phải là một điều dễ dàng. Bệnh nhiễm trùng máu là một bệnh điển hình trong sử dụng, nếu ở giai đoạn đầu bạn có thể sử dụng kháng sinh để điều trị nhưng nếu không kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng hơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu bệnh nhân ung thư sử dụng kháng sinh sẽ có tuổi thọ ít hơn những người không sử dụng. Bạn có muốn thời gian sống của bạn bị hao mòn đi vì thói quen sử dụng kháng sinh của bạn?
-
Sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền
Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
Và chúng ta sẽ ném cả trăm nghìn tỉ cho một con vi khuẩn bé xíu xiu đe dọa mạng sống của cả nhân loại. Như chúng ta đã biết thì ngay bây giờ, ngay lúc này, ngoài quân sự ra thì y tế cũng đang là ngành áp đảo về nhân lực và tiền bạc. Vậy thì bạn nghĩ sao nếu chúng ta mất đi sản phẩm kháng sinh trong cuộc sống? Mọi thứ sẽ đảo lộn và không còn êm đẹp như cái lúc mà bạn đọc được dòng này đâu.
-
Kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ
Tất cả các sản phẩm điều trị bệnh đều có tác dụng phụ, bao gồm cả kháng sinh. Nó xảy ra như một phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ của kháng sinh có thể bao gồm từ phản ứng dị ứng nhẹ đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và suy nhược. Khi được sử dụng một cách thích hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ, hầu hết các loại kháng sinh tương đối an toàn với ít tác dụng phụ.
Mặc dù không phải ai cũng sẽ rơi vào tình trạng gặp tác dụng phụ khi dùng kháng sinh nhưng đây vẫn là điều khiến chúng ta phải lưu ý. Sản phẩm kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, khi bệnh nhân rơi vào tình trạng kháng kháng sinh sẽ dẫn đến các phản ứng khác nghiêm trọng như phát ban, phồng rộp da, sưng cổ, sung họng và khó thở. Khi gặp những triệu chứng nghiêm trọng này bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra!
-
Làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ béo phì
Sản phẩm kháng sinh chống lại tất cả các loại vi khuẩn, không phân biệt đâu là vi khuẩn có lợi hay có hại cho cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm kháng sinh sẽ tiêu diệt một số loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chính việc lạm dùng thường xuyên sản phẩm kháng sinh sẽ khiến cơ thể dễ bị tái nhiễm và có nguy cơ phát triển các loại vi khuẩn kháng kháng sinh ở mức độ cao. Ngoài ra, kháng sinh cũng phá vỡ sự cân bằng các loại vi khuẩn khác nhau trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Từ những nguyên nhân đó sẽ dẫn đến việc tăng cân không mong muốn.
Khi bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh đúng liều bệnh sẽ khỏi, nhưng sự khỏi bệnh đó do kháng sinh hay do miễn dịch? Không phải kháng sinh làm cho người bệnh bị nhiễm trùng khỏe mà do hệ miễn dịch làm việc chống lại vi khuẩn làm cho vi khuẩn chết và người bệnh hết bệnh. Vì vậy, nếu lạm dụng kháng sinh, ngoài việc kháng sinh diệt các vi khuẩn trong cơ thể chúng còn diệt cả những vi khuẩn có lợi, đặc biệt là hệ vi khuẩn chí ở đường hô hấp trên và đường ruột. Sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi này có khả năng ức chế sinh sản của vi khuẩn gây bệnh, vì vậy chúng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh. Nếu những vi khuẩn có lợi này chết, khả năng phòng thủ của cơ thể sẽ giảm xuống, tức là làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm.
-
Khả năng sẽ có một đại dịch liên quan đến vi khuẩn kháng kháng sinh
Khoảng một thập kỷ trở lại đây vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đã được thông báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Khác với trước đó, đa phần các bác sỹ rất coi nhẹ đến cụm từ “Vi khuẩn kháng kháng sinh” bởi vì lúc đó các kháng sinh được kê theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh. Thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện…
Các căn bệnh truyền nhiễm luôn có một sức mạnh diệt vong mạnh mẽ, kinh khủng. Chúng gieo rắc nỗi sợ hãi, sự chết chóc vào trong suy nghĩ của con người. Đặc biệt, với những loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, mối đe dọa đối với con người sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Bệnh cúm gây chết người nhiều trong lịch sử y tế thế giới đều do các virut gây ra nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết nạn nhân thực sự chết vì viêm phổi là do vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn kháng kháng sinh có thể gây ra một đại dịch vô cùng nguy hiểm cho nhân loại.