Top 8 Doại côn trùng được dùng làm vũ khí chiến tranh

Nhuận Hạnh 394 0 Báo lỗi

Bạn cho rằng chỉ có đại bác, máy bay chiến đấu, bom nguyên tử... mới là những vũ khí chiến tranh lợi hại ? Thế nhưng nhiều thế kỉ trước đây, những loài vật như ... xem thêm...

  1. Ong là loài côn trùng nhỏ bé nhưng lại gây tổn thương cho con người rất lớn khi bị chích phải. Khi bị ong đốt, bạn sẽ có cảm giảm đau buốt không chịu nổi, thậm chí cơn đau kéo dài hàng giờ và không được xử lí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.


    Trước đây, người La Mã đã tận dụng nọc độc của ong để làm vũ khí trong các cuộc chiến tranh và giành chiến thắng nhờ vào hiệu quả từ việc gây áp lực tinh thần cho đối phương. Gần đây nhất, trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Ethiopia chống phát xít Ý (1935-1936), quân đội Ethiopia đã dùng ong để chống lại kẻ thù.


    Khiếp sợ và ám ảnh bởi những cơn đau buốt khi bị ong đốt, phát xít Ý đã xuống tinh thần rõ rệt. Mỗi khi bị những đàn ong tấn công, họ không còn cách nào khác ngoài việc tháo chạy.


    Người dân Nigeria thì sử dụng ong theo cách rất đơn giản nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Họ cho ong vào trong những ống bằng gỗ hoặc tre nứa rồi thổi chúng vào kẻ thù như thổi phi tiêu.


    Còn trong những pháo đài ở Anh, Scotland và xứ Wales thời trung cổ thì người ta lại dùng ong theo cách khác, vô cùng độc đáo và có độ an toàn cao. Họ nuôi ong trực tiếp trong các bức tường của pháo đài. Trong thời bình, những con ong hiền lành cho mật, còn khi pháo đài bị vây hãm thì người dân ném các tổ ong vào quân thù, và lũ ong sẽ tấn công những kẻ dám xâm phạm tới “nhà” của chúng.

    Loài ong là vũ khí côn trùng vô cùng lợi hại
    Loài ong là vũ khí côn trùng vô cùng lợi hại

  2. So với ong, bọ chét không phải là loài quá đáng sợ, tuy nhiên chúng có khả năng hút máu và gây ra những đại dịch rất khủng khiếp. Đặc biệt, bọ chét có thể "búng" rất nhanh nên rất khó để tiêu diệt chúng.


    Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước đã sử dụng bọ chét nhiễm bệnh để gây ra đại dịch tấn công quân đội Trung Quốc. Những con bọ chét hung hãn hút máu người gây ra những cơn ngứa như điên dại làm phân tán sự tập trung chiến đấu của binh sĩ, gây ra cái chết cho hơn 500.000 người.

    Cái chết Đen - đại dịch khủng khiếp ở châu Âu do bọ chét gây ra.
    Cái chết Đen - đại dịch khủng khiếp ở châu Âu do bọ chét gây ra.
  3. Vào năm 1950, Mỹ đã thử nghiệm chế tạo bom sinh học được nhét đầy bởi muỗi. Mục đích của họ là dùng tấn công quân địch khi xảy ra chiến tranh với Liên Xô và gây ra căn bệnh sốt vàng da cho quân sĩ của đối phương.


    Hầu hết những người dân ở Liên Xô đều có thái độ khá chủ quan với căn bệnh này nên hầu như không có ai tiêm phòng. Điều đó có nghĩa là khi Mỹ thực hiện chiến dịch của họ, sẽ có hàng trăm nghìn sinh mạng ra đi vì sốt vàng da. Rất may, cuộc chiến tranh đã không xảy ra.

    Người dân bị nhiễm sốt vàng da.
    Người dân bị nhiễm sốt vàng da.
  4. Nỗi ám ảnh khi bị bọ cạp đốt thì có lẽ ai cũng biết. Tận dụng nọc độc của loài côn trùng này, hoàng đế La Mã Septimius Severus đã dùng chúng để tấn công pháo đài Hatra của Lưỡng Hà.


    Khi đến trước cổng thành, quân đội La Mã không thể nào thâm nhập vào trong được do thành xây quá vững chắc và kiên cố. Người lãnh đạo của quân đội La Mã đã nghĩ ra cách ném những quả “bom” bọ cạp vào thành để chúng chạy tán loạn, khiến cho đối phương sợ hãi. Cuộc chiến đó, đội quân của Hoàng đế Septimius Severus đã giành chiến thắng với biện pháp sử dụng vũ khí sinh học.


    Ngày nay, lực lượng ISIS cũng vẫn đang áp dụng chiến thuật 2000 năm tuổi "dùng bọ cạp khủng bố tinh thần" với những người dân tại nơi chúng chiếm đóng.

    Bọ cạp cùng là loài côn trùng có nọc độc vô cùng ghê gớm
    Bọ cạp cùng là loài côn trùng có nọc độc vô cùng ghê gớm
  5. Ngày nay, khoa học đã tiến xa hơn nên người ta đã sử dụng côn trùng có gắn thiết bị điện tử từ xa để kiểm soát dễ dàng hơn trong các trận đấu. Những con côn trùng được điều khiển từ xa được coi là vũ khí thông minh không chết người, nhưng dù thế nào đi nữa chúng cũng phục vụ cho mục đích chiến tranh.


    Bằng cách cấy các điện cực vào não của một con côn trùng, các nhà quân sự có thể sử dụng chúng làm trinh sát cho các cuộc chiến đấu rất hiệu quả. Hiện nay, gián và một số loại bọ cánh cứng đã được đem ra thử nghiệm để cấy ghép các thiết bị điện tử.

    Sử dụng côn trùng có gắn thiết bị điện tử
    Sử dụng côn trùng có gắn thiết bị điện tử
  6. Bọ cánh cứng Colorado không gây hại trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của quân địch nhưng nó lại có tác dụng phá hoại mùa màng, cây trồng lương thực với tốc độ nhanh chóng mặt.


    Đức Quốc xã đã từng tiến hành nhiều thí nghiệm với bọ cánh cứng Colorado, và theo nhiều nguồn tin thì người Mỹ sau này cũng từng có ý định sử dụng loại côn trùng này để chống Liên Xô. Dịch bệnh bọ cánh cứng khoai tây Colorado xuất hiện vào năm 1950 đe dọa hủy hoại toàn bộ vụ mùa khoai tây ở Đông Đức.


    Loài bọ cánh cứng này dài khoảng 10 mm, với thân màu cam/vàng và năm sọc nâu đậm dọc theo chiều dài của mỗi cánh trên. Bọ cánh cứng Colorado là một gây hại nghiêm trọng cho khoai tây. Chúng cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cà chua và cà tím. Con trưởng thành và ấu trùng ăn lá cây và có thể làm giảm năng suất cây trồng. Thuốc trừ sâu hiện nay là phương pháp chính của kiểm soát bọ cánh cứng trên trang trại. Tuy nhiên, nhiều hóa chất thường không thành công khi sử dụng chống lại sâu bệnh này bởi vì chúng có khả năng nhanh chóng phát triển kháng thuốc.

    Bọ cánh cứng Colorado
    Bọ cánh cứng Colorado
  7. Muỗi A-nô-phen còn gọi là muỗi sốt rét, muỗi đòn xóc, là một chi muỗi gồm hơn 460 loài trong đó có nhiều loài là tác nhân gây bệnh sốt rét ở người. Có khoảng 60 loài đốt máu người và có thể truyền sốt rét. Một số loài Anopheles khác là trung gian truyền bệnh giun chỉ (Brugia malayi, Brugia timori và Wuchereria bancrofti) và các bệnh virus.


    Muỗi gây bệnh sốt rét được Đức Quốc xã phát triển và thử nghiệm trong các trại tập trung. Chỉ mãi tới năm 2013 thì các tài liệu về loại vũ khí sinh học này mới được tạp chí Endeavour công khai cho công chúng. Theo phim tài liệu “Sốt rét – Vũ khí bí mật của Hitler” (năm 2017) của đạo diễn Lucio Mollica, năm 1944, các nhà dịch tễ học khoa học Đức quốc xã đã thí nghiệm thả muỗi ở miền trung nước Ý nhằm chặn bước tiến của quân đồng minh và trừng phạt dân thường. Hơn 50.000 bị mắc bệnh sốt rét, nhưng trường hợp sử dụng vũ khí sinh học duy nhất trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai này vẫn còn là điều bí ẩn.

    Muỗi Anopheles gây nên bệnh sốt rét
    Muỗi Anopheles gây nên bệnh sốt rét
  8. Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi). Vì vậy trong chiến tranh ruồi có thể trở thành vũ khí lây nhiễm dịch tả.

    Có vẻ người Nhật rất thích sử dụng những loài côn trùng mang bệnh làm vũ khí. Ruồi mang dịch tả cũng đã được họ sử dụng trong Thế chiến II, tuy nhiên hiệu quả tác chiến của ruồi kém hơn bọ chét mang dịch hạch, và vì thế chúng chủ yếu được lưu giữ như một loại vũ khí dự phòng.

    Ruồi gây dịch tả
    Ruồi gây dịch tả



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy