Top 7 Khu di tích lịch sử huyện Đan Phượng, Hà Nội

Ký Ức 7056 0 Báo lỗi

Đan Phượng một vùng đất cổ với nhiều di tích lịch sử lâu đời, được biết đến là một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi khởi nguồn phong trào phụ nữ đảm đang trong ... xem thêm...

  1. Đình Phương Mạc một di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật thời Lê được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1990 của bộ văn hóa thông tin. Ngôi đình này nằm đã có từ lâu đời được trùng tu nhiều lần những vẫn giữ nguyên được nghệ thuật kiến trúc gỗ của thế kỷ XVIII.


    Ngôi đến có 5 gian nhà tiền tế mái cong, hai bên có tả mạc, hữu mạc đón tiếp khách thập phương, trước của đình có giếng nước hình vuông. Đến sân lọng hẹp chính là con đường tiến vào đại bái đường ngôi nhà bề thế, lớp ngói cổ ri,.. Đình Phương Mạc còn bảo tồn được nhiều di vật quý như: hương án, đôi hạc gỗ nghệ thuật điêu khắc gỗ thế kỷ XIX, cỗ long ngai, bài vị đầu chạm rồng. Đặc biệt, cuốn thần phả, 10 đạo sắc phong của các triều đại nhà nước Việt Nam phong mỹ tự cho thần hoàng làng là Phạm Bạch Hổ, hay còn gọi là Phạm Hồng Át. Ông là một trong 12 xứ quân của cuối thời Ngô, đầu nhà Đinh ở thế kỷ X. Thời triều Ngô Vương, Phạm Bạch Hổ là vị tướng giỏi có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền năm 938. Kính trọng công lao của ông, sau khi mất, nhân dân Phương Mạc tôn làm thần thành hoàng thờ ở đền, đình.

    Trong đình còn một cuốn khoán ước có 149 điều, nội dung phong phú giúp ích cho công tác nghiên cứu văn hoá – xã hội, nghiên cứu phong tục tập quán, các luật lệ của làng xóm Việt Nam truyền thống.


    Địa chỉ: Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội.

    Đình Phương Mạc
    Đình Phương Mạc
    Đình Phương Mạc
    Đình Phương Mạc

  2. Cho đến nay, tuy không có tài liệu nào ghi rõ đình chùa Hạ Hội được xây dựng từ bao giờ, nhưng căn cứ vào phong cách kiến trúc và những di vật cổ nhất còn lưu lại như bản sắc phong cho Thành hoàng Đinh Tuấn có niên hiệu Đức Long thứ 5 đời vua Lê Thần Tông (tức năm 1633) và hệ thống bia đá tại chùa Hạ Hội có niên đại Vĩnh Tự nguyên niên (1678), Long Đức nguyên niên (1732), có thể phỏng đoán đình chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Có được diện mạo như ngày hôm nay, đình chùa Hạ Hội đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô. Với tuổi đời 300 - 400 năm, đình chùa Hạ Hội phản ánh truyền thống lịch sử lâu đời của cư dân nơi đây.


    Nằm trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đình chùa Hạ Hội là cụm di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia năm 1991. Với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, nghệ thuật, di tích đình chùa Hạ Hội là một di sản văn hóa quý giá của cộng đồng cần được bảo vệ và phát huy trong bối cảnh hiện nay. Ngôi đình này thờ Thành Hoàng Đinh Công Tuấn. Một vị anh hùng dân tộc vào thế kỷ 13 dưới thời đại nhà Trần.


    Ông được nhiều các đời vua Trần, Lê, Nguyễn,.. sắc phong "Đinh Lang Tướng quân Phúc Đẳng Hạ Thần", đến tận ngày này ngôi đình này vẫn di nguyên được các sắc phong đó. Có dịp ghé qua Tân Lập, Đan Phượng bạn hãy vào thăm ngôi đình di tích lịch sử này nhé.


    Địa chỉ: Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội.

    Đình Chùa Hạ Hội
    Đình Chùa Hạ Hội
    Đình Chùa Hạ Hội
  3. Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn di tích lịch sử được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1997. Nơi đây được tương truyền là nơi ở và phần mộ của tướng quân Văn Dĩ Thành một người anh hùng trong thời kỳ chống lại quân xâm lược Minh thời vua Trần Trùng Quang.


    Miếu Voi Phục còn lưu giữ 40 đạo sắc phong do các triều đại từ Hậu Lê 1620 đến Hậu Nguyễn 1924 ban tặng cho Văn Dĩ Thành, trong đó có những danh hiệu cao quý như: “Nam thiên thượng đẳng thần”, “Anh hùng hào kiệt”, “Hữu công tối đại”… Miếu Voi Phục không chỉ là di tích lịch sử văn hóa có giá trị, nơi đây còn là di tích cách mạng. Sau 60 ngày đêm quyết chiến với giặc Pháp bảo vệ Hà Nội, Trung đoàn Thủ Đô rút khỏi Hà Nội sang Đông Anh. Sau đó, ngày 22 tháng 2 năm 1947, Trung đoàn Thủ Đô đã tập kết tại miếu Voi Phục và gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại đây. Ngày 20 tháng 12 năm 1998, nhân dịp xã Tân Hội được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tướng đã về thăm lại miếu Voi Phục và trồng cây đa ở lăng Văn Sơn.

    Nhằm ca ngợi ân đức của Văn Dĩ Thành, nhân dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo: hát chèo tàu. Ngày xưa, hội hát chèo tàu cứ 25 năm tổ chức một lần. Sau thời gian dài bị ngắt quãng, hát chèo tàu bị mai một nhiều. Xã Tân Hội đã thành lập câu lạc bộ hát chèo tàu để khôi phục loại hội hát có tính chất nghi lễ này. Miếu Voi Phục là nơi mà câu lạc bộ sinh hoạt và tập luyện. Ngày nay, cứ 5 năm một lần hội được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng tại lăng Văn Sơn.

    Khu di tích này cũng từng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với trung đoàn Thủ Đô hội quân. Có dịp qua đay hãy ghé thăm ngôi miếu này nha bạn.


    Địa chỉ: Thượng Hội, Tân Hội, Đan Phượng.

    Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn
    Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn
    Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn
    Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn
  4. Đình Vạn Xuân thuộc xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia năm 1991. Đình thờ Hy Minh Dũng Nghị Đại vương, tức Lý Bát Lang, hoàng tử thứ 6 của Hậu Nam đế Lý Phật Tử.


    Khẳng định về giá trị lịch sử – văn hóa – khoa học nghệ thuật của đình Vạn Xuân được ghi trong hồ sơ di tích đã nêu rõ: Về kiến trúc, đình Vạn Xuân có quy mô lớn, nổi cao trên những kiến trúc dân dụng của làng. Đặc điểm này, ngoài việc khẳng định vị trí quyền uy của vị thần bảo hộ đối với dân làng còn cho thấy sự hưng thịnh của Hạ Mỗ trong nhiều thế kỷ trước. Tuy bề thế khang trang song các nếp nhà vẫn giữ nguyên vẻ cổ kính của kiến trúc truyền thống. Cảm giác bay bổng của ngôi đình do các đao cong mang lại là vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam. Điểm độc đáo thứ hai của đình Vạn Xuân nằm trong quy hoạch khác biệt đối với các ngôi đình làng hiện còn ở nước ta hiện nay.


    Ngoài việc tạo không gian, ánh sáng thuận lợi cho chức năng sử dụng, nếp nhà dọc chính giữa đình có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp bề thế cho kiến trúc và sự trang nghiêm trong quá trình hành lễ của tín ngưỡng thờ thần hoàng làng. Nhìn từ xa, tòa đại đình là nếp nhà hai tầng, hai lớp rõ rệt. Trên phương diện này, đình Vạn Xuân là tư liệu quý trong việc khẳng định sự phong phú, đa dạng trong kiến trúc đình làng Việt Nam.


    Địa chỉ: Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội.

    Đình Vạn Xuân
    Đình Vạn Xuân
    Đình Vạn Xuân
    Đình Vạn Xuân
  5. Đền Văn Hiến, tên chữ là Văn Hiến Đường thuộc làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Xưa kia Đền Văn Hiến là văn chỉ thờ Khổng Tử và là nơi biểu dương các danh nhân khoa bảng trong làng. Sau khi Thái úy Tô Hiến Thành, người con ưu tú của quê hương qua đời, nhân dân xây mộ và thờ ông tại đây. Tháng 11/1991, Bộ Văn hóa-Thông tin thể thao và du lịch đã xếp hạng đền Văn Hiến là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Cũng giống với Đình Vạn Xuân đây cũng là một trong những di tích lịch sử quan trọng tại Hạ Mỗ.


    Đền là nơi thờ chính hai vị đại hiền của làng Hạ Mỗ là Thái úy Tô Hiến Thành và quan nghề Đỗ Trí Trung. Năm Duy Tân thứ 2 (Mậu Thân – 1908), sau lễ Đồng Giáng bút tại chùa Hải Giác (Đinh Mùi – 1907), các nho sĩ và nhân dân Hạ Mỗ tiến hành sửa sang, quy hoạch lại di tích thành đền Văn Hiến như ngày nay.


    Ngoài ra ngôi đền còn giữ được bộ Bia Tràng Khoa cùng bộ mọc bản in sách Cổ Kim Truyền Lục đây chính là tư liệu rất quý chứng minh cho truyền thống Văn Hiến của mảnh đất này. Đặc biệt ngôi Đền Văn Hiến còn được gắn liền với "Công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".


    Địa chỉ:
    Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội.

    Đền Văn Hiến
    Đền Văn Hiến
    Đền Văn Hiến
    Đền Văn Hiến
  6. Từ Thủ đô Hà Nội dọc theo Quốc lộ 32, qua Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, rẽ phải là đến Đình Đại Phùng. Tên đình gọi theo tên làng, nay thuộc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Ngôi đình khang trang, bề thế, cổ kính có từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII) tọa lạc ở đầu làng, hướng về phía sông Đáy cổ và núi Tản Viên. Bên trái là Ngôi chùa “Tam Giáo” và xóm làng trù phú bao quanh. Ngoài giá trị một trung tâm văn hóa làng xã, đình Đại Phùng còn lưu giữ nét kiến trúc và những mảng chạm khắc dân gian hết sức độc đáo.


    Theo thần phả thì Đình Đại Phùng có từ thời Trần, Đình thờ thần Tích lịch hỏa quang, một trong các vị nhiên thần (Mây – Mưa – Sấm – Chớp) và tướng quân Vũ Hùng, người có công đánh giặc thời Trần Nghệ Tông. Tướng Vũ Hùng đã dẹp tan bọn giặc thường quẫy nhiễu ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Sau khi ông mất được nhà Trần phong tặng Trần triều Trung quân Ngã Bốn, Vũ Hùng Đại Vương. Nhân dân tổng Phùng lập đền thờ ngay trên mảnh đất ngài đã lập doanh sở. Xung quanh đình còn nguyên những tên gọi: Ao Đồn, Nha Môn, Ngõ Phủ…


    Lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm ba lần. Ngày 18 tháng Giêng là ngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, đây là lễ hội lớn nhất trong năm; thứ hai là ngày 12 tháng 2 tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng; lễ thứ ba là ngày 18 tháng 11 kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng.


    Địa chỉ: Đan Phượng, Hà Nội.

    Đình Đại Phùng
    Đình Đại Phùng
    Đình Đại Phùng
  7. Chùa Hải Giác (Hải Giác Tự) thuộc làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ, cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Tây Bắc.


    Chùa Hải Giác một di tích lịch sử quý báu của Việt Nam đó cũng là "Vốn cổ quý giá" được bộ văn hóa thông tin thể thao và du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991. Ngôi chùa này gắn liền với nhiều giá trị nghệ thuật cũng như đóng góp vào những sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chùa Hải Giác được xây dựng trên khu đất bằng phẳng tại rìa làng Hạ Mỗ cho đến tận ngày nay ngôi chùa này vẫn giữ gìn được nguyên vẹn những di tích, kiến trúc lâu đời. Ngôi chùa này có đủ cả trăm gian nối tiếp được miêu tả:


    “Chùa làng có đủ trăm gian
    Nội công ngoại quốc rõ ràng chẳng sai.”


    Là ngôi chùa cổ có niên đại ra đời sớm và được hoàn thiện trong thời Lê nên Phật điện của chùa Hải Giác khá đồ sộ, phong phú, đặc trưng cho một Tam bảo của chùa Lê điển hình. Các pho tượng tròn được phân bố đậm đặc trong khu chùa chính và ba dãy hành lang bao quanh. Chùa Hải Giác hiện nay còn lưu giữ được hơn 200 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 50 pho tượng tròn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.


    Địa chỉ: Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội.

    Chùa Hải Giác
    Chùa Hải Giác
    Chùa Hải Giác
    Chùa Hải Giác




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy