Top 10 Đoạn văn cảm nhận câu ca dao "trong đầm gì đẹp bằng sen" hay nhất

Hà Ngô 73 0 Báo lỗi

Các bạn có thể tham khảo một số đoạn văn cảm nhận về bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Toplist tổng hợp ... xem thêm...

  1. Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

    Nhị vàng bông trắng lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn


    Chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều quen thuộc với bài ca dao trên. Hình ảnh những bông sen trắng xinh đẹp khó gì sánh bằng trong đầm nước đã được tác giả dân gian miêu tả sắc nét trong ca dao "Trong đầm gì đpẹ bằng sen". Thủ pháp điệp vòng được vận dụng tinh tế ở câu thơ thứ hai và thứ ba, đã tạo nên nhạc điệu thú vị cho cả bài ca dao. Dù mọc lên từ trong bùn lầy, nhưng đóa hoa sen vẫn vươn thẳng về phía trước, đón lấy ánh mặt trời, tỏa hương thơm ngào ngạt. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho con người Việt Nam. Dù chân lấm tay bùn, dù hoàn cảnh khó khăn, người dân ta vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất quý giá. Vẫn không ngừng cố gắng tiến về tương lai tươi đẹp phía trước. Niềm tự hào về những người con đất Việt ấy, đã được tác giả dân gian tinh tế gói lại trong bài ca dao qua biểu tượng đóa sen.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đã nói lên vẻ đẹp thanh khiết, không lấm bùn của những bông sen, hay cũng chính là những người nông dân Việt Nam với lối sống cao đẹp. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”


    Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Việt Nam có một nền văn học dân gian vô cùng phong phú và giàu có, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thể loại ca dao. Người Việt Nam xưa thường mượn những lời ca, câu hát để thể hiện cảm xúc, tâm tình về lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa, và đôi khi cũng dùng những câu ca dao để thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, một trong những bài ca dao tiêu biểu như vậy có thể kể đến bài ca dao về loài hoa sen.


    “Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”


    Bài ca dao này đã khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, đó chính là lối sống thanh bạch, không dễ dàng bị chi phối bởi hoàn cảnh sống xung quanh, dù có những tiêu cực trong môi trường sống nhưng người Việt Nam vẫn kiên định giữ gìn được sự trong sạch trong phẩm chất, không bị đồng hóa, làm thay đổi theo hướng tiêu cực. Mượn hình ảnh hoa sen để nói về con người Việt Nam là một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo của các tác giả dân gian, bởi hoa sen là loài hoa đẹp, đặc tính sinh học có nó có những nét tương đồng với tính cách của con người Việt Nam. Như vậy, mượn hình ảnh của bông hoa sen, tác giả dân gian đã kín đáo thể hiện sự tự hào của mình về con người Việt Nam, đó là những con người đẹp từ tâm hồn đến phẩm chất.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Bài ca dao trên đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Trước hết, ca dao mang ý nghĩa tả thực là miêu tả vẻ đẹp của hoa sen. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm có gì đẹp hơn hoa sen” như một lời khẳng định rằng tuy có muôn vàn loài hoa rực rỡ nhưng không có loài hoa nào sánh được với hoa sen. Tiếp theo, vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả qua “lá xanh, hoa trắng, nhị vàng”. Việc sử dụng các câu thơ ngụ ngôn “nhị vàng”, “hoa trắng”, “lá xanh” gợi lên hình ảnh những cánh sen xếp thành từng lớp. Môi trường sống của sen là ở những vùng đầm lầy, nhiều bùn đất. Đặc điểm của bùn là có mùi tanh, tanh rất khó chịu. Nhưng dù vậy, hoa sen vẫn tỏa hương thơm dịu dàng. Từ hình ảnh bông sen để làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của con người không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh xung quanh.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Bài viết “Trong đầm gì đẹp bằng sen” của tác giả Hoàng Tiến Tựu đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về bài ca dao này. Trước hết, tác giả cho rằng, bài ca dao đã miêu tả vẻ đẹp của hoa sen đầy khéo léo, tài tình. Các lí lẽ, dẫn chứng được nhà văn dẫn ra, được phân tích rất rõ ràng, chi tiết. Bài ca dao mở đầu bằng lời khẳng định trong đầm chẳng có gì đẹp bằng sen. Từng bộ phận lá xanh, bông trắng, nhị vàng - cách quan sát từ ngoài vào trong rất hợp lí. Không chỉ vậy, tác giả còn làm rõ được ý nghĩa sâu sắc mà bài ca dao muốn gửi gắm. Hoa sen sống trong môi trường bùn lầy hôi tanh, nhưng lại chẳng vướng mùi bùn mà vẫn ngát hương thơm. Cũng giống như con người sống trong môi trường xấu xa, vẫn giữ được phẩm chất trong sạch. Qua đó, bài ca dao gửi gắm bài học cho con người phải giữ gìn phẩm chất. Tóm lại, bài viết trên tuy ngắn gọn nhưng đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về bài ca dao.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ "bông sen", tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Văn bản “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của bài ca dao trên. Trước hết, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả một cách khéo léo và tinh tế. Những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể được đưa ra đã làm sáng tỏ nhận định trên. Vẻ đẹp của hoa sen qua từng bộ phận: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Tiếp đến, tác giả còn cho thấy ý nghĩa sâu xa mà bài ca dao gửi gắm. Đó là bài học về ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách con người. Hoa sen sống gần bùn lầy nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát. Con người sống trong môi trường xấu, nhưng vẫn giữ được nhân cách cao đẹp. Có thể thấy văn bản trên đã khẳng định được giá trị của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” với ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  10. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" giúp em thấy được sự gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sĩ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen vào ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy