Top 20 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và hiếm gặp
Qua hàng trăm năm, xã hội loài người đã dần hình thành và phát triển đến mức vượt bậc. Tuy được coi là sinh vật cao cấp nhất trên Trái Đất nhưng trên thế giới này có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ mà đến nay con người vẫn không giải đáp được.
Xoáy nước băng
Loại xoáy nước băng này được biết đến với tên gọi brinicle từ những năm 1960 nhưng đây là lần đầu tiên nó xuất hiện dưới đáy biển gần đảo Ross của Nam Cực lạnh -2 độ C. Xoáy nước băng là hiện tượng hiếm chỉ xuất hiện ở các vùng biển đóng băng bề mặt. Nó được hình thành do sự lắng xuống của nước biển lạnh (nước bão hòa với muối).
Hơi nóng từ vùng biển ấm chảy qua không khí lạnh hình thành băng mới dưới đáy. Băng này bị đẩy tới biển, sẽ lắng lại và đông lạnh vùng biển ấm mà nó tiếp xúc, tạo thành mảng băng và đông cứng bất cứ sinh vật biển nào chạm vào nó. Chính vì vậy nên tất cả những sinh vật biển đi qua xoáy nước đều chết hết.

Sét núi lửa
Sét là hiện tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên, nó làm nóng không khí xung quanh lên khoảng 27.760 độ C, nóng hơn gấp 5 lần so với nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời. Sét không chỉ xuất hiện trong các cơn giông, một hiện tượng khí tượng gồm bão, mưa to, sấm sét, gió mạnh. Hiện tượng phóng điện trong khí quyển. Theo ước tính của các nhà khoa học, sét xuất hiện trên Trái Đất khoảng 100 lần mỗi giây, 70% trong số này xảy ra ở vùng nhiệt đới. Các loại tia sét bao gồm sét đánh từ mây xuống đất, sét từ đất lên mây (luồng điện tử di chuyển giữa mặt đất và đám mây phía trên).
Loại sét thường gặp nhất là sét mây và mây, hiện tượng trao đổi điện tử giữa các đám mây với nhau mà không phải đi xuống đất. Ngoài ra còn có các loại khác như sét dị hình, sét hòn, sét thượng tầng khí quyển, sét dương, sét tên lửa, sét khô... còn có thể xảy ra trong các cơn bão, lốc xoáy, núi lửa phun trào, thậm chí cả bão bụi và bão tuyết.
Tuy có rất nhiều thông tin về sét, nhưng cho đến nay hiện tượng sét núi lửa vẫn là một bài toán khó giải quyết vì các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Có giả thuyết cho rằng số lượng tro bụi quá lớn được giải phóng cùng một lúc với tốc độ cao đã cọ sát và tích điện mạnh tạo thành những tia sét.

Cầu vồng trắng

Sét Catatumbo
Maracaibo là hồ nước mặn lớn nhất Nam Mỹ thuộc bang Zulia, Tây Bắc Venezuela. Hồ có chiều dài 99 km, rộng 67 km, sâu 60 m và có tổng diện tích là 13.210 km2.Trong nhiều thế kỷ gần đây, tại vùng cửa sông đổ vào hồ Maracaibo mỗi năm có khoảng 160 đêm bị sét đánh, 10 giờ một ngày, 280 lần một giờ tương ứng với khoảng 1,2 triệu lần sét đánh trong một năm. Sét đánh tại đây thường có màu sắc sặc sỡ, tuyệt đẹp. Điều kỳ lạ nhất là hiện tượng này chỉ xảy ra ở một địa điểm duy nhất. Người dân ở đây gọi con sông này là “sông lửa trên bầu trời” hay “dòng sông hứng lửa từ trời”.
Hiện tượng này cũng là niềm tự hào của người dân địa phương bởi nó có tác động không nhỏ đến sự nghiệp giải phóng đất nước. Năm 1595, hiện tượng sét đánh liên tục tại vùng cửa sông đã ngăn cản chiến thuyền Anh do Francis Drako chỉ huy định tấn công vào vùng hồ. Ngày 24/7/1823, ánh sáng của các tia chớp đã soi sáng cho chiến thuyền của đô đốc José Prudencio Padilla giành thắng lợi trước hạm đội của Tây Ban Nha, buộc nước này phải công nhận nền độc lập của Venezuela.
Bởi vậy, người dân Venezuela quan niệm tia chớp nơi cửa sông tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc họ, nó không chỉ là hoa tiêu cho các thủy thủ mà còn giúp họ giành được tự do. Người Venezuela đã sáng tác nhiều vần thơ ca ngợi nó, thậm chí hình ảnh tia sét cũng được gắn trên lá cờ, còn âm thanh của nó thì được vang vọng trong quốc ca của nước này.

Cầu vồng Mặt Trăng
Cầu vồng Mặt Trăng có tên tiếng Anh là Moonbow, là hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp và rất khó quan sát. Nó được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ bề mặt của Mặt Trăng. Do số lượng nhỏ ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng, nên cầu vồng Mặt Trăng khá mờ nhạt.
Bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy khi cầu vồng Mặt Trăng xuất hiện có màu trắng. Nhưng với ống kính máy ảnh chuyên nghiệp, cầu vồng với đầy đủ màu sắc mới hiện ra rõ nét.

Bọt biển Cappuccino

Bầu trời nhiều màu sắc
Ngoài màu xanh, bầu trời của chúng ta có nhiều màu sắc ngoạn mục. Màu sắc của bầu trời là do sự tác động qua lại phức tạp giữa mặt trời và bầu khí quyển của hành tinh chúng ta. Các nghệ sĩ từ lâu đã vẽ bầu trời theo tất cả các chiêu thức của nó, và những người kể chuyện thường lấy cảm hứng từ nó. Những người Hy Lạp cổ đại như Plato và Aristotle là những người đầu tiên viết lý thuyết của họ về màu sắc và mối liên hệ của nó với các hiện tượng khí tượng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã mất nhiều thế kỷ để làm sáng tỏ khoa học đằng sau những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời. Bầu trời đầy màu sắc tuyệt dẹp này là kết quả của sự phóng điện trong khí quyển.

Vòi rồng nước

Vòi rồng lửa
Vòi rồng lửa hay còn gọi là lốc xoáy lửa. Hiện tượng này thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp hay được ghi nhận lại. Nguyên nhân là do một ngọn lửa trong điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra một sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong dòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu này.

Morning Glory

Mây hình thấu kính

Penitentes

Bão Supercell

Hoa sương giá

Cầu vồng lửa

Mặt trời ảo

Mây bong bóng

Bánh tuyết

Hoàng Sơn 2016-11-19 11:16:59
Kì công thế bạn? :))Trang Nguyễn 2016-11-20 08:02:35
thanks bạn :)